Một số yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo liên tục của nhân viên Điều dưỡng khoa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CAO HỌC ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA ĐIỀU DƯỠNG (Trang 67 - 76)

4.2.1. Nhóm yếu tố cá nhân

Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa yếu tố có kiến thức đúng về ĐTLT và thâm niên công tác từ 20 năm trở xuống thì có xu hướng đáp ứng đủ 48 tiết học trong 2 năm (2019-2020) gấp 4,86 lần so với nhóm công tác trên 20 năm. Kết quả TLN cũng tương đồng với kết quả định tính, các ĐD cho biết hầu hết các ĐD trẻ được ưu tiên hơn, lí do được đưa ra là khi ĐD trẻ thường có ít kinh nghiệm hơn. Mặt khác, làm việc tại khoa khám bệnh thì cần nhân lực trẻ vì làm máy tính nên việc cử các ĐD lớn tuổi để đối phó với số lượng nhân lực cần tham gia đào tạo. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu khác cho thấy là các ĐD trẻ (19-35) thì thường khó tham gia ĐTLT, ít kinh nghiệm làm việc, ít cơ hội nhận được tài trờ khi tham gia ĐTLT (58). Sự khác nhau này có thể do trong nghiên cứu của chúng tôi thì ĐD trẻ nhất là 29 tuổi, lớn tuổi nhất là 55 tuổi, Độ tuổi 19-35 tuổi ở trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối nhỏ (29-40 tuổi chiếm 31,2%). Ngoài ra sự khác biệt về địa điểm, thiết kế nghiên cứu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hồng Tín và cộng sự (2015) các khóa học nên được tổ chức vào thời điểm quý I - III để thuận tiện cho việc bố trí công việc ở đơn vị và cho NVYT tham gia khóa học. Ngoài ra, cần mở rộng đối tượng được đào tạo đa dạng hơn, bên cạnh việc đào tạo NVYT theo diện được quy hoạch. Trong đó, ưu tiên cho các cán bộ trẻ, không cần thâm niên được tham gia đào tạo (56).

Kết quả định lượng cho biết ĐTNC có kiến thức, biết về ĐTLT chiếm tỷ lệ cao (100%), nguồn tin chủ yếu là tại bệnh viện chiếm 91,2%, tuy nhiên không tương ứng với tỷ lệ biết chính xác thời gian ĐTLT (58,4%), kết quả này gần tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Triệu Văn Tuyến tiến hành năm 2015 tại trạm y tế tỉnh Vĩnh Phúc (được phổ biến thông tin ĐTLT là 97,7%, trả lời đúng thời gian ĐTLT là 19,7%) (41). Điều này cho thấy đa số ĐD đều biết đến công tác

ĐTLT, đa số được tập huấn, phổ cập thông tin từ nguồn của bệnh viện vì vậy tỉ lệ trả lời từ nguồn bệnh viện rất cao. Tuy nhiên, lượng người trả lời về thời gian ĐTLT tối thiểu phải đợi thì lại thấp không tương ứng, điều này có thể do ĐD chỉ tập trung công việc chuyên môn, cho rằng việc quản lý công tác ĐTLT đã có ĐD trưởng và phòng Đào tạo quản lý.

Điều dưỡng có kiến thức về thời gian tối tiểu ĐTLT thì có xu hướng đáp ứng đủ thời lượng số tiết đào tạo trong 02 năm. Hầu hết họ hiểu được việc không đủ số tiết sẽ phải thu hồi chứng chỉ hành nghề, vì vậy mà có đến 85,6% ĐD biết chính xác thời gian ĐTLT được phép cộng dồn và 99,2% có kiến thức về thực hiện nghĩa vụ ĐTLT trong 02 năm và chứng chỉ hành nghề theo quy định của Bộ Y tế, chứng tỏ công tác triển khai văn bản về ĐTLT của các đơn vị đạt hiệu quả. Trong nghiên cứu của tác giả Chunping Ni là 92,9% ĐD nhận biết được ý nghĩa của việc ĐTLT (32).

Ngành Y là một ngành đặc biệt liên quan đến con người, vì vậy việc trau đồi bản thân, nâng cao tay nghề là việc đặc biệt quan trọng, trong Luật khám chữa bệnh cũng đề cập đến việc các ĐD phải không ngừng đào tạo, học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Vì vậy, nhóm thiếu kiến thức, kỹ năng sẽ được ưu tiên cử đi đào tạo, để phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho người bệnh. Nhu cầu hiện nay của các ĐD của phòng khám khá là đa dạng từ kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý,… Tuy nhiên, kết quả cho thấy có ý kiến cho rằng việc tổ chức các lớp học gặp khó khăn do một số ĐD học tập kiểu đối phó, không chủ động trong việc học tập mà chỉ cần cần có đủ số tiết được cấp chứng chỉ, chứng nhận (19,8%). Điều này cũng do ảnh hưởng của việc đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của ĐD vì vậy không mang lại hứng thú cho các học viên. Điều đó chứng tỏ rằng ĐTLT đang phát triển đúng hướng và phần nào đáp ứng được nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của điều dưỡng trong công tác chăm sóc sức khỏe của người bệnh. Mặc dù vậy, công tác tổ chức chương trình, nội dung ĐTLT cũng cần được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp hơn đối với nhu cầu thực tế của người học (76).

Hầu hết các CBYT đều sẵn sàng tham gia các khóa ĐTLT do tính chất công việc và diễn biến bệnh tật ngày càng phức tạp, luôn có nhu cầu đào tạo để củng cố kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ nhằm đảm bảo chất lượng công việc,

thăng tiến trong công việc và đáp ứng được sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nếu không cập nhật thường xuyên CBYT sẽ không đáp ứng được nhiệm vụ và bị lạc hậu so với sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật (77, 78).

4.2.2. Nhóm yếu tố về chính sách và văn bản pháp quy

Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn về tài liệu, chương trình ĐTLT. Hiện nay bệnh viện đã được BYT cấp mã ĐTLT và cho phép đào tạo nhiều lĩnh vực nội khoa, ngoại khoa, chẩn đoán hình ảnh, chống nhiễm khuẩn và vật lý trị liệu, bao gồm 289 chương trình đã được thẩm định và phê duyệt.

Hệ thống ĐTLT tại Việt Nam chưa phát triển hoàn chỉnh, các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ tham gia đào tạo liên tục còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ giữa các khu vực đó là một trong yếu tố làm cho công tác ĐTLT còn khó khăn. Do đó, việc ban hành và triển khai các văn bản của BYT về quy định các nội dung liên quan, hướng dẫn triển khai là rất cần thiết. Giúp các Bệnh viện có cơ sở triển khai. Công tác ĐTLT tại Việt Nam hiện nay áp dụng chủ yếu là các văn bản như Thông tư số 26/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều trong Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 thay thế Thông tư số 07/2008/TT-BYT, trong cả 03 Thông tư trên Bộ Y tế đều thống nhất chủ trương cần ĐTLT cho tất cả các NVYT trong ngành Y tế về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình (4, 5, 26).

Công tác quản lý ĐTLT còn nhiều hạn chế như báo cáo số liệu hàng năm chưa có, hầu hết chưa đánh giá lại hiệu quả sau khi đào tạo. Chính vì vậy theo Thông tư số 26/2020/TT-BYT đã điều chỉnh tại điều 13 đã bổ sung “Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, cơ sở đào tạo liên tục có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản về Bộ Y tế (Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo), đồng thời báo cáo về Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở đào tạo liên tục thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế đó. Báo cáo phải đầy đủ các nội 5 dung về tên khoá học, đối tượng đầu vào, số lượng người học, số lượng Chứng chỉ hoặc Giấy chứng nhận đã cấp; kết quả tổ chức các hội thảo, hội nghị, toạ đàm khoa học trong và ngoài nước có cấp Giấy chứng nhận, số lượng các giấy chứng nhận đã cấp cho nội dung này; công tác tổ chức quản lý đào tạo.”(26). Ngoài việc yêu cầu báo cáo thì BYT

còn đưa ra các nội dụng cụ thể hóa cho việc báo cáo được thuận lợi. Điều này giúp công tác quản lý ĐTLT được công khai, minh bạch và BYT luôn có số liệu về công tác ĐTLT để có thể đưa ra định hướng phát triển tốt hơn nữa.

Việc BYT ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BYT qua kết quả định tính cho thấy là rất cần thiết, đã thay thế một nội dung không áp dụng thực tế tại Thông tư 22/2013/TT-BYT(5, 26). Bên cạnh đó, điều đặc biệt là đã đưa ra quy trình xây dựng chương trình và tài liệu ĐTLT gồm 5 bước. Cũng như đưa ra tiêu chuẩn cụ thể hơn về giảng viên ĐTLT “Có kinh nghiệm chuyên môn tối thiểu 24 tháng liên tục đến thời điểm giảng dạy phù hợp với chuyên ngành giảng dạy; trình độ chuyên môn của người giảng dạy không được thấp hơn trình độ của học viên tham gia khóa đào tạo.”(26).

Điểm khác biệt của Thông tư số 26/2020/TT-BYT so với Thông tư số 22/2013/TT-BYT là yêu cầu cao hơn với những người hành nghề khám bệnh chữa bệnh, ủy quyền phân quyền rộng hơn cho các cơ sở đào tạo liên tục và quy định chặt chẽ hơn để đảm bảo chất lượng đào tạo đặc biệt là công tác kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo liên tục (5, 26).

Thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh việc đào tạo y khoa liên tục cho những người hành nghề khám chữa bệnh là công việc rất quan trọng, đặc biệt là kèm cặp tay nghề trong các bệnh viện. Số lượng đào tạo rất lớn bao gồm đào tạo liên tục và đào tạo trước khi hành nghề (theo Điều 24 của Luật Khám chữa bệnh) (6). Vì vậy, trong Thông tư số 22/2013/TT-BYT đưa ra khái niệm mới là “Giảng viên lâm sàng” đó là những người có kinh nghiệm thực tế trong công tác khám bệnh, chữa bệnh và được đào tạo về phương pháp giảng dạy lâm sàng (5). Như vậy, ngoài kinh nghiệm thực tế chuyên sâu, giảng viên lâm sàng còn phải được đào tạo về phương pháp dạy - học lâm sàng theo chương trình của Bộ Y tế (có chứng chỉ sư phạm y học) (79). Tuy nhiên, hiện nay thông tư mới nhất chặt chẽ hơn, để đảm bảo chất lượng giảng viên thì ngoài việc có kinh nghiệm chuyên môn tối thiểu 24 tháng thì “Đối với giảng viên đào tạo thực hành lâm sàng phải được bồi dưỡng về phương pháp dạy - học lâm sàng theo quy định tại Thông tư số 11/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bồi dưỡng phương pháp dạy

học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.” (26). Thông tư 11/2019/TT-BYT ngày 17/6/2019 đã quy định rõ về bồi dưỡng phương pháp dạy học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối sức khỏe. Đã quy định rất cụ thể “Các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là giảng viên thỉnh giảng có kinh nghiệm giảng dạy từ 05 năm và kinh nghiệm lâm sàng từ 03 năm liên tục trở lên và đã có chứng chỉ “Sư phạm y học cơ bản” hoặc “Phương pháp sư phạm y học” mà trong chương trình đào tạo có nội dung về phương pháp dạy - học lâm sàng.”(80). Hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đa số các giảng viên tại bệnh viện và giảng viên thuộc biên chế Trường Đại học Y dược của Tp. HCM đều được đào tạo về phương pháp dạy học lâm sàng nên nhìn chung đáp ứng đủ tiêu chuẩn dạy lâm sàng.

4.2.3. Nhóm yếu tố ảnh hưởng về cơ quan chủ quản

Tình hình tổ chức và quản lý ĐTLT tại bệnh viện thực hiện theo Thông tư 22/2013/TT-BYT, mới đây nhất có Thông tư 26/2020TT-BYT. Công tác ĐTLT được Bộ Y tế cho phép BVCR triển khai thực hiện từ năm 2008 theo công văn số 8366/BYT-KHĐT ngày 9/12/2008 của Bộ Y tế, với mã đào tạo là mã B12, lĩnh vực được phép đào tạo trong ngành y tế là các chuyên ngành lâm sàng, cận lâm sàng và phục hồi chức năng do phòng Nghiên cứu khoa học của BVCR trực tiếp quản lý theo hướng dẫn của Thông tư 07/2008/TT-BYT ngày 28/6/2008 của Bộ Y tế.

Lãnh đạo phụ trách phòng Đào tạo cũng đã tham mưu cho lãnh đạo bệnh viện về việc tổ chức các khóa đào tạo, cập nhật kiến thức cho NVYT trong bệnh viện, tham mưu về việc tổ chức lớp đào tạo các chứng chỉ tại bệnh viện như lớp Quản lý ĐD, đào tạo Giảng viên sư phạm Y học, giao tiếp ứng xử, …

Tuy nhiên, Thông tư số 22/2013/TT-BYT cũng nêu rõ kinh phí cho đào tạo liên tục cán bộ y tế được có từ các nguồn: Do đóng góp của người đi học; Kinh phí được kết cấu từ ngân sách nhà nước; Kinh phí đào tạo liên tục do các cơ sở y tế trả cho cán bộ y tế của mình từ kinh phí chi thường xuyên của đơn vị; Kinh phí có từ nguồn thu hợp pháp khác để đào tạo liên tục (44).

Kinh phí đào tạo được tính toán dựa trên các chi phí thực tế của khóa học theo nguyên tắc thu đủ chi, không vì lợi nhuận và theo các quy định hiện hành của

Nhà nước. Cơ sở đào tạo phải công khai kinh phí của khóa học trước khi triển khai để người học lựa chọn cho phù hợp. Theo kinh nghiệm của các cơ sở ĐTLT đã thực hiện trong 05 năm qua thì việc chi cơ bản dựa trên Thông tư số 36/2018/TT-BTC và số 123/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính (81).

Công tác đào tạo liên tục tuy đã triển khai trong ngành y khá lâu, tuy nhiên khó khăn chủ yếu nhất là cách tổ chức đào tạo và đặc biệt là vấn đề kinh phí cho đào tạo liên tục, vì vậy Thông tư 22/2013/TT-BYT cũng đã chỉ ra để có thể triển khai tốt công tác này thì cần phải xây dựng kế hoạch. Trên cơ sở đó mới có nguồn lực bao gồm nhân lực, tài lực và vật lực cho công tác đào tạo liên tục. Khác với việc thực hiện kế hoạch đào tạo ở các trường có đào tạo chuyên ngành y tế theo năm học sẽ kéo dài từ tháng 9 năm nay đến tháng 8 năm sau, việc triển khai công tác đào tạo liên tục tại cơ sở y tế chỉ thực hiện từ tháng 01 đến tháng 12 là phải kết thúc (82). Thông tư 22/2013/TT-BYT có riêng Điều 12 về xây dựng và phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục trong đó đã chỉ ra “Các cơ sở đào tạo liên tục có trách nhiệm xây dựng kế hoạch để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt” (82). Tuy nhiên, theo Thông tư 26/TT-BYT thì điều 12 này đã được bãi bỏ, thay vào đó bổ sung trong điều 13 “Thủ trưởng đơn vị ĐTLT có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục hằng năm theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này và công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ sở mình trước khi tổ chức ĐTLT”(26). Điều đó có nghĩa là đơn vị sẽ chủ động về kế hoạch ĐTLT, mỗi kế hoạch ĐTLT phải được xây dựng trong 02 năm. Điều này khiến bệnh viện phải có kế hoạch cụ thể, đặc biệt là về vấn đề kinh phí khi bệnh viện thực hiện tự chủ về tài chính.

Hiện nay tại Bệnh viện nguồn kinh phí ĐTLT chủ yếu là từ các dự án, từ kinh phí chi thường xuyên và cá nhân học viên. Kết quả định lượng cho thấy kinh phí các khóa đào tạo chủ yếu là do bệnh viện chi trả năm 2019 (67,1%), năm 2020 (78,9%). Còn nguồn kinh phí từ nhà nước thì hiện nay Bệnh viện chưa thực hiện được, một số các bệnh viện khác xây dựng kế hoạch ĐTLT cho cán bộ và xin được kinh phí của tỉnh cấp cho việc đào tạo cán bộ hàng năm. Đây cũng là mong muốn

của Lãnh đạo bệnh viện, tuy nhiên là Bệnh viện trực thuộc Bộ Y Tế nên vấn đề này rất khó khăn (2, 40).

Kế hoạch đào tạo được Bệnh viện xây dựng trên cơ sở được BYT phê duyệt bám sát mục tiêu và dựa trên kết quả tổng hợp nhu cầu đào tạo từ các khoa, phòng của bệnh viện đề xuất. Sau đó, tổ chức họp với các bên liên quan (Trung tâm đào

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CAO HỌC ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA ĐIỀU DƯỠNG (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)