Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về Tội làm lây lan dịch

Một phần của tài liệu Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 34 - 40)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực tiễn áp dụng Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

2.2.1 Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về Tội làm lây lan dịch

hiểm cho người

2.2.1 Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người

Thực tế, tại mỗi thời điểm khác nhau có thể xuất hiện một loại virus khác nhau gây bệnh và khiến việc truyền nhiễm cũng khó khăn hơn. Trong lịch sử của nước Việt Nam đã xuất hiện dịch bệnh đậu mùa trong vòng hai năm từ năm 1849 đến năm 1850 khiến 590.000 người chết hay dịch tả dưới thời triều đình nhà Nguyễn đã cướp đi hơn 206.000 người trong khi dân số chỉ khoảng 7 triệu người (trong đó có đại thi hào Nguyễn Du), hậu quả dẫn đến thiệt hại vô cùng nghiêm trong cả về người và tài sản. Trước đây, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm rất nhiều, ví dụ như: dịch bệnh cúm A/H5N1, dịch bệnh Lao, dịch bệnh sốt xuất huyết... Nhưng trong giai đoạn 2019- 2021 dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hơn cả là dịch Covid- 19.

Hiện tại, ở nước ta cũng như toàn thế giới đang phải đương đầu với đại dịch Covid-19. Nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh và kiểm soát được dịch bệnh cũng như dập tắt được nó thì Chính phủ mỗi quốc gia có những biện pháp khác nhau. Do vậy, Điều 240 BLHS năm 2015 chỉ quy định chung chung về dịch bệnh, còn đối với từng loại dịch bệnh cụ thể thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có những văn bản chuyên ngành để hướng dẫn thi hành nhằm phù hợp hơn với tình hình thực tế, việc này cũng tránh được pháp luật không bắt kịp xã hội mà phải sửa đổi BLHS.

Như đã nêu, đối với đại dịch Covid-19 thì Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao hướng dẫn điểm c, khoản 1, Điều 240 BLHS năm 2015 quy định các hành vi khác bao gồm: Trốn khỏi nơi cách ly; Không tuân thủ các quy

định về cách ly; Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối. Thời gian vừa qua, khi cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh thì đã có khơng ít những cá nhân có hành vi thể hiện sự coi thường sức khỏe, tính mạng của bản thân của của toàn xã hội. Dư luận cũng tỏ thái độ bức xúc khi chế tài cho những hành vi nguy hiểm này chỉ dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính được quy định theo Nghị định số 176/2013 mà khơng bị xử lý hình sự. Giải tỏa vấn đề này, ngày 30/3/2020 Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành công văn số 45 hướng dẫn điểm c, khoản 1, Điều 240 BLHS năm 2015, thể hiện được sự nghiêm khắc của pháp luật đối với những hành vi trên, đồng thời răn đe những người không lặp la hành vi tương tự. Tuy công văn số 45/TANDTC-PC ra đời sau khi dư luận bức xúc nhưng cũng không phải là muộn khi cuộc chiến chống Covid-19 vẫn còn đang khốc liệt.

Như chúng ta đã biết, những tác động tiêu cực vô cùng to lớn của dịch bệnh Covid-19 đến từng cá nhân, hộ gia đình và tồn thể đất nước cũng như tồn cầu. Dịch bệnh Covid-19 khơng chỉ gây tê liệt các hoạt động bình thường mà nó cịn cướp đi hàng ngàn sinh mạng con người. Mỗi ngày, chúng ta đều thấy các phương tiện thơng tin đại chúng đưa tin có rất nhiều ca nhiễm mới và có số lượng người chết vì dịch Covid-19 tăng lên chóng mặt. Từ những ảnh hưởng nghiêm trọng như vậy mà mỗi quốc gia đều có những biện pháp nhằm làm giảm sự lây lan, truyền nhiễm của dịch bệnh Covid- 19 cũng như các biện pháp phát hiện và cứu chữa kịp thời những người nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.

Một trong các hoạt động của Chính phủ trong việc phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 là khai báo y tế đối với những người ở vùng dịch hoặc trở về từ vùng có dịch. Việc khai báo này giúp cơ quan nhà nước có thể phát hiện sớm hơn những người nghi nhiễm bệnh hoặc những người nhiễm bệnh, từ đó có những biện pháp phù hợp để xử lý. Bên cạnh việc đo thân nhiệt bắt buộc thì việc khai báo y tế lại dựa vào ý thức chủ quan của người khai báo nhiều hơn. Hành vi khai báo không trung thực của BN 17 và BN 178 vừa qua,

đã khiến dư luận xã hội rất bất bình. Theo chúng tơi được biết thì hai bệnh nhân này đều là người có học thức; hành vi khai báo y tế khơng trung thực của họ thể hiện sự vô ý thức, lỗi của hai bệnh nhân này là cố ý.

Như chúng ta đã biết, virus lây nan rất nhanh, từ một người nhiễm bệnh có thể lây lan sang tất cả những người khác đã tiếp xúc với người bệnh. Mỗi con người chúng ta một ngày tiếp xúc không biết bao nhiêu người, từ người thân cho đến những đồng nghiệp tại nơi làm việc hoặc những nơi công cộng khác. Với sự phát triển theo cấp số nhân như vậy sẽ làm bùng phát số người nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh.

BN 17 và BN 178 khai báo y tế gian dối sẽ khiến cho cơ quan nhà nước khó xác định được những ai nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc nhiễm bệnh. Để rồi họ tiếp tục tiếp xúc với những người khác và cứ như thế số người nhiễm hoặc nghi nhiễm sẽ khơng thể kiểm sốt nổi. Khi BN 17 bị phát hiện nhiễm bệnh và làm cho một khu vực có dịch bệnh đã khiến giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao như khẩu trang y tế đã được đội giá lên từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng; giá các mặt hàng thực phẩm cũng tăng cao.

Ban đầu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã phong tỏa toàn tỉnh Hồ Bắc. Đến nay đã có nhiều quốc gia châu Âu như Italia, Thụy Điển và một số Bang của Mĩ đã tiến hành việc phong tỏa và đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn đại dịch này. Việc không phát hiện được dịch bệnh sớm sẽ khiến cho nền kinh tế của đất nước bị tàn phá nặng nề khi phải tạm ngưng tất cả các hoạt động kinh tế do cấm tụ tập đông người. Các hãng hàng không phải dừng khai thác đường bay trong khi chi phí thuê máy bay, lưu kho và nhân công họ vẫn phải chi trả hàng ngày với số tiền lớn. Những điều này làm cho nền kinh tế bị tàn phá bởi đại dịch Covid-19 nay lại thêm việc lạm phát tăng cao, làm cho nền kinh tế trì trệ, kém phát triển. Đó là về mặt kinh tế, dịch bệnh Covid-19 cịn cướp đi sinh mạng của rất nhiều người trên thế giới, không phân biệt một ai. Đến nay, đã có hơn 787.000 ca nhiễm bệnh và hơn 37.000 ca đã tử vong.

Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến tất cả các hoạt động đời sống của mỗi chúng ta, và nó phụ thuộc vào việc phòng, chống dịch bệnh của mỗi con

người ngồi những biện pháp của Chính phủ. Những điều mà chúng ta thấy chỉ là phần nổi của tàng băng chìm trong những tác động của Covid-19.

Như vậy có thể thấy, chỉ từ một hành động không trung thực khi khai báo y tế có thể dẫn đến hậu quả vơ cùng nghiêm trọng. Bởi dịch bệnh có thể tàn phá ghê ghớm hơn một cuộc chiến tranh trong khi đó đến nay chưa có một loại vacxin đặc trị nào và mới chỉ dừng lại ở thử nghiệm.

Trong xã hội hiện đại và không ngừng phát triển như hiện nay, để ổn định tình hình xã hội, nhà nước ln có những biện pháp giúp xã hội ổn định và đời sống người dân không ngừng được nâng cao. Đối với những cá nhân có hành vi tốt, tạo ra thành quả lao động có ích thì được nhà nước khen thưởng xứng đáng. Tuy nhiên, từ những hành vi dẫn đến tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người xâm phạm sức khỏe, tính mạng hay tài sản của người khác đều phải trả giá thích đáng. Những hành vi vi phạm bị xử lý bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể phạt tiền hoặc phạt tù theo quy định tại Bộ luật Hình sự.

Cùng với Bộ luật Hình sự năm 2015 thì ngày 30/3/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 45/TANDTC-PC về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để hướng dẫn cụ thể các hành vi khác làm lây lan dịch bệnh. Tại điểm a tiểu mục 1.1, mục 1 của công văn hướng dẫn hành vi trốn khỏi nơi cách ly nếu làm lây lan dịch bệnh, được coi là hành vi khác được quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 240 BLHS năm 2015.

Tuy tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người được quy định tại Điều 168, BLHS năm 1999 và Điều 240, BLHS năm 2015, song trên thực tiễn thì việc xét xử những vụ án này rất ít, mặc dù đang trong tình trạng dịch bệnh hiện nay đang bùng phát mạnh ở thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Vậy thực tiễn áp dụng các quy định về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người có những điểm đáng chú ý như sau:

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người không chỉ do mỗi cá nhân thực hiện, mà cịn có thể do các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện. Nhiều trường hợp các công ty vận tải, các cơ sở chăn nuôi, sản xuất và mua bán những hàng hóa, vật phẩm, vận chuyển các thực vật, động vật và vật phẩm làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người từ những địa phương có dịch về. Trong những trường hợp này thì khơng chỉ buộc tội cho một cá nhân. Có nhiều trường hợp, việc vận chuyển có sự chỉ đạo của tổ chức, vì quyền lợi của tổ chức, vì thế chúng tơi mong muốn bổ sung chủ thể vào khoản 1, Điều 240 BLHS năm 2015.

Tại điểm c, khoản 1, Điều 240 BLHS năm 2015 thì là “Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người”. Quy định của điều luật này thì dịch bệnh chỉ được hiểu một cách chung chung. Cho đến ngày 30 tháng 3 năm 2020, Hội đồng Thẩm phán TANDTC mới ban hành Công văn số 45/TANDTC-PC về việc xét xử tội phạm liên quan đến phịng, chống dịch bệnh Covid-19, có hướng dẫn quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 240 BLHS năm 2015, các “Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” trong phòng chống dịch Covid- 19 như sau: Trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định về cách ly, từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly, không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối, nhờ có cơng văn này thì Tịa án sẽ dễ dàng hơn trong việc xét xử. Nhưng Cơng văn này thì người dân khó có thể biết đến, thậm chí là khơng biết để tn thủ theo những quy định mà Công văn số 45/TANDTC-PC ban hành, gây khó khăn cho người dân trong thực hiện pháp luật. Ví dụ trường hợp của anh H được đưa vào khu cách ly tập trung Covid-19 của tỉnh An Giang từ ngày 04/02/2021, được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 lần 1 và cho kết quả xét nghiệm âm tính. Đến ngày 13/02/2021, anh H đã bỏ trốn khỏi khu cách ly và đi xe ôm để về nhà. Hành vi của anh Hoàng sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp này của anh H nếu theo BLHS năm 2015 thì khơng thể giải quyết được, nhưng theo cơng văn số 45/TANDTC-PC thì sẽ giải quyết được vướng mắc này.

Khi đối chiếu quy định tại khoản 1, Điều 240 BLHS năm 2015, với thực tiễn các quan hệ xã hội đang diễn ra trong nước và khu vực thì tình hình về nguy cơ phát tán dịch bệnh mà cả thế giới đang đối phó, chúng tơi thấy có những vấn

đề đặt ra như sau:

Tại Điều 240 BLHS năm 2015, quy định hành vi đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh, đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm từ động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nhưng không đề cập để xử lý hành vi đưa người hoặc cho phép đưa người có nguy cơ nhiễm bệnh (theo phân loại F1, F2, F3..., theo khuyến cáo của Bộ Y tế) cố ý di chuyển khỏi vùng dịch trái phép hoặc nhập cảnh trái phép vào lãnh thổ Việt Nam gây lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Qua đó, ta thấy chưa có chế tài hình sự để xử lý các hành vi đưa người hoặc cho phép đưa người, tổ chức đưa người từ vùng dịch ra ngoài hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam làm lây lan dịch bệnh, như bệnh dịch do Covid 19 gây ra hiện nay. Trong khi hậu quả lây lan dịch bệnh là rất lớn, đặc biệt lớn, tác động tiêu cực đến tính mạng, sức khỏe nhiều người và gây nguy hại đến nền kinh tế của đất nước. Với quy định trong BLHS Việt Nam hiện nay, chúng ta cũng không thể xử lý các đối tượng có hành vi trên về tội xâm phạm an ninh lãnh thổ được quy định tại Điều 111 BLHS năm 2015 hoặc các tội thuộc Chương XIII BLHS năm 2015, khi họ khơng có mục đích “nhằm gây nguy hại cho an ninh lãnh thổ, an ninh quốc gia”.

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3, Điều 240 BLHS năm 2015 thì chỉ quy định về tình tiết định khung là “làm chết người” và “làm chết 02 người trở lên” chứ không quy định gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, trị an xã hội. Điều này là bất cập đáng lo ngại nhất, bởi lẽ, xuất phát từ hành vi phạm tội làm lây lan bệnh truyền nhiễm này và thực tế từ các quốc gia (trong đó có Việt Nam) đang phải gánh chịu trong thời gian qua đã cho thấy nhiều thiệt hại nghiêm trọng, rất nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, trị an xã hội có thể xảy ra khi dịch bệnh lan truyền.

Hiện nay, tình hình dịch Covid- 19 đang có diễn biến phức tạp trên tồn cầu gây ra hậu quả khó lường về kinh tế và trật tự an toàn xã hội. Trong quá trình chống dịch tại Việt Nam, do việc áp dụng pháp luật, cụ thể là các chế tài hình sự chưa thực sự nghiêm khắc và triệt để nên đã có nhiều trường hợp khai báo y tế gian dối và trốn khỏi nơi cách ly làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho

người. Điều đó cũng phản ánh ý thức chống dịch của người dân cịn thấp, sự ích kỷ của mỗi cá nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng, gây khó khăn trong cơng tác phịng, chống dịch của cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)