Thông tin địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CAO HỌC ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA ĐIỀU DƯỠNG (Trang 28)

Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) được thành lập từ năm 1900, tọa lạc trên diện tích 50.000m2, được Bộ Y tế xếp hạng đặc biệt hoạt động trực thuộc Bộ y tế quản lý, tính đến 30/9/2019 bệnh viện có hơn 4.000 cán bộ công chức, viên chức đang thực hiện nhiệm vụ trực tiếp tham gia khám và điều trị bệnh nhân. Bệnh viện có 3.201 giường kế hoạch, 66 khoa phòng và trung tâm (Phụ lục 8) gồm (11 phòng chức năng; 10 khoa cận lâm sàng; 40 khoa lâm sàng và 05 trung tâm) (8).

Bệnh viện có 4 khoa Khám bệnh gồm Khoa Khám bệnh II khám bệnh theo yêu cầu cho người bệnh ngoại trú không có BHYT, người bệnh người Campuchia. Khoa Khám bệnh thì khám và điều trị người bệnh ngoại trú BHYT và dịch vụ. Khoa Khám Xuất cảnh dành cho những người bệnh khám sức khỏe xuất cảnh. Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu có nhiệm vụ khám và tư vấn chăm sóc sức khỏe định kỳ cho người Việt Nam và nước ngoài phục vụ cho 7.500 lượt bệnh nhân ngoại trú và 3.000 lượt bệnh nhân nội trú mỗi ngày. Số lượng ĐD Khoa khám bệnh I: 75; khoa khám bệnh II: 06; Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu: 22; Khoa Khám xuất cảnh: 24 (8). Với tĩnh chất công việc là đón tiếp người bệnh ban đầu “bộ mặt của bệnh viện” đòi hỏi các NVYT tại khoa khám bệnh luôn được ưu tên về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy việc đào tạo càng quan trọng, đặc biệt là các ĐD tiếp xúc với người bệnh.

Trung tâm Đao tạo – Chỉ đạo tuyến gồm 5 phòng chức năng: Văn phòng Trung tâm, phòng Đào tạo, phòng Nghiên cứu khoa học, phòng Chỉ đạo tuyến và phòng Truyền thông & Kỹ năng lâm sàng. Nhận thức được tầm quan trọng với vai trò là một bệnh viện đa khoa đầu ngành của phía Nam, Phòng Chỉ đạo tuyến luôn xác định và thực hiện tốt công tác Chỉ đạo tuyến, Đề án bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816 về việc đào tạo chuyển giao kỹ thuật. Đến nay Phòng Chỉ đạo tuyến phối hợp với các chuyên khoa của BVCR đã và đang đào tạo chuyển giao thành công nhiều gói kỹ thuật, từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn, mang lại hiệu quả thiết thực cho nhiều bệnh viện tuyến dưới. Phòng Chỉ đạo tuyến nhận được nhiều bằng

khen của Ủy ban Nhân dân Tỉnh, Bộ Y tế, Thủ tướng chính phủ. Công tác ĐTLT được Bộ Y tế cho phép BVCR triển khai thực hiện từ năm 2008 theo công văn số 8366/BYT-KHĐT ngày 9/12/2008 của Bộ Y tế, với mã đào tạo là B, lĩnh vực được phép đào tạo trong ngành y tế là các chuyên ngành lâm sàng, cận lâm sàng và phục hồi chức năng do phòng Nghiên cứu khoa học của BVCR trực tiếp quản lý, thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 07/2008/TT-BYT ngày 28/6/2008 của Bộ Y tế. Năm 2009, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến BVCR được thành lập theo quyết định số 4397/QĐ-BYT ngày 12/11/2009 của Bộ Y tế, với chức năng, nhiệm vụ chính là tổ chức, quản lý, tiếp nhận học viên ĐTLT đến học tại BVCR, công tác đào tạo chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học, tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo trong nước và hỗ trợ các khoa thực hiện kỹ năng lâm sàng (9).

Cán bộ y tế điều đã được đào tạo bài bản tại các trường chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân, được cấp chứng nhận về chuyên môn theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (12, 13).

Với tình hình thực tế hiện nay, khoa khám bệnh có tổng cộng hơn 140 nhân viên ĐD, đa số đã hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân hệ đại học. Là khoa có đặc thù công việc xuyên suốt thời gian hành chánh, vì thế việc cập nhật chương trình đào tạo do bệnh viện tổ chức hằng tuần tại bệnh viện rất khó tham dự. Hằng năm, số liệu Phòng Điều dưỡng cập nhật tỷ lệ phần trăm ĐD khoa khám bệnh chưa đủ số giờ tham gia đào tạo liên tục theo thông tư 22/2013/TT-BYT khá cao (9). Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng ĐTLT của các ĐD và các yếu tố ảnh hưởng từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục nâng cao chất lượng ĐTLT cho đối tượng ĐD tại Khoa Khám bệnh.

1.7. Khung lý thuyết

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, quản lý công tác ĐTLT (Luật KCB; TT 22/2013/TT-BYT), đối tượng ĐTLT và các đề tài nghiên cứu đã thực hiện trong cùng lĩnh vực “đào tạo liên tục”, chúng tôi xây dựng khung lý thuyết như sau:

Chính sách và các văn bản pháp quy

- Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản pháp quy liên quan

- Thông tư 22/2013/TT-BYT

- Thông tư 26/2020/TT-BYT

- Quy định KCB, BHYT

- Quy chế Bệnh viện

Nhóm yếu tố cơ quan chủ quản (Bệnh viện)

-Kinh phí cho đào tạo liên tục

-Nhân lực

-Cơ sở vật chất

-Khối lượng công việc

-Kế hoạch ĐTLT

-Nội dung ĐTLT

Đối tượng đào tạo -Điều dưỡng

Nội dung đào tạo -Chuyên môn

-Quản lý

-Kỹ năng mềm

Hình thức đào tạo -Tập huấn, đào tạo

-Hội nghị, hội thảo khoa học

-Nghiên cứu khoa học

-Khác

Cách thức tổ chức đào tạo -Thời gian đào tạo

-Địa điểm đào tạo

-Phương pháp đào tạo

Giảng viên -Giảng viên trong Bệnh viện

-Giảng viên là giáo viên ở các trường y tế

-Giảng viên từ các bệnh viện khác

Mức độ phù hợp với công việc

Mức độ tự tin thực hành Yếu tố cá nhân

- Tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác

- Kiến thức về ĐTLT

- Nhu cầu đào tạo

- Tính sẵn sàng và quan tâm đến đào tạo

Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Nghiên cứu định lượng 2.1.1. Nghiên cứu định lượng

Điều dưỡng viên đang làm việc tại Khoa Khám bệnh (Khoa khám bệnh I, Khoa khám bệnh II, Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu, Khoa Khám xuất cảnh) của Bệnh viện Chợ Rẫy.

Báo cáo, bảng tổng hợp của Phòng Điều dưỡng, Trung tâm đào tạo về đào tạo liên tục cho ĐD trong những năm 2019, 2020.

Tiêu chí chọn

Tất cả nhân viên ĐD Khoa khám bệnh có thời gian làm việc tại bệnh viện ít nhất 3 năm tính đến thời gian nghiên cứu; tham gia các chương trình đào tạo liên tục trong và/hoặc ngoài Bệnh viện Chợ Rẫy.

Đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ

Đối tượng đang nghỉ thai sản, nghỉ ốm trong thời gian tiến hành nghiên cứu. Đối tượng đang theo học các khoá đào tạo dài hạn (Thời gian > 1 năm). Đối tượng làm việc dưới 2 năm tại Khoa Khám bệnh

2.1.2. Nghiên cứu định tính

Tiêu chí chọn là những nhân viên đồng ý tham gia vào nghiên cứu, có thời gian công tác ít nhất 3 năm tính đến thời gian nghiên cứu, cụ thể như sau:

Lãnh đạo phòng Đào tạo (Trưởng/ phó phòng Đào tạo)

Lãnh đạo Phòng điều dưỡng (Trưởng/ phó phòng Điều dưỡng)

Điều dưỡng trưởng (Khoa Khám bệnh I, Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu). Điều dưỡng viên (Khoa Khám bệnh I, Khoa Khám bệnh II, Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu, Khoa Khám xuất cảnh).

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Khoa Khám bệnh (Khoa Khám bệnh I, Khoa Khám bệnh II, Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu, Khoa Khám xuất cảnh) - Bệnh viện Chợ Rẫy.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang kết hợp phương pháp định lượng và định tính.

Nghiên cứu định lượng nhằm mô tả thực trạng đào tạo liên tục cho ĐD khoa Khám bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy. Nghiên cứu định tính được thực hiện song song với định lượng nhằm làm rõ thêm thực trạng cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo liên tục cho ĐD khoa khám bệnh, giai đoạn 2019-2020.

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.4.1. Phương pháp định lượng 2.4.1. Phương pháp định lượng Công thức tính cỡ mẫu: Z 2 1 - α/2 * p (1 – p) n = ————————— d2 Trong đó:

n là tổng số ĐD tối thiểu cần cho nghiên cứu Z1 - α/2 = 1,96 với độ tin cậy 95%

p=0,6 Theo nghiên cứu của Vũ Ngọc Ánh (2020) tại Bệnh viện Quận 11 có 64,1% ĐD đủ thời gian ĐTLT (38).

d: Độ chính xác mong muốn (sai số dự kiến) 10%, d = 0,1

Dựa vào công thức và các chỉ số kể trên, chúng tôi tính được cỡ mẫu tối thiểu là 92 nhân viên ĐD. Thực tế chúng tôi thu thập số liệu được 125 ĐD viên.

Phương pháp chọn mẫu:

Số liệu thứ cấp: Toàn bộ báo cáo, số liệu có sẵn trong năm 2019, 2020 về đào tạo liên tục của ĐD.

Số liệu sơ cấp: Lấy mẫu toàn bộ ĐD viên trong phạm vi địa điểm nghiên cứu thỏa mãn các tiêu chí (Số lượng ĐD Khoa khám bệnh I: 75; khoa khám bệnh II: 06; Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu: 22; Khoa Khám xuất cảnh: 24).

2.4.2. Phương pháp định tính

Chọn mẫu có chủ đích theo nguyên tắc dừng PVS/TLN khi thông tin bão hòa (thông tin trùng lặp và không có thêm được thông tin mới).

Phỏng vấn sâu: Thực hiện 04 cuộc PVS

01 lãnh đạo Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến 01 lãnh đạo Phòng điều dưỡng

02 điều dưỡng trưởng khoa khám bệnh I và khoa CSSK theo yêu cầu.

Thảo luận nhóm: 01 cuộc

Trong nghiên cứu này chúng tôi đã thực hiện 01 cuộc TLN với 3 ĐD viên khoa khám bệnh I, 3 ĐD viên khoa khám bệnh II, 03 ĐD viên khoa khám xuất cảnh, 03 ĐD viên Khoa CSSK theo yêu cầu. Mỗi khoa gồm 1 ĐD làm việc trên 20 năm và 02 ĐD làm việc dưới 20 năm, có tham gia ĐTLT từ năm 2019-2020 và đồng ý tham gia thảo luận.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu định lượng

Công cụ nghiên cứu

Bộ công cụ được xây dựng, chỉnh sửa dựa trên các thông tư, quy định có liên quan đến nội dung ĐTLT (Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn công tác ĐD về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện; Chuẩn năng lực cơ bản của ĐD Việt Nam theo quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 24/04/2012 của Bộ Y tế; Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế); căn cứ theo khung lý thuyết để xây dựng bộ câu hỏi phát vấn tự điền cho phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Chi (40); Nguyễn Ngọc Điệp (39). Có chỉnh sửa để phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi (bỏ một số biến về NCĐT liên tục).

Bộ câu hỏi điều tra bao gồm 2 phần (Phụ lục 1): Phần thông tin đối tượng nghiên cứu Phần đánh giá chung của ĐTNC về ĐTLT

Thu thập thông tin từ số liệu báo cáo tổng kết kế hoạch năm, các kế hoạch chương tình ĐTLT, danh sách học viên, danh sách cấp chứng chỉ, chứng nhận đào tạo của phòng Đào tạo, chứng nhân/ chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm/ sư phạm y học , thời gian làm lâm sàng của giảng viên giai đoạn 2019-2020 theo mẫu thu thập thông tin đã thiết kế sẵn (Phụ lục 5)

Phương pháp thu thập số liệu định lượng

Nghiên cứu viên chính tập huấn cho các điều tra viên về phương pháp thu thập số liệu trong 1/2 ngày.

Nghiên cứu viên chính liên hệ với ĐD trưởng của các khoa để sắp xếp thời gian phát phiếu lấy thông tin.

Nghiên cứu viên thông báo mục đích, hướng dẫn chi tiết cách trả lời bộ câu hỏi phát vấn và nhắc nhở không trao đổi thông tin khi điền phiếu. Nếu có vấn đề thắc mắc thì hỏi trực tiếp NCV để được giải đáp. Ngay sau khi hoàn thành trả lời, NCV thu phiếu, rà soát kiểm tra lại để đảm bảo thông tin được điền đầy đủ, hợp lệ.

2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu định tính

Phỏng vấn sâu:

Hướng dẫn PVS được thiết kế riêng cho từng đối tượng: Trưởng/phó phòng đào tạo; Trưởng/phó phòng ĐD (phụ lục 2); ĐD trưởng (phụ lục 3).

Các cuộc PVS được tiến hành tại phòng làm việc riêng của ĐTNC sau khi có lịch hẹn, được ghi biên bản và ghi âm khi được sự đồng ý.

Thời gian PVS từ 20 - 30 phút.

Thảo luận nhóm

Hướng dẫn TLN với ĐD viên (phụ lục 4).

Các cuộc TLN được tiến hành tại đơn vị công tác của ĐTNC sau khi được sự đồng ý của ĐD trưởng khoa, điều dưỡng viên; cuộc TLN được ghi chép, ghi âm nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đảm bảo bí mật danh tính.

2.6. Các biến số nghiên cứu (chi tiết phụ lục 6) 2.6.1. Các nhóm biến cơ bản dành cho mục tiêu 1: 2.6.1. Các nhóm biến cơ bản dành cho mục tiêu 1:

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới, trình độ học vấn, thâm niên công tác, đơn vị công tác.

Thực trạng ĐTLT giai đoạn 2019-2020: Tỷ lệ cán bộ y tế ĐTLT đáp ứng Thông tư 22; Tỷ lệ cán bộ được ĐTLT, tỷ lệ cán bộ được ĐTLT đủ 48 giờ trong 2 năm liên tiếp; Số lượng khóa ĐTLT năm 2029-2020, hình thức đào tạo (tập huấn, đào tạo, hội nghị, hội thảo), thời gian đào tạo, phương pháp đào tạo (lý thuyết, thực hành), địa điểm đào tạo (trong viện, ngoài viện); chủ đề khóa ĐTLT, nhận xét khóa học, kiến thức về thông tư 22/2013/TT-BYT. Chứng nhân/ chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm/ sư phạm y học, thời gian làm lâm sàng của giảng viên giai đoạn 2019-2020.

2.6.2. Các biến yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo liên tục – Mục tiêu 2:

Chủ đề nghiên cứu định tính về thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động ĐTLT:

Nhóm yếu tố về cá nhân: tuổi, giới, trình độ học vấn, … của ĐD KKB ảnh hưởng như thế nào đối với ĐTLT.

Nhóm yếu tố ảnh hưởng về chính sách và văn bản pháp quy

Luật khám, chữa bệnh và các văn bản pháp quy liên quan hiện nay như thế nào? Mang lại ảnh hưởng với công tác ĐTLT tại bệnh viện như thế nào?

Thông tư quy định về ĐTLT, hướng dẫn ĐTLT tại bệnh viện triển khai áp dụng như thế nào? ảnh hưởng như thế nào?

Nhóm yếu tố về cơ quan chủ quản (Bệnh viện Chợ Rẫy)

Kinh phí cho công tác ĐTLT tại bệnh viện như nào? ĐD tham gia ĐTLT thì kinh phí từ nguồn nào? Có ảnh hưởng đến ĐD như thế nào?

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo ảnh hưởng như thế nào đến công tác ĐTLT?

Kế hoạch ĐTLT, Nội dung ĐTLT có tác động tích cực/ tiêu cực đến công tác ĐTLT như thế nào? Đội ngũ nhân lực, giảng viên có ảnh hưởng như nào đến công tác ĐTLT, đối với ĐD?

2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chí đánh giá

Đáp ứng ĐTLT theo Thông tư 22/2013/TT-BYT: Cán bộ y tế có chứng chỉ và đang hành nghề khám, chữa bệnh được đào tạo liên tục có cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ đủ từ 48 giờ trở lên trong 2 năm 2019-2020 hoặc cán bộ y tế đang đi học liên thông trình độ cao đẳng, đại học trong giai đoạn 2019-2020.

Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh: Là chứng chỉ được cấp có thẩm quyền (BYT - SYT) cấp theo bằng cấp chuyên môn đã được đào tạo.

Có kỹ năng mềm: Giao tiếp ứng xử, ngoại ngữ, tin học theo từng loại đối tượng. Thông tin về các khóa ĐTLT trong giai đoạn 2019-2020 đã được tập trung thành các chủ đề, có gợi ý về tên các khóa đào tạo, thời gian, địa điểm giúp đối tượng nghiên cứu nhớ lại rõ ràng hơn.

2.8. Phân tích và xử lý số liệu

Số liệu định lượng: Sau khi thu thập, các bảng câu hỏi đã được nghiên cứu viên kiểm tra về mức độ thông tin đầy đủ, sự đồng nhất. Tiến hành nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, phân tích bằng phần mềm SPSS 20 với lệnh thống kê mô tả và thống kê phân tích đơn biến.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CAO HỌC ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA ĐIỀU DƯỠNG (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)