Bệnh viện Chợ Rẫy, giai đoạn 2019-2020
3.3.1. Nhóm yếu tố cá nhân
3.3.1.1. Các yếu tố nhân khẩu học
Bảng 3. 11: Mối liên quan giữa nhóm tuổi với thời gian đào tạo theo quy định Nội dung
Thời gian đào tạo
OR (95%CI) p Từ ≥ 48 tiết n (%) Từ < 48 tiết n (%) Tuổi Từ 40 tuổi trở xuống 7 (17,9) 32 (82,1) 0,51 (0,19-1,29) 0,139 Trên 40 tuổi 26 (30,2) 60 (69,8) Giới Nữ 32 (27,1) 86 (72,9) 2,2 (0,25-19,27) 0,427 Nam 1 (14,3) 6 (85,7)
Thâm niên công tác
Từ 3- 20 năm 25 (41,0) 36 (59,0) 4,86 (1,97-11,95) <0,0001 Trên 20 năm 8 (12,5) 56 (87,5) Trình độ chuyên môn Đại học trở lên 20 (22,7) 68 (77,3) 0,54 (0,24-1,26) 0,157 Dưới đại học 13 (35,1) 24 (64,9)
Kết quả có mối liên quan giữa yếu tố thâm niên công tác của ĐD với thời gian đào tạo từ 48 tiết trở lên với p<0,0001, các yếu tố tuổi, giới, trình độ học vấn của ĐD chưa đủ bằng chứng chứng minh có mối liên quan với p>0,05. Trong đó, nhóm có thâm niên công tác từ 20 năm trở xuống thì có xu hướng đáp ứng đủ 48 tiết học trong 2 năm (2019-2020) gấp 4,86 lần so với nhóm công tác trên 20 năm.
Kết quả TLN cũng tương đồng với kết quả định lượng, các ĐD cho rằng những ĐD trẻ thì cần phải đào tạo đào tạo nhiều hơn để nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm công tác.
“Những người điều dưỡng trẻ thì thường được cử đi đào tạo, tập huấn, trẻ cho đi học thì mới có thêm kỹ năng để đáp ứng công việc tốt hơn” (TLN điều dưỡng, nữ 37 tuổi).
3.3.1.2. Kiến thức của điều dưỡng về quy định tham gia đào tạo liên tục theo Thông tư 22/2013/TT-BYT có ảnh hưởng tích cực đến việc tham gia ĐTLT của các điều dưỡng
Hiểu biết của điều dưỡng về ĐTLT
Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% các ĐD đều biết về việc ĐTLT trong thông tư 22/2013/TT-BYT. Kết quả định tính cũng cho biết rằng tất cả các ĐD đều nắm được quy định về việc ĐTLT theo quy định và cho rằng việc tham gia ĐTLT hằng năm là rất tốt.
“Đào tạo liên tục thường được nhắc đến nhiều lần, cũng được tập huấn nhiều lần, nên chúng tôi đều có được tinh thần tham gia ĐTLT, mặc khác tôi thấy được đào tạo cập nhật kiến thức hằng năm là rất tốt” (TLN điều dưỡng, nữ 37 tuổi).
Bảng 3. 12. Nguồn thông tin mà điều dưỡng được biết về yêu cầu tham gia ĐTLT theo Thông tư 22/2013/TT-BYT
Nguồn thông tin Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Tại bệnh viện 114 91,2
Tự đọc báo, thông tin đại chúng 5 4,0
Bạn bè, đồng nghiệp nói 6 4,8
Nguồn thông tin về ĐTLT theo Thông tư 22/2013/TT-BYT chủ yếu từ bệnh viện chiếm 91,2% chỉ có 4,0% cho biết là được biết từ đọc báo, thông tin đại chúng hay từ bạn bè.
Bảng 3. 13. Kiến thức về thời gian dành cho đào tạo liên tục trong năm
Thời gian đào tạo Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Thời gian tối thiểu phải đạt Đúng 73 58,4
Chưa đúng 52 41,6
Thời gian ĐTLT được phép
cộng dồn Đúng
107 85,6
Khi hỏi về thời gian dành cho ĐTLT thì hầu hết các ĐD trả lời đúng về thời gian tối thiểu phải đạt chiếm 58,4% và về thời gian ĐTLT cộng dồn trong 02 năm thì có 85,6 % trả lời đúng.
Bảng 3. 14. Kiến thức về việc thực hiện nghĩa vụ ĐTLT trong 02 năm và chứng chỉ hành nghề
Yêu cầu ĐTLT trong 2 năm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Đúng 124 99,2
Chưa đúng 01 0,8
Tỷ lệ ĐD có kiến thức đúng về việc thực hiện nghĩa vụ ĐTLT trong 02 năm và chứng chỉ hành nghề là 99,2%.
Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa thực trạng đào tạo liên tục cho điều dưỡng với kiến thức về thời gian tối thiểu đào tạo liên tục cần thực hiện theo yêu cầu
Kiến thức về thời gian đào tạo tối
thiểu
Thời gian đào tạo
OR (95%CI) p Từ ≥ 48 tiết n (%) Từ ≥ 48 tiết n (%) Đúng 26 (35,6) 47 (64,4) 3,6 (1,4 - 9,0) 0,004 Chưa đúng 7 (13,5) 45 (86,5)
Có mối liên quan giữa kiến thức về thời gian tối thiểu ĐTLT với việc tham gia ĐTLT từ 48 tiết trở lên trong 2 năm với p<0,05. Trong đó, nhóm có kiến thức đúng về thời gian tối thiểu đào tạo thì có xu hướng đạt đủ số tiết ĐTLT trong 02 năm cao gấp 3,6 lần so với nhóm chưa có kiến thức đúng.
Kết quả định tính cũng cho biết nhóm những đối tượng có kiến thức về thời gian ĐTLT tối tiểu là 48 tiết trở lên trong 2 năm thì có xu hướng chủ động tham gia ĐTLT để đáp ứng được số tiết cần thiết.
“Cá nhân tôi thì tôi nắm được số tiết cần ĐTLT trong 2 năm là phải từ 48 tiết trở lên, nếu không thì phải thu hồi chứng chỉ hành nghề. Để đảm bảo công việc cho bản thên nên tôi chủ động xin tham gia đào tạo các lớp tại bệnh viện để cộng dồn cho đủ số tiết” (TLN điều dưỡng, nữ 37 tuổi).
“Cho nên hững điều dưỡng có kiến thức về số tiết ĐTLT thường thì chủ động hơn trong việc ĐTLT và ngược lại” (PVS 02, nữ NVYT 43 tuổi).
3.3.1.3. Nhu cầu đào tạo
Nhu cầu ĐTLT của các ĐD rất đa dạng các chương trình ĐTLT hàng năm hầu hết không thể đáp ứng hết được tất cả các nhu cầu về ĐTLT
Bảng 3. 16: Nhu cầu về chủ đề đào tạo liên tục của điều dưỡng
Chủ đề ĐTLT muốn học Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Kỹ thuật điều dưỡng 54 10,4
Kiểm soát nhiễm khuẩn 54 10,4
An toàn người bệnh 76 14,6
Kỹ năng giao tiếp 71 13,6
Phổ biến thông tư, quy định 57 10,9
Nghiên cứu khoa học 35 6,7
Chăm sóc giảm nhẹ 42 8,1
Chăm sóc và theo dõi người bệnh 64 12,3
Quản lý chất lượng 26 5,0
Nội dung liên quan đến Dược 42 8,1
Tổng 521 100
Nhu cầu đào tạo liên tục của các ĐD chủ yếu là an toàn người bệnh (14,6%), tiếp theo là kỹ năng giao tiếp (13,6%), chăm sóc và theo dõi người bệnh (12,3%) và thấp nhất là nhu cầu về chủ đề quản lý chất lượng 5,0%.
Nhu cầu ĐTLT của ĐD rất phong phú và đa dạng, đa số các chủ đề ĐTLT đều đáp ứng được nhu cầu ĐTLT của ĐD, tuy nhiên một số nhu cầu chưa đáp ứng được hết do số lượng nhu cầu không đủ mở lớp.
“BVCR thực hiện công tác đào tạo y khoa liên tục theo hướng dẫn của Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 của BYT. Các chủ đề đào tạo, việc đào tạo luôn phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế tại các khoa, đảm bảo điều kiện thuận lợi
để người học được học lý thuyết và thực hành ngay tại khoa, người học luôn được hướng dẫn thực hành, kiểm tra, đánh giá theo chủ đề đào tạo, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo đúng với nhu cầu người học và phù hợp với thực tế.” (PVS 01, nam NVYT 45 tuổi).
“Nhu cầu của anh em điều dưỡng thì nhiều lắm, nhưng không thể đáp ứng được hết tất cả được, do nhiều lý do như không đủ số lượng học viên, không đủ kinh phí, không có chương trình đào tạo, …” (PVS 02, nữ NVYT 43 tuổi).
3.3.1.4. Tính sẵn sàng và quan tâm đến ĐTLT
Qua PVS chúng tôi thấy rằng quan điểm của một số ĐD trong việc thực hiện ĐTLT rất quan trọng và tuy nhiên vẫn có ĐD hiểu rằng ĐTLT chỉ là việc có đủ chứng chỉ, chứng nhận. Điều này dẫn đến kiểu học tập đối phó, ảnh hưởng đến công tác tổ chức ĐTLT.
“Tuy nhiên, thời gian qua một số học viên ngộ nhận việc đào tạo liên tục theo Thông tư 22/2013/TT-BYT với đào tạo thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề theo qui định, điều này làm ảnh hưởng đến thái độ học tập cũng như công tác tổ chức đào tạo liên tục của BV.” (TLN điều dưỡng, nữ 35 tuổi).
Bảng 3. 17: Các yếu tố tác động tích cực đến việc tham gia đào tạo liên tục của điều dưỡng (n=125)
Nội dung Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Sự ủng hộ của lãnh đạo 89 71,2
Phương pháp giảng của giáo viên 46 36,8
Nội dung phù hợp 66 52,8
Được cấp chứng chỉ/ chứng nhận 73 58,4
Thi đua 16 12,8
Được hỗ trợ kinh phí 79 63,2
Các ĐD cho rằng yếu tố chủ yếu tác động tích cực đến việc tham gia ĐTLT của các ĐD là sự ủng hộ của lãnh đạo chiếm 71,2%, tiếp theo là được cấp cứng chỉ/
chứng nhận chiếm 58,4%, nội dung phù hợp là 52,8% và thấp nhất là thi đua chiếm 12,8%.
3.3.2 Nhóm yếu tố ảnh hưởng về chính sách và văn bản pháp quy
Quy định của Bộ Y tế là cơ sở pháp lý để Bệnh viện xây dựng chương trình, tài liệu ĐTLT
Căn cứ vào Thông tư 22/2013/TT-BYT bệnh viện cũng đưa ra những chủ trương xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, tài liệu ĐTLT, giảng viên nói chung và dành cho các ĐD nói riêng.
“Sau khi có thông tư 22, bệnh viện đã tiến hành xây dựng chương trình ĐTLT cho các điều dưỡng, bên cạnh đó còn cử các điều dưỡng tham gia các khóa ĐTLT ngoài viện, vừa để đảm bảo số tiết cũng như cập nhật về chuyên môn nghiệp vụ.”
(PVS 01, nam NVYT 45 tuổi).
Việc đề xuất các chủ đề đào tạo được các khoa đề xuất phù hợp theo hướng dẫn của thông tư 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về đào tạo liên tục, bên cạnh đó các chủ đề đào tạo được xây dựng theo nhu cầu thực tế của CBYT theo từng đối tượng, trình độ chuyên môn khác nhau
“Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện công tác đào tạo y khoa liên tục theo cái hướng dẫn của Thông tư 22/2013/T-BYT thì các chủ đề đạo tạo thì được các khoa phòng lâm sàng và cận lâm sàng đề xuất thực hiện, việc đào tạo thì luôn phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế tại các khoa, đảm bảo điều kiện thuân lợi để người học lý thuyết và thực hành ngay tại khoa luôn.” (PVS 01, nam NVYT 45 tuổi).
Quy định KCB, BHYT ảnh hưởng đến tích cực đến việc ĐTLT
Trong công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện, ngoài việc giúp cập nhật kiến thức cho ĐD, thì ĐTLT còn đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh BHYT được liên tục.
“Việc ĐTLT cho điều dưỡng để thực hiện công tác khám chữa bệnh BHYT rất quan trọng, đối với các điều dưỡng trong 02 năm không được đào tạo đủ 48 tiết thì sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. Nếu không có chứng chỉ hành nghề thì các điều dưỡng sẽ không được ký các giấy tờ liên quan đến hồ sơ bệnh án, nếu chuyên viên
BHYT phát hiện các trường hợp vi phạm như vậy thì sẽ bị xuất toán ngay.” (PVS 03, nữ NVYT 38 tuổi).
3.3.3 Nhóm yếu tố ảnh hưởng về cơ quan chủ quản (BVCR)
3.3.3.1. Kinh phí cho đào tạo liên tục còn hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến việc tham gia ĐTLT của điều dưỡng
Theo tìm hiểu kinh phí chi cho phần ĐTLT tại bệnh viện hiện nay chưa có mà hầu hết các kinh phí này đang dựa vào sự tài trợ của các tổ chức, dự án hoặc cá nhân tự chi trả. Một số trường hợp được cử đi đào tạo lấy chứng chỉ thực hành thì sẽ được bệnh viện hỗ trợ tiền học phí.
“Cá nhân đi ĐTLT chủ yếu được hỗ trợ kinh phí từ các dự án hoặc chương trình, một số trường hợp thì đơn vị hỗ trợ tùy theo khóa học và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị” (TLN điều dưỡng, nam 32 tuổi).
Cơ chế cử đi đào tạo của các bệnh viện còn nhiều bất cập do: Nguồn kinh phí, bố trí nhân sự trong triển khai hoạt động tại bệnh viện, Lãnh đạo phòng Điều dưỡng bệnh viện cho biết.
“Hiện nay bệnh viện rất khó bố trí cử người đi đào tạo liên tục do nguồn kinh phí của bệnh viện còn nhiều hạn chế, thêm vào nữa với cơ chế tự chủ thì phân bổ kinh phí cho đào tạo liên tục là rất khó khăn” (PVS 04, nữ NVYT 38 tuổi).
“Các điều dưỡng tham gia được nhiều vì không mất kinh phí đi lại, ăn ở. Gần nơi đào tạo nên các điều dưỡng đều có thể tranh thủ sắp xếp công việc tham gia các khóa ĐTLT được.” (TLN điều dưỡng, nữ 33 tuổi).
3.3.3.2. Nhân lực ảnh hưởng tích cực đến công tác ĐLTL và sự tham gia ĐTLT của các điều dưỡng.
Năng lực quản lý của Lãnh đạo Trung tâm và các Quy trình đào tạo liên tục giúp cho công tác quản lý, giám sát ĐTLT thực hiện chuyên nghiệp hơn
Những năm qua Bệnh viện đã xây dựng được quy trình tổ chức, quản lý lớp, trong đó việc thành lập Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến chịu trách nhiệm tổng hợp kế hoạch tổ chức lớp, quản lý lớp học, tổ chức thi, kiểm tra,… Một chu trình
khép kín với sự tham gia, hỗ trợ lẫn nhau của đội ngũ CBYT tại trung tâm là yếu tố quan trọng giúp Bệnh viện tổ chức thành công các chương trình đào tạo.
“Công tác đào tạo liên tục tại BVCR do phòng đào tạo và văn phòng trung tâm thuộc TT ĐT&CĐT trực tiếp quản lý, tổ chức triển khai thực hiện. Trưởng phòng đào tạo là tiến sỹ bác sỹ cùng với các chuyên viên có trình độ đại học, thạc sỹ trực tiếp triển khai tiếp nhận học viên, tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo liên tục theo qui định, đội ngũ quản lý đào tạo là những cán bộ chuyên nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ, nhờ vậy công tác quản lý đào tạo liên tục của BV luôn hiệu quả.” (PVS 02, nữ NVYT 43 tuổi).
Bên cạnh đó bệnh viện đang xây dựng Đề án vị trí việc làm, điều này giúp cụ thể hóa mỗi vị trí việc làm, là yếu tố thuận lợi cho việc xây dựng chương trình đào tạo, cũng như đáp ứng NCĐT để đảm bảo năng lực cán bộ.
“Hiện nay BVCR đang hoàn chỉnh đề án vị trí việc làm trình BYT phê duyệt, mỗi cán bộ y tế của bệnh viện được gắn liền với chức năng nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ được giao.” (PVS 02, nữ NVYT 43 tuổi).
“Chương trình đào tạo liên tục của bệnh viện cũng dựa theo kế hoạch về vị trí việc làm, phòng TCCB chịu trách nhiệm làm đầu mối xây dựng đề án vị trí việc làm cho từng CBYT. Phòng điều dưỡng phụ trách tham mưu các chương trình ĐTLT cho các điều dưỡng đúng với nhu cầu đã được xác định.” (PVS 02, nữ NVYT 43 tuổi).
Đội ngũ giảng viên ảnh hưởng tích cực đến công tác ĐTLT, cần nâng cao chất lượng giảng viên, phương pháp đào tạo
Nhân lực giảng viên của bệnh viện hiện nay đáp ứng nhu cầu các khóa đào tạo tại viện cho các học viên trong và ngoài bệnh viện.
“Đội ngũ giảng viên hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu cho các khóa đào tạo liên tục của các điều dưỡng, có chuyên môn và kỹ năng sư phạm trong giảng dạy.” ” (PVS 04, nữ NVYT 38 tuổi).
Qua phỏng vấn cho thấy chất lượng đội ngũ giảng viên nắm vai trò quan trọng trong việc truyền tải kiến thức đào tạo đến với học viên tham gia ĐTLT. Tùy theo
từng chủ đề, nội dung đào tạo mà BV Chợ Rẫy có sự phân công, bố trí giảng viên phù hợp về trình độ và số lượng.
“Thì theo tôi đội ngũ giảng viên rất là quan trọng trong công tác ĐTLT cho CBYT tại bệnh viện Chợ Rẫy. Ngoài các cán bộ giảng thuộc biên chế các trường đại học tham gia dạy lý thuyết, bệnh viện thì sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy thực hành với trình độ chuyên môn cao từ cấp thạc sĩ trở lên có chứng chỉ hành nghề, có thâm niên công tác và đang trực tiếp làm việc tại các khoa, phòng. Thì mỗi giảng viên kèm thực hành đối đa là 5 học viên, để hướng dẫn thực hành, có theo dõi, có kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả học tập của học viên nên nhờ vậy mà học viên luôn có kết quả thực hành tốt sau mỗi khóa học” (PVS 04, nữ NVYT 38 tuổi).
Ngoài ra, kết quả TLN các học viên đánh giá cao về kiến thức chuyên môn của giảng viên, tuy nhiên cần nâng cao hơn nữa về phương pháp sư phạm, chưa phát huy được hiệu quả của phương pháp học tập tích cực, học viên chưa sôi nổi tham gia khóa học.
“Một số giáo viên đã quen với công việc giảng dạy, có giáo viên có chuyên môn có kiến thức tốt nhưng cách truyền đạt, phương pháp giảng dạy tích cực còn hạn chế nên đôi khi học viên trong lớp học chưa sôi nổi thảo luận, phát biểu,...”
(TLN điều dưỡng, nữ 43 tuổi).
3.3.3.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bi ̣ phục vu ̣ đào tạo ảnh hưởng tích cực đến