7. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực tiễn áp dụng Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
2.2.2. Thực tiễn xét xử Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
hiểm cho người
Bảng 2.1. Bảng số liệu về tình hình xét xử vụ án Covid-19 từ ngày 01/10/2020 đến ngày 30/9/2021 trên địa bàn cả nước
Xét xử Tiêu chí Xét xử vụ án hình sự chung Xét xử vụ án Covid-19 Thụ lý Giải quyết, xét xử Thụ lý Xét xử Vụ 88.607 79.409 144 136 Bị cáo 160.574 79.409 187 177 Nguồn: Vụ Tổng hợp, TANDTC
Từ bảng trên ta thấy, hiện nay, thực tiễn áp dụng pháp luật về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người đã có những hiệu quả bất ngờ, theo báo cáo cơng tác năm 2021 của Chánh án Tịa án nhân dân tối cao, kể từ ngày 01/10/2020 đến ngày 30/9/2021 thì về xét xử vụ án hình sự, Tịa án đã thụ lý 88.607 vụ với 160.574 bị cáo; giải quyết, xét xử được 79.409 vụ với 138.272 bị cáo, đạt tỷ lệ 89,62% số vụ án và 86,11% số bị cáo vượt 1,62% chỉ tiêu Quốc hội (thụ lý giảm 1.119 vụ, giải quyết giảm 8.361 vụ). Đặc biệt các vụ án liên quan đến dịch bệnh, TANDTC đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Tòa án xét xử kịp thời và tuyên án nghiêm khắc các vụ vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid- 19, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm (Covid- 19) nguy hiểm cho người. Về thụ lý và xét xử nhiều vụ án liên quan đến dịch Covid- 19, Tòa án đã thụ lý 144 vụ với 187 bị cáo, xét xử 136 vụ với 177 bị cáo (các tòa án chủ yếu xử phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm đối với 02 bị cáo, phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm đối với 30 bị cáo, mức phạt tù từ 3 năm trở xuống đối với 140 bị cáo, còn lại là các hình phạt khác). Tịa án đã đưa ra xét xử kịp thời và nghiêm khắc đối với nhiều bị cáo vi phạm pháp luật liên quan đến phòng
gian qua, nâng cao sự tin tưởng của người dân vào công lý, vào Đảng và Nhà nước ta.
Bên cạnh đó, trong năm 2021, hệ thống TAND tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ cải cách tư pháp như: Báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về tổ chức phiên tịa trực tuyến; cơng tác giải quyết đơn đề nghị Giám đốc thẩm, Tái thẩm được bảo đảm kịp thời; công tác xây dựng pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật và ban hành án lệ được chú trọng, góp phần đảm bảo tốt hơn việc giải quyết các vụ việc trong thực tiễn; công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn được quan tâm, triển khai có hiệu quả; cơng tác cơng khai bản án, quyết định có hiệu lực Tịa án trên Cổng thơng tin điện tử được các tịa án trong tồn quốc thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả; cơng tác cải cách thủ tục hành chính tư pháp tập trung vào thực hiện tốt mơ hình “Hành chính tư pháp một cửa”, đổi mới quy trình, thủ tục tiếp nhận, xử lý công việc; tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào các hoạt động của Tịa án..., nhằm xét xử kịp thời các vụ án liên quan đến vi phạm làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, góp phần tích cực vào cơng tác phịng chống dịch Covid-19.
Trên thực tế, một số vụ án bị xử phạt về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người đã xét xử và đưa ra kết luận của cơ quan điều tra, với các hình phạt tương ứng với hành vi của tội phạm được thể hiện qua các tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và diễn biến tại phiên tịa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Ngày 30/3/2021, TAND Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tịa xét xử bị cáo Dương Tấn Hậu (sinh năm 1992, huyện Hóc Mơn) là tiếp viên hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airlines về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Tại bản án sơ thẩm ngày 30/3/2021 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt bị cáo Dương Tấn Hậu 02 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 04 năm về tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người” theo điểm c, khoản 1 Điều 240 BLHS năm 2015.
định về cách ly y tế theo các quy định về phòng chống dịch, dẫn đến làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho nhiều người khác và gián tiếp lây bệnh cho một số người khác, hành vi này thuộc trường hợp phạm tội nghiêm trọng. Do đó, pháp luật đã có mức án nghiêm khắc nhằm giáo dục, răn đe. Căn cứ tại điểm c, khoản 1, Điều 240 BLHS năm 2015 quy định người phạm tội có thể bị phạt tiền 50.000.000 - 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Mức hình phạt đối với tội danh này lên đến 12 năm. Ngồi ra, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền 20.000.000 đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Vậy nên, HĐXX đã tuyên án đối với bị cáo Dương Tấn Hậu, tuyên phạt mức tù 02 năm án treo vì tội làm lây lan Covid-19 cho ba người. Ngồi ra án sơ thẩm cịn tun về kháng cáo theo luật định. Trong đơn kháng cáo gửi TAND Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Dương Văn Hậu 28 tuổi, đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại bộ bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM. Bị cáo cho rằng bị tuyên 02 năm tù treo và thời gian thử thách 04 năm là “quá nặng, quá nghiêm khắc”. “Bản án chưa thể hiện được tính nhân đạo, khoan hồng đối với người phạm tội lần đầu, biết lỗi, có nhân thân tốt, có đóng góp cho xã hội khi đại dịch Covid bùng nổ tồn cầu”. Trong q trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bị cáo chưa có tiền án, tiền sự. Ngồi ra, HĐXX khơng áp dụng hình thức phạt tiền đối với bị cáo do bị cáo có cha già, là lao động chính trong gia đình.
Cuối cùng Tịa sơ thẩm xét thấy khơng cần thiết cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội. Căn cứ diễn biến phiên xử, HĐXX khẳng định pháp luật đủ cơ sở tuyên phạt bị cáo Hậu mức hình phạt 02 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 04 năm về tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người” theo điểm c, khoản 1, Điều 240 BLHS 2015. Đây là vụ án hết sức nghiêm trọng làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, tuy nhiên pháp luật Việt Nam thể hiện tính nhân đạo nên HĐXX đã chấp nhận kháng cáo của bị cáo và áp dụng tình tiết giảm nhẹ, khơng xử phạt hành chính đối với bị cáo Hậu [31, 33].
Ngoài ra, một số hạn chế, tồn tại trước đây trong công tác xét xử các vụ án hình sự đã được các Tịa án khắc phục có hiệu quả như: việc áp dụng các tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã chuẩn xác hơn, khơng để xảy ra trường hợp nào kết án oan người khơng có tội, việc trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra, bổ sung về cơ bản đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật...
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, dịch Covid-19 càng ngày càng có những chuyển biến khác thường và có xu hướng càng nghiêm trọng hơn. Kể từ những năm cuối của năm 2021 đến đầu những năm 2022, tình hình dịch bệnh đã có sự thay đổi khác những năm trước đây. Do những đợt bùng dịch lây lan giữa các địa phương, sau đó là cả nước, đến khoảng cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm 2022 là khoảng thời gian đỉnh dịch của cả nước. Mặc dù đã được tiêm vắc-xin toàn dân nhưng mọi người ai cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu khơng thực hiện nghiêm túc các biện pháp chống dịch của Bộ Y tế. Thời gian sau khi dịch Covid-19 bùng đến đỉnh dịch, mọi người đa số đã bị nhiễm bệnh và khỏi bệnh. Thế nên bây giờ mọi người đã có biểu hiện của sự chủ quan, lơ là trong cơng tác phịng, chống dịch. Đây là nguy cơ bùng phát dịch đợt tiếp theo và khó có thể chấm dứt sớm dịch bệnh này, trừ khi thế giới có thể phát minh ra thuốc đặc trị Covid-19. Mà khi dịch bùng phát thì số tội phạm do hành vi liên quan đến phòng, chống dịch gây ra càng tăng. Vậy chúng ta cần phải nâng cao cảnh giác và có những biện pháp để khắc phục tình trạng này.