Thực trạng đào tạo liên tục của nhân viên Điều dưỡng khoa Khám bện h Bệnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CAO HỌC ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA ĐIỀU DƯỠNG (Trang 60 - 67)

Bệnh viện Chợ Rẫy, giai đoạn 2019-2020.

Kết quả nghiên cứu trên 125 ĐD đang làm việc tại khối khám bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy có tham gia ĐTLT đạt (từ 48 tiết) giai đoạn năm 2019-2020 là 26,4%, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Abdullahi M. Ahmed và Besrat Hagos (52%), Đào Xuân Lân (2015) là 79,5% (60, 61). Tỷ lệ nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn do khác nhau về đối tượng nghiên cứu, nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào ĐD khối khám bệnh. Bên cạnh đó, năm 2020 là năm có đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến kế hoạch ĐTLT của bệnh viện. Nếu so với quy định tại Thông tư số 22/2023/TT-BYT thì đối tượng được cập nhật kiến thức đủ số giờ ĐTLT theo quy định rất thấp, các đơn vị chưa đảm bảo quyền lợi cho nhân viên theo Luật Khám chữa bệnh (62).

Đối tượng đào tạo

Độ tuổi chủ yếu trong nghiên cứu là trên 40 tuổi chiếm 68,8% cao hơn nghiên cứu Nguyễn Như Bình là 45,6% và Nguyễn Việt Cường là 60,1% (7, 63).

Trình độ chuyên môn chủ yếu là cử nhân ĐD chiếm 68,8%, đa số là nữ giới chiếm 94,4%. Tỷ lệ nữ ĐD trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với tỷ lệ nữ trong nghiên cứu của các nghiên cứu khác ở Việt Nam được thực hiện những năm gần đây 79,9%, 78,1%, 76,7% (64),((65),(66). Đây cũng là tình hình thực tế tại các bệnh viện, tỉ lệ ĐD là nam giới ít hơn so với nữ giới thông thường là gấp 2 hoặc gấp 3 lần. Nguyên nhân đây là ngành đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo và thường phù hợp với nữ giới hơn nam giới. Mặt khác, nghiên cứu của chúng tôi đánh giá tại khối Khám bệnh nơi tiếp đón, tiếp xúc với người bệnh tại cửa ngõ bệnh viện vì vậy số lượng nữ giới sẽ động hơn so với các khoa lâm sàng.

Hình thức đào tạo

Số khóa ĐTLT năm 2019 là 29 khóa, năm 2020 số khóa ĐTLT giảm còn có 18 khóa. Hầu hết các đối tượng chủ yếu là tham gia một khóa đào tạo khoảng 44,8- 44,0%. Trên thực tế, qua quan sát dữ liệu các báo cáo năm 2020 nhiều công tác y tế bị ảnh hưởng trong đó có công tác ĐTLT bởi đại dịch COVID-19. Ví như hai

trường hợp xác nhận nhiễm bệnh đầu tiên đã nhập viện vào Bệnh viện Chợ Rẫy - Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22/01/2020, bao gồm một người đàn ông Trung Quốc 66 tuổi đi từ Vũ Hán đến Hà Nội để thăm con trai sống ở Việt Nam và con trai 28 tuổi, người được cho là đã bị lây bệnh từ cha mình khi họ gặp gỡ tại Nha Trang. Hai người này đã được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 vào tối ngày 23/01/2020. Trước diễn biến bệnh phức tạp và số lượng người bệnh tăng nhanh, cuối tháng 3 xuất hiện các ca lây lan trong cộng đồng. Việt Nam tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài từ 0 giờ ngày 22 tháng 3, đồng thời thực hiện cách ly tập trung 14 ngày đối với mọi trường hợp nhập cảnh. Từ 0 giờ ngày 1 tháng 4 Việt Nam thực hiện giãn cách toàn xã hội trong vòng 15 ngày. Năm 2020, ghi lại dấu ấn của Việt Nam trên thế giới về thành công trong việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nói chung và Bệnh viện Chợ Rẫy cũng có những thành công riêng trong việc điều trị thành công các trường hợp nhiễm COVID-19 tại bệnh viện. Tuy nhiên, năm 2020 theo đánh giá của lãnh đạo bệnh viện tất cả ưu tiên cho công tác Phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Nhiều lớp tập huấn, Hội thảo, Hội nghị khoa học bị trì hoãn đến lần thứ 3 cũng không thể thực hiện được. Điều đó làm cho số lượt tham gia ĐTLT của ĐD khối Khám bệnh thấp hơn cùng kỳ so với năm 2019.

Hình thức tham gia ĐTLT chủ yếu là từ nguồn tập huấn, đào tạo năm 2019 (55,7%), năm 2020 (78,9%). Bên cạnh đó tỉ lệ Hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học tại bệnh viên viện cũng có tỉ lệ khá cao. Vì với các lớp từ Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên môn y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức căn cứ vào chương trình của hội thảo, hội nghị, tọa đàm: Thời gian tham gia đào tạo được tính cho người chủ trì hoặc có bài trình bày tối đa 08 tiết học và người tham dự tối đa 04 tiết học cho mỗi hội thảo/hội nghị/tọa đàm (5). Điều này cũng tương đồng với nghiên cứu Vũ Ngọc Ánh (2020) có 64,1% các ĐD tham gia dưới dạng tập huấn (38). Điều này có thể lý giải vì các lớp tập huấn thường sẽ diễn ra trong thời gian ngắn, các chương trình tập huấn thì thường đa dạng nhiều chủ đề hơn. Tỉ lệ tham gia nghiên cứu khoa học tại khối Khám bệnh rất ít chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ dưới 5% và tập trung vào các ĐD trưởng khoa. Đối với hình thức nghiên cứu khoa học trong Thông tư 22/2013/TT-BYT quy định “Thực hiện nghiên

cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bài báo khoa học đã được công bố theo qui định: được tính tối đa 12 tiết học cho người hướng dẫn luận án, chủ trì/thư ký đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ; 08 tiết học cho hướng dẫn luận văn hoặc chủ trì/thư ký đề tài cấp cơ sở (tính tại thời điểm luận văn được bảo vệ thành công hoặc đề tài được nghiệm thu đạt)”(5). Trên thực tế, đây là các nghiên cứu đề tài cấp cơ sở của các ĐD trong khoa chủ yếu là các ĐD trưởng vì theo Quy định của Bệnh viện có đề tài nghiên cứu thì sẽ đủ điều kiện để đề nghị tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Đây là một danh hiệu mang lại nhiều ý nghĩa, có tầm quan trọng trong việc động viên, khuyến khích NVYT làm việc. Các ĐD thường có ý kiến tiêu cực về khả năng nghiên cứu của họ, cho thấy họ thiếu kiến thức nền tảng và kỹ năng cơ bản, chẳng hạn như tiếp cận tài liệu, thiết kế nghiên cứu và thực hiện phân tích thống kê. ĐD viên có khả năng xử lý dữ liệu và chuyển đổi nghiên cứu thấp nhưng khả năng lựa chọn chủ đề nghiên cứu tương đối cao. Nhu cầu đào tạo nghiên cứu của ĐD có liên quan tích cực đến kết quả nghiên cứu và kỹ năng khoa học. Do đó, tổ chức các chương trình phù hợp cho ĐD viên trong việc xem xét các mức độ khả năng nghiên cứu khác nhau, NCĐT và các đặc điểm khác nhau là cần thiết để nâng cao toàn bộ khả năng và đầu ra nghiên cứu chuyên môn của ĐD viên (31).

Cách thức tổ chức đào tạo

Địa điểm đào tạo thì kết quả cho biết có đến hơn 90% là tổ chức tại bệnh viện cao hơn nghiên cứu của Lưu Thị Minh Nguyệt cũng cho thấy tỉ lệ đa số đào tạo tại bệnh viện (58%), nghiên cứu của tác giả Mei Chan Chong và cộng sự cũng cho thấy tập huấn là cách thức tổ chức phổ biến nhất (345, 43.6%) (53), (30). Điều này phù hợp vì Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện hạng đặc biệt thuộc tuyến trung ương và bệnh viện hàng đầu tại Thành phố. Nơi tập trung các NVYT đầu ngành, có chuyên môn cao. Việc tổ chức tại bệnh viện đáp ứng được nhu cầu cho các cán bộ vừa học vừa làm, đảm bảo được công tác chuyên môn cho bệnh viện cũng như khoa. Đây cũng là địa điểm được BYT khuyến khích tổ chức các khóa ĐTLT do vậy khi trình hồ sơ xin cấp mã ĐTLT bệnh viện phải có tờ trình về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác ĐTLT. Một nghiên cứu khác cho biết các lớp đào tạo diễn ra trong thời gian dài là một trở ngại với bản thân đối tượng cũng như bệnh

viện (67). Đây là một điểm đáng lưu ý cho các nhà tổ chức, xây dựng kết hoạch đào tạo liên tục để thu hút và tạo điều kiện cho các cán bộ y tế tham gia cập nhật kiến thức.

Thời gian ĐTLT dưới 16 giờchiếm đến 90% được nhiều đơn vị, cá nhân lựa chọn vì tham gia các khóa ĐTLT dưới 03 tháng cá nhân không bị cắt phụ cấp. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả trong nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu (khóa ĐTLT trên 30 ngày chiếm 29,0%) (36). Điều này là phù hợp vì trong nghiên cứu này các ĐD chủ yếu là tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ngắn ngày, chủ yếu là học lý thuyết 95,6% không nhiều thực hành nên có thể học tập trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó thời gian học dưới 16 giờ phù hợp với tính chất công việc của các ĐD phòng khám. Các ĐD phù hợp với các giờ học vào buổi chiều hoặc thứ 7, chủ nhật vì những ngày này lượng người bệnh sẽ giảm hơn và hầu hết người bệnh đều đến khám vào buổi sáng nên khối lượng công việc chủ yếu vào buổi sáng. Đây là tính chất công việc riêng của các ĐD tại phòng khám.

Phương pháp đào tạo trong nghiên cứu này chủ yếu là lý thuyết chiếm đến hơn 95%, này cho thấy mất cân đối về phương pháp đào tạo. Phương pháp đào tạo được chọn lựa dựa trên các nguyên tắc sau đây: Tạo cơ hội tối đa để học viên tham gia tích cực vào việc học như được trao đổi thảo luận chia sẻ kinh nghiệm với giảng viên và đồng nghiệp, được áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề của thực tế ngay trong thời gian tham gia khoá đào tạo,… Đa dạng phương pháp dạy - học để gây hứng thú và phù hợp với các phong cách học tập khác nhau của học viên. Kết hợp giữa học kiến thức với thực hành kỹ năng, cùng lúc tác động vào nhiều giác quan để tăng khả năng ghi nhớ. Phù hợp với điều kiện về cơ sở và phương tiện dạy - học hiện có của bệnh viện (68). Ngành Y là một ngành đặc biệt vì vậy việc đào tạo có hiệu quả nhất từ trước đến nay được ghi nhận là cầm tay chỉ việc tức vừa học lý thuyết vừa được thực hành. Việc tích lũy kiến thức và trải nghiệm lâm sàng khiến cho các điều dưỡng dễ dàng nắm bắt được kiến thức hơn so với việc chỉ đào tạo nguyên lý thuyết. Vì vậy, cần có một kế hoạch đào tạo, bức tranh toàn cảnh cho một năm, trong đó phân bổ cùng tính toán xem các khóa đào tạo nào cần thiết, ưu tiên cho đào tạo phát triển các kỹ thuật chuyên môn mới, …

Nội dung đào tạo

Nội dung đào tạo trong nghiên cứu này theo báo cáo thống kê về đào tạo thì hầu hết đào tạo về chủ đề an toàn người bệnh (thuộc những chuyên ngành Cấp cứu, hồi sức tích cực) đây là những chuyên ngành đòi hỏi kinh nghiệm làm việc với thái độ xử trí đòi hỏi nhanh, chính xác. Còn kỹ năng mềm thì bệnh viện tổ chức mỗi năm một lần hoặc hơn vì đây là kỹ năng cần thiết cho các ĐD làm việc tại phòng khám. Năm 2020 thì nội dung đào tạo nhiều nhất là cập nhật các kiến thức về phòng, chống dịch Covid. Các lớp tập huấn chủ yếu về công tác KSNK, bổ sung kiến thức mới về dịch bệnh và cách phòng chống. Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn giúp ngăn chặn được sự lây lan của virut. Các buổi tập huấn về chuyên đề mặc quần áo bảo hộ, cách vệ sinh tay, cách lấy mẫu, các biện pháp phòng chống dịch như thực hiện 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế),… Việc triển khai các địa điểm khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm,… Khoa Khám bệnh là cửa ngõ của bệnh viện do đó việc tập huấn, triển khai trong thời gian này đòi hỏi phải cập nhật thông tin thường xuyên để hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh. Những lĩnh vực đào tạo khác như phổ biến thông tư, quy định và quản lý chất lượng thì không thường xuyên, chỉ tập trung vào một số ĐD trưởng giữ chức vụ quản lý. Nghiên cứu của Nguyễn Thái Hà cho thấy đào tạo liên quan tới chuyên môn là 90,3%, tuy nhiên vẫn còn có một số lượng nhỏ (9,7%) đối tượng tham gia đào tạo liên quan tới các nội dung khác như công tác dự phòng, tập huấn kỹ năng cháy nổ,… (67). Một nghiên cứu khác cũng cho biết các khóa đào tạo chủ yếu là về chuyên môn nghiệp vụ, các khóa đào tạo về quản lý và kỹ năng mềm chỉ chiếm phần nhỏ (69).

Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, chương trình quản lý nhà nước do các cá nhân đăng ký từ các khoa phòng (nhu cầu của cá nhân), đào tạo kỹ thuật mới, chuyển giao kỹ thuật do các khoa đăng ký hoặc do đơn vị chỉ định cho cá nhân, cho các khoa (nhu cầu của tổ chức), chỉ tiêu ĐTLT do đơn vị xây dựng (nhu cầu của tổ chức), tuy nhiên chỉ dự kiến số người, không xây dựng nội dung cụ thể vì phụ thuộc vào nội dung, đối tượng tuyển sinh của các cơ sở ĐTLT, chương trình/dự án. Điều này cho thấy công tác ĐTLT của bệnh viện còn mang tính thụ

động, chưa thật sự sát với nhu cầu của người lao động, chủ yếu là nhu cầu của tổ chức sử dụng lao động, chương trình/dự án và cơ sở ĐTLT, vì vậy có rất nhiều trường hợp được cử đi ĐTLT những nội dung, kỹ năng mà bản thân đã thành thục hoặc công việc hiện tại chưa thật sự cần thiết gây lãng phí về nguồn lực, tài lực, đồng thời không hấp dẫn người tham gia đào tạo (70).

Thời gian ĐTLT chủ yếu là quý III rồi đến quý II, thấp nhất là quý I. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Chi tại Bệnh viện Quận Thủ Đức (40). Theo kế hoạch tháng 11, tháng 12 bệnh viện sẽ khảo sát nhu cầu ĐTLT theo cơ sở đó xây dựng chương trình cho năm sau, việc xây dựng chương trình cần phải thông qua phê duyệt của Lãnh đạo bệnh viện, về chương trình về chi phí, … Ngoài ra còn lệ thuộc vào một số dự án, chương trình hỗ trợ khác nên giai đoạn đào tạo chủ yếu vào quý II và quý III. Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Tín và cộng sự (2015) các khóa học nên được tổ chức vào thời điểm quý I - III để thuận tiện cho việc bố trí công việc ở đơn vị và cho NVYT tham gia khóa học. Ngoài ra, cần mở rộng đối tượng được đào tạo đa dạng hơn, bên cạnh việc đào tạo NVYT theo diện được quy hoạch. Trong đó ưu tiên cho các cán bộ trẻ, không cần thâm niên được tham gia đào tạo (56).Quý III, Quý IV thì thực tế ngoài công việc chuyên môn thì các ĐD thường phải tập chung vào các đợt kiểm tra, rồi các báo cáo, tổng kết cuối năm. Chúng tôi thấy rằng điều này không phù hợp. Nên tập trung đào tạo vào các quý I, Quý II là những thời điểm đầu năm để thuận lợi cho công việc của ĐD.

Giảng viên

Kết quả các khóa ĐTLT được tổ chức tại bệnh viện thì đội ngũ giảng viên của bệnh viện năm 2019 chiếm 57,6%, năm 2020 là 60,7% còn lại là giảng viên từ các trường và một số bệnh viện khác tham gia. Không có giảng viên nào của bệnh viện tham gia các khóa ĐTLT cho ĐD ngoài viện. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Chi tại Bệnh viện Quận Thủ Đức cho thấy có 46,3% giảng viên từ bệnh viện (40). Tỉ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi có thể vì địa điểm, tính chất bệnh viện. Bệnh viện Chợ Rẫy là môi trường đào tạo rất nhiều NVYT như bác sĩ, ĐD, NHS, KTV hàng năm của các trường Đại học, Cao đẳng Y của thành phố. Giảng viên của bệnh viện là những NVYT đã có ít nhất 5 năm làm việc trong lĩnh vực đào tạo,

được đào tạo về sư phạm y học, có trình độ đại học trở lên. Mặt khác, sự quen biết nhau trước trong môi trường làm việc cũng làm cho các giảng viên thuận lợi trong quá trình giảng dạy tại bệnh viện.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CAO HỌC ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA ĐIỀU DƯỠNG (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)