• Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Nhật Bản và Nga là mối quan
hệ “dích dắc”, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử. Sau chiến tranh lạnh, cùng với sự đối đầu Xô - Mỹ kết thúc, quan hệ Nhật Bản và Nga cũng được cải thiện dần dần. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất giữa hai nước hiện nay là việc tranh chấp chủ quyền 4 hòn đảo cực nam của quần đảo Kuril (tiếng Nhật gọi là Chishima) kéo dài hơn 60 năm qua, lý do chính khiến Nhật Bản và Nga vẫn chưa ký kết được hiệp ước hòa bình kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
• Mặc dù vấn đề giải quyết tranh chấp lãnh thổ được ưu tiên hàng
đầu trong các chính sách đối ngoại với nước Nga, nhưng từ giữa thập niên 1990, chính phủ Nhật Bản cũng ý thức được rằng nếu cứ kiên trì đường lối cứng rắn đối với vấn đề này thì quan hệ Nhật - Nga sẽ khó phát triển. Chính phủ Nhật đã đưa ra một nguyên tắc mới nhằm tháo gỡ cho bước phát triển quan hệ giữa hai nước là
“tiếp xúc nhiều tầng”, với ý nghĩa không để cho quan hệ Nhật - Nga bị ảnh hưởng quá mức vào quá trình đàm phán lãnh thổ, mà thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như: xúc tiến đối thoại cấp cao, hợp tác giúp đỡ Nga trong vấn đề cải cách kinh tế, tăng cường trao đổi hợp tác vùng Viễn Đông Nga, triển khai đối thoại về an ninh khu
vực, đối thoại trong các diễn đàn quốc tế và tiến hành hội thảo ở các hình thức khác nhau về vấn đề ổn định và hợp tác trong khu vực Đông Bắc Á.
• Tháng 11-2008, trong cuộc hội đàm cấp cao Nhật - Nga, Tổng
thống Nga Medvedev cũng đồng ý về việc hai bên cần phải giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ, với đề án đưa ra cho phía lãnh sự Nga là “cách tiếp cận mới, sáng tạo và không bị giới hạn bởi tính hình thức”, trong khi phía Nhật thể hiện thái độ hướng tới giải pháp cuối cùng. Trong năm 2009, hai bên đã tiến hành 5 cuộc hội đàm cấp cao và hội đàm cấp Bộ trưởng ngoại giao. Tháng 2- 2009, Hội đàm cấp cao Nga - Nhật được tổ chức tại Sakharin, tháng 5-2009, đối thoại quân sự giữa hai bên đã diễn ra khi Thủ tướng Nga Putin thăm Nhật, tháng 7-2009, đàm thoại song
phương tại Hội nghị thượng đỉnh G8 tại L’Aquila (Ý), phía Nhật đưa ra đề xuất về sửa đổi “Luật về phòng vệ đặc biệt nhằm giải quyết các vấn đề lãnh thổ phía Bắc”, song chưa thu được kết quả khả quan do mỗi bên vẫn bảo lưu ý kiến trái chiều.
• Tháng 9-2009, đã xảy ra cuộc chuyển giao quyền lực chính trị
lớn nhất thập niên 2000 ở Nhật Bản, và ngay khi chính quyền Hatoyama ra đời, chính phủ Nga đã bày tỏ mong muốn mạnh mẽ về việc nâng tầm quan hệ Nga - Nhật. Trong cuộc hội đàm cấp cao bên lề Hội nghị Liên Hợp Quốc tháng 9 cùng năm,
Thủ tướng Hatoyama và tổng thống Medvedev đã đồng thuận về việc cần phải “làm mới quan hệ hai nước” trong bối cảnh phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có việc cùng tìm ra hướng đi mới cho vấn đề lãnh thổ. Phía Nhật Bản khẳng định phương châm xúc tiến quan hệ chính trị và kinh tế là hai trục chính trong quan hệ với Nga, và đặt nước này vào vị trí “đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.
• Tháng 11-2009, tại cuộc họp thượng đỉnh APEC tại Singapor, hai bên đã nhất trí sẽ cùng nhau giải quyết dứt điểm vấn đề tranh chấp lãnh thổ, và tháng 12 sau đó đã có cuộc hội đàm cấp Bộ trưởng, đề ra “Kế hoạch hành động Nhật - Nga”, cụ thể hóa những bước đi
nhằm xúc tiến quan hệ giữa hai nước. Về vấn đề các đảo đang tranh chấp, hai bên cũng đã có sự nhượng bộ như: phía Nga cho phép
Nhật Bản giao lưu, tự do thăm quan và viếng thăm phần mộ tổ tiên tại bốn hòn đảo trên.Về quan hệ kinh tế, trong những năm gần đây, quan hệ kinh tế giữa hai nước đã được mở rộng nhanh chóng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước trong năm 2009 đã giảm mạnh từ con số 29,7 tỷ USD của năm 2008 (mức cao nhất từ trước tới nay), xuống còn 12,1 tỷ USD.Có thể nói, mặc dù hiện tại Nhật Bản tuy
chưa ký kết được Hiệp ước hòa bình với Nga, nhưng hai nước đã mở rộng quan hệ theo nhiều tầng, nhiều cấp độ, cố gắng để vấn đề chính trị không ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế.