Quan điểm của Nhà nước về phòng, chống Tội làm lây lan dịch bệnh

Một phần của tài liệu Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 49 - 52)

7. Kết cấu của đề tài

3.1. Quan điểm của Nhà nước về phòng, chống Tội làm lây lan dịch bệnh

HÌNH SỰ VIỆT NAM

3.1. Quan điểm của Nhà nước về phòng, chống Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bên cạnh những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp mà con người đang thường xuyên phải đối mặt như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, ơ nhiễm mơi trường…, thì bệnh dịch cũng là kẻ thù vơ cùng đáng sợ đối với con người trên trái đất. Những căn bệnh nguy hiểm chết người đang xuất hiện nhiều và lây lan nhanh trên khắp thế giới là một trong những hiểm họa đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Ở nước ta, nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm là vấn đề cấp bách của xã hội, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước cũng như sự chung tay góp sức của tồn dân.

Quan điểm của Nhà nước về bảo đảm quyền về sức khỏe cho người dân

Việt Nam tham gia các Công ước, điều ước quốc tế về quyền con người, do đó Việt Nam cần phải tuân thủ các quy định để bảo vệ quyền con người. Việc vi phạm quyền con người trong sức khỏe cộng đồng, khơng chỉ góp phần làm trầm trọng thêm bệnh dịch mà đối với nhiều người còn bị xâm phạm trực tiếp các quyền cơ bản của con người khác. Do đó, địi hỏi phải có những chính sách của Đảng và Nhà nước để thực hiện một cách cơng bằng. Vì vậy, việc áp dụng một số biện pháp ứng phó như cách ly xã hội, đóng cửa biên giới với các nước, kiểm soát, cách ly bắt buộc với người nhập cảnh, đóng cửa trường học, hạn chế đi lại, khai báo y tế, cách ly toàn xã hội, xử lý nguồn lây bệnh, ổ dịch, quản lý lây nhiễm chéo tại cơ sở y tế, quản lý nguy cơ lây nhiễm ở các nhóm nguy cơ cao và trường hợp cần cách ly, lên phác đồ điều trị do chưa có vắc xin phịng bệnh…là việc hết sức cần thiết, tuy có hạn chế một số quyền con người như quyền tự do đi lại, quyền về việc làm, quyền tự do kinh doanh,… Là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế không phải là thế mạnh, y tế chưa hoàn toàn hiện

đại, nhưng với sự bảo vệ của Nhà nước đối với người dân có kế hoạch, chuẩn bị, tỉ mỉ thì việc phịng chống dịch trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Kết hợp cùng với đó là hành động của tồn dân trong việc phịng chống dịch. Với sự gồng mình hết sức của những người đứng đầu đất nước, các sở ban ngành, thì việc truyền bá tư tưởng, cách nhận thức cho người dân đã đạt được hiệu quả cao. Trong bối cảnh này, ở nhiều quốc gia trên thế giới bệnh nhân phải tự chi trả mọi chi phí điều trị Covid-19 thì việc ban hành văn bản chữa bệnh miễn phí được coi là một bước ngoặt trong quá trình bảo đảm sức khỏe của người dân mà không phải quốc gia nào cũng có thể thực hiện được.

Đứng trước sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp gây chết người (Covid-19) do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra thì nhà nước ta đã đưa ra những giải pháp cần thiết để tránh làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm này. Hiểu rõ căn nguyên của dịch bệnh sẽ đem lại hiệu quả cho việc xây dựng và phát triển các giải pháp ngắn và dài hạn nhằm ứng phó với dịch Covid- 19 nói riêng cũng như chiến lược quản lý rủi ro các bệnh lây truyền qua động vật nói chung. Cần tổ chức các cuộc hội đàm giữa các chuyên gia về buôn bán động vật hoang dã, chuyên gia về các bệnh lây truyền qua động vật, các cơ quan lập pháp, các tổ chức liên chính phủ hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, và các ngành liên quan như an toàn thực phẩm.

Để giảm thiếu tối đa việc làm lây lan bệnh truyền nhiễm ở mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng đã đưa ra những giải pháp cụ thể. Dù là giải pháp ngắn hạn hay dài hạn, có khả năng nhiều Chính phủ sẽ xem xét xây dựng các phương án quản lý rủi ro cụ thể hơn, thay vì các lệnh cấm chung chung. Trong đó có thể bao gồm: cấm bn bán và tiêu thụ một số loài và sản phẩm từ một số loài cụ thể; kiểm tra kiểm dịch chặt chẽ hơn ở các biên giới quốc tế; đóng cửa những thị trường mang rủi ro cao, như những điểm bán thịt động vật hoang dã; hoặc cấm tụ tập, bn bán thiếu kiểm sốt các loại động vật hoang dã và thuần dưỡng.

Quyền tiếp cận thông tin càng trở lên phổ biến hơn thì càng có nhiều phương thức truyền bá thơng tin, chính vì vậy có nhiều thơng tin về dịch bệnh khơng chính xác, xun tạc, ảnh hưởng xấu đến quyền tiếp cận thông tin của công dân gây ra hoang mang cho dư luận. Chẳng hạn như: xuyên tạc về việc không đủ lương thực thực phẩm cung cấp, số người chết do nhiễm Covid, có phương pháp tự điều trị tại nhà... Chính vì những thơng tin thất thiệt này đã dẫn đến việc người dân hoang mang lo lắng và thiếu hiểu biết lại đi cung cấp những thông tin sai lệch cho nhiều người khác. Trước tình hình này, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đã có những biện pháp xử lý phù hợp nhằm góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội. Cùng với đó, các cơ quan thực thi pháp luật có những biện pháp tăng cường rà soát, xử lý nghiêm túc, cương quyết đối với những cá nhân cố tình phát tán thơng tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang lo sợ cho người dân.

Bên cạnh đó phát huy vai trị quan trọng của Bộ, ngành tư pháp trong việc tham mưu xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật. Bảo đảm hệ thống pháp luật Việt Nam đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, hiện đại, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phí tn thủ thấp, có hiệu lực, hiệu quả cao, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là trung tâm, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế-xã hội và quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.

Vấn đề phòng, chống lây lan dịch bệnh truyền nhiễm luôn là vấn đề được quan tâm, triển khai các biện pháp nhanh chóng và quyết liệt. Chính vì vậy rất nhiều biện pháp y tế cộng đồng đã nhanh chóng được triển khai hiệu quả nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Việt Nam đã tận dụng hiệu quả ưu thế về mức độ người dân sử dụng điện thoại di động (150%) và mạng Internet (70%). Các thông tin và cảnh báo từ nhà chức trách về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch thường xuyên được nhắn cho người dân và cập nhật trên các trang web và mạng xã hội. Một số ứng dụng trên điện thoại để khai báo y tế và theo dõi tình hình dịch bệnh cũng được sử dụng. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay những phương thức tiếp cận người dân kịp thời và liên tục

chỉ là một trong rất nhiều ích lợi mà cơng nghệ thơng tin có thể mang lại trong bối cảnh dịch bệnh. Khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm, biện pháp “giãn cách xã hội” hay cụ thể là nỗ lực hạn chế tiếp xúc trong cộng đồng để làm chậm và hy vọng dừng hẳn việc dịch bệnh lây nhiễm, giải pháp này được cho là một trong những phương thức hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của virus. Đó là lý do tại sao nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện đóng cửa biên giới, hủy bỏ các hội nghị quan trọng, đóng cửa trường học và yêu cầu người dân ở trong nhà. Những biện pháp này sẽ làm gián đoạn cuộc sống thường nhật của tất cả mọi người nhưng sự trợ giúp của công nghệ thông tin, nền tảng hỗ trợ học tập, làm việc tại nhà, giao hàng tận nơi..., đem lại một cách thức mới để thích ứng dễ hơn với tình trạng “bình thường mới” này.

Ngồi ra Nhà nước cịn tổ chức tiêm vắc-xin phịng bệnh cho tồn dân nhằm phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Nhà nước khuyến khích người dân nên tiêm vắc-xin để bảo vệ sức khỏe cho chính mình cũng như cộng đồng nhằm phần nào miễn dịch toàn dân. Đây cũng là một trong những quan điểm của Nhà nước về phòng, chống Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam.

Từ những thực tiễn những bất cập và hạn chế của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người được nêu tại Chương 2, chúng tôi đề xuất giải pháp như sau:

Một phần của tài liệu Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)