Các chế tài hình sự

Một phần của tài liệu Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 27 - 34)

7. Kết cấu của đề tài

2.1. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội làm lây lan dịch bệnh

2.1.2. Các chế tài hình sự

Theo Điều 240, BLHS năm 2015 quy định các hình thức xử phạt hình sự cụ thể như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải cơng bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tưởng Chính phủ; b) Làm chết 02 người trở lên.

4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.” [11, tr.264,265].

Theo Điều 240 BLHS năm 2015, hình phạt của tội lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người được phân thành các khung như sau:

Thứ nhất là khung cơ bản (khoản 1): phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Thứ hai là khung tăng nặng (khoản 2, khoản 3): khung tăng nặng thứ nhất (khoản 2), phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Khung tăng nặng thứ hai (khoản 3), phạt tù từ 10 đến 12 năm.

Thứ ba là hình phạt bổ sung (khoản 4): phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người được pháp luật Việt Nam quy định rõ tại Điều 240 BLHS năm 2015. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, khi đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động

vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. Hành vi khác tuy không được quy định cụ thể tại Điều 240 BLHS năm 2015 nhưng được hướng dẫn tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, nhưng hậu quả của các hành vi đó phải cấu thành tội phạm. Hoặc dựa theo hướng dẫn của Công văn số 45/2020/TANDTC về xét xử tội phạm liên

quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19. Các nghị định, công văn này giúp cho việc xét xử, áp dụng các hình phạt của các cơ quan có thẩm quyền thực hiện đúng luật và dễ dàng hơn,

Thứ hai, làm dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; Làm chết người. Khi trường hợp dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế (điểm a, khoản 2 Điều 240 BLHS năm 2015). Đây là trường hợp phạm tội để lại hậu quả đó là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế phải công bố dịch. Theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg, ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm, đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C thì điều kiện để cơng bố dịch khi:

Một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) được coi là có dịch khi có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của tháng cùng kỳ 03 năm gần nhất; Một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) được coi là có dịch khi có từ 2 xã có dịch trở lên; Một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) được coi là có dịch khi có từ 2 huyện có dịch trở lên [15].

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C.

Thứ ba, làm dẫn đến phải cơng bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng

Chính phủ; Làm chết 02 người trở lên. Hiện nay, trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Covid-19 đang có diễn biến phức tạp trên thế giới và tại Việt Nam, gây ra hậu quả to lớn về người, kinh tế, trật tự an toàn xã hội. Do đó, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 219/QĐ-BYT, ngày 29/01/2020 về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Các hoạt động phịng, chống bệnh viêm đường hơ hấp cấp do nCov (Covid-19) được thực hiện

theo quy định đối với bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao (thuộc nhóm A theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007).

Làm chết người (điểm b, khoản 2 Điều 240), đây là trường hợp do thực hiện hành vi phạm tội mà làm chết người, chứ không phải giết người. Làm chết người trong trường hợp này được hiểu là người phạm tội đã gây hậu quả chết người và lỗi của họ đối với hậu quả này là lỗi vô ý. Số lượng người chết là 01 người. Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ (điểm a, khoản 3 Điều 240).

Đây là trường hợp phạm tội để lại hậu quả đó là Thủ tướng Chính phủ phải cơng bố dịch. Cùng với quy định tại Điều 240 BLHS năm 2015 thì Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg, ngày 28/01/2026 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm, đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì điều kiện cơng bố dịch khi có ít nhất một người bệnh được chẩn đốn xác định. Bên cạnh đó, tại điểm c, khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì Thủ tướng Chính phủ cơng bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Thứ tư, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến

100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 240 BLHS năm 2015 quy định mức hình phạt này đối với những người phạm tội nếu làm việc tại các cơ quan, tổ chức... buộc dừng hoạt động làm việc nếu vi phạm pháp luật về tội này.

Như vậy, Điều 240 BLHS năm 2015 đã quy định rõ những hành vi phạm tội và mức hình phạt tương ứng đối với hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, những quy định khác ghi trong điều luật thì cũng được các nghị định, công văn hướng dẫn cụ thể trong những tình thế mới cấp thiết ứng với từng dịch bệnh cụ thể.

Điều 186 BLHS năm 1999 như sau:

“1. Người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” [12].

So với Điều 186 BLHS năm 1999 thì Điều 240 BLHS năm 2015 quy định cụ thể, rõ ràng hơn. Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng có ba khung hình phạt, nhưng có sự khác biệt:

Thứ nhất, ở khung cơ bản ở BLHS năm 2015 có bổ sung thêm mức phạt

tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, chứng tỏ BLHS năm 1999 chỉ quy định chung mức phạt tù từ một năm đến năm năm chứ không quy định mức phạt tiền, khi đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người; Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Thứ hai, khung tăng nặng ở BLHS năm 1999 chỉ quy định khung tăng

nặng thứ nhất là bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm nếu phạm tội gây hậu

quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng còn BLHS năm 2015 quy định

cụ thể hai khung tăng nặng, khung tăng nặng thứ nhất bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm; đồng thời quy định rõ tính chất, hậu quả của hành vi, cụ thể là: nếu

người làm lây lan dịch dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; Làm chết người, khung tăng nặng thứ hai phạt tù từ 10 đến 12 năm nếu dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tưởng Chính phủ; làm chết 02 người trở lên. Như vậy Bộ luật Hình sự năm 2015 được quy định rõ ràng và cụ thể giúp cho việc áp dụng pháp luật hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong thực tiễn hiệu quả hơn. Điều này phù hợp với tinh thần Hiến pháp năm 2013, theo đó, việc hạn chế quyền con người, quyền công dân thuộc thẩm quyền của Quốc hội- đồng nghĩa phải quy định ngay trong BLHS.

Theo Điều 23 Hiến pháp năm 2013, quy định về quyền đi lại và cư trú thì cơng dân Việt Nam có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, có quyền ra nước ngồi và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đều cho phép cơng dân Việt Nam có quyền tự do đi lại và lựa chọn chỗ ở cho bản thân và gia đình ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam, đồng thời cho phép công dân tự do ra nước ngoài, từ nước ngoài về nước và Nhà nước thực hiện các thủ tục pháp lý để đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền này. Tuy nhiên, khi Hiến pháp năm 2013 có quy định cơng dân có quyền tự do đi lại, nhưng tại khoản 1 Điều 240 BLHS năm 2015 lại định hình phạt đối với người đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người. Đây chẳng phải là cơng dân có quyền tự do đi lại theo quyền con người, nhưng lại bị hạn chế bởi Luật?

Lý giải những vướng mắc giữa Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Hình sự năm 2015 thì ta có thể thấy, quy định tại Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Điều này chứng tỏ là quyền con người, quyền công dân được tự do đi lại nhưng vẫn bị hạn chế trong một số

trường hợp mà Hiến pháp năm 2013 đã quy định tại khoản 2, Điều 14 vì lợi ích chung của cộng đồng, bảo vệ lợi ích của cơng dân Việt Nam trong những trường hợp cần thiết.

Ngun tắc quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng được đặt ra nhằm loại trừ khả năng các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương có thể bằng các loại văn bản quy phạm pháp luật dưới luật làm vơ hiệu hóa hoặc hạn chế việc thực hiện các quyền con người và công dân. Nguyên tắc này cũng được xác lập trong các bản Hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Đức (khoản 2, Điều 2), Hiến pháp của Liên bang Nga (khoản 3, Điều 55) và hiến pháp của nhiều nước khác trên thế giới. Từ đó, ta có thể hiểu nguyên tắc về quyền con người, quyền công dân đảm bảo sự cân bằng lợi ích trong mối quan hệ nhà nước với con người, cá nhân, công dân và sự minh bạch của các mối quan hệ này:

Thứ nhất, nguyên tắc này ghi nhận sự xung đột giữa quyền của người này

và quyền của người khác cũng như lợi ích chung của tồn xã hội. Đây là điều khơng thể tránh khỏi vì bảo vệ phạm vi tự do chính đáng của người này cũng chính là sự giới hạn tự do của người khác.

Thứ hai, việc giới hạn quyền được thực hiện thông qua các quy phạm

pháp luật dưới Hiến pháp.

Thứ ba, nguyên tắc này đòi hỏi đảm bảo tính cân xứng giữa quyền bị hạn

chế với bảo vệ quyền của người khác và lợi ích chung. Tính cân xứng được đảm bảo cũng có nghĩa là biện pháp giới hạn quyền mang tính hợp hiến.

Vậy Điều 240 BLHS năm 2015 đã vi phạm nguyên tắc quyền con người và quyền công dân được quy định tại Hiến pháp năm 2013.

Hiện nay, với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp và biến hóa khơn lường thì người dân khơng được tự do đi lại trong các vùng đã có quyết định phong tỏa, nếu người dân tự ý ra khỏi nhà khơng thực hiện nghiêm túc các biện pháp phịng dịch và khơng có lý do chính đáng, nếu cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật tại Điều

240 BLHS năm 2015.

Như vậy, với các chế tài hình sự được quy định tại Điều 240 BLHS năm 2015 cũng đã phần nào tháo gỡ được những vướng mắc tại Điều 186 BLHS năm 1999 và đưa ra những chế tài hình sự phù hợp với thực tiễn và đảm bảo áp dụng trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)