• Nhật Bản và Mỹ là hai nước đồng minh có chung những lợi ích chiến lược và các giá trị cơbản,quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ là trục chính trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản.
• Mối quan hệ này, mà trung tâm là Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ, đến nay đã trải qua hơn 60 năm kể từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhật Bản luôn khẳng định rằng, “mối quan hệ này đã đem lạihòa bình và sự phồn thịnh cho đất nước Nhật Bản cũng như khu vực viễn đông, và nó cũng hoạtđộng như một thể chế có tác dụng tạo ra sự hòa bình và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương.Nằm ở khu vực địa chính trị mà trong đó có Trung Quốc đang trỗi dậy, Hàn Quốc cũng đang trên đà phát triển mạnh, đặc biệt là
CHDCND Triều Tiên có tiềm lực quân sự và hạt nhân, rõ ràng Nhật Bản vẫn rất cần hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực an ninh và quân sự. Mối quan hệ với Washinton được ví như chiếc ô quân sự bảo vệ an ninh cho Tokyo. Bởi vậy, cho đến nay, tại lãnh thổ Nhật Bản vẫn có gần 10 căn cứ quân sự với gần 50.000 binh sĩ Mỹ. Riêng căn cứ quân sự của Mỹ tại đảo Okinawa đã có tới 20.000 quân Mỹ. Cựu Thủ tướng Hatoyama trong chiến dịch tranh cử của đảng DPJ mùa thu năm 2009 đã nêu ra vấn đề xem xét lại căn cứ không quân của Thủy quân lục chiến Mỹ ở Futenma - một quận đảo nhỏ trên đảo
Okinawa, song cũng chỉ là chuyển đến một khu vực khác trên lãnh thổ Nhật Bản. Mặc dù vậy, ông cũng đã không thành công trong việc di dời căn cứ quân sự này, dẫn đến việc buộc phải từ chức. Có thể nói, các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản giống như “một câu chuyện dài nhiều tập không có hồi kết”.
• Nhìn lại quá khứ, trong thời kỳ chính quyền Bush và phái cầm quyền LDP, Tokyo vàWashington đã có những tiến bộ đáng kể trong việc mở rộng hợp tác chiến lược Nhật - Mỹ và khuyến khích Nhật Bản “đảm nhận vai trò quốc tế tích cực hơn”. Sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, Nhật Bản đã triển khai quân đội phục vụ chiến đấu giúp đỡ Mỹ và các lực lượng đồng minh ở Afganistan. Trong năm 2004, Tokyo đã gửi các đơn vị phục vụ chiến đấu tới Irắc, mặc cho làn sóng phản đối trong nước. Trong năm 2005, Mỹ và Nhật Bản đã thông báo một thoả thuận mới nhằm đẩy mạnh hợp tác quân sự hai bên. Kế hoạch này đòi hỏi cần phải tổ chức lại lực lượng Mỹ, và cũng đòi hỏi Nhật Bản nắm giữ vai trò tích cực hơn (phục vụ chiến đấu) trong việc duy trì an ninh khu vực cũng như an ninh toàn cầu. Tuy nhiên, từ giữa năm 2007, rối loạn chính trị và sự phân chia trong chính phủ Tokyo đã làm thay đổi một vài tiến trình trong quan hệ an ninh giữa hai nước
• Sau thắng lợi của đảng Dân chủ Nhật Bản ngày 30-8-2009, chính phủ mới của DPJ đã có những động thái điều chỉnh lại quan hệ với Mỹ theo hướng độc lập, tránh phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ, nhất là trong các
vấn đề của châu Á. Lần đầu tiên, chính phủ của Tokyo đã đưa ra một đề nghị khiêm tốn nhưng có ý nghĩa sâu xa: “đặt liên minh Mỹ - Nhật trên một nền tảng bình đẳng hơn (on a more equal footing)”. Cựu Thủ tướng Hatoyama đã khởi đầu cách tiếp cận mới này bằng việc chấm dứt sứ
mạng tiếp liệu xăng dầu trên Ấn Độ dương cho các tàu chiến và phi cơ của Mỹ, mặc dù thay vào đó, nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng của quyết định này, chính quyền Tokyo đã đưa ra khoản ngân sách khoảng 5 tỉ USD trong 5 năm viện trợ phát triển dành cho chính phủ Afganistan. Trên thực tế, trong bối cảnh nền kinh tế liên tục tụt dốc, chính quyền DPJ đã phải tập trung giải quyết nhiều vấn đề đối nội và cắt giảm chi tiêu, trong đó có việc rà soát lại sự tồn tại của những căn cứ quân sự Mỹ trên đất Nhật, những căn cứ đã ngốn khoảng trên 4 tỷ USD mỗi năm của nước Nhật vào việc gánh chịu chi phí để duy trì nó.
• Một lý do khác mà chính quyền mới của Nhật cho là quan trọng khi thực hiện chính sách “bình đẳng hơn” với Mỹ, đó là việc “tạo dựng một vị thế mới cho Nhật Bản tại châu Á”, lục địa đang sở hữu những quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và quân sự như Trung Quốc, Ấn Độ. Trong bối cảnh mới của một châu Á đang trên đà phát triển và liên tục đạt mức tăng trưởng cao nhất Thế giới (4% trong những năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2008, 6,8% trong năm 2009 và 8% dự kiến năm 2010) như hiện nay, Nhật Bản buộc phải trở thành một quốc gia “Châu Á
hơn và ít phương Tây hơn”. Sự lệ thuộc vào Mỹ sẽ khiến cho Nhật Bản có nguy cơ bị coi là “nằm ngoài khu vực” và khó cạnh tranh với vị thế của Trung Quốc trong khu vực này.
• Tuy nhiên, chính quyền Tokyo không dễ dàng thay đổi, dù chỉ là phần nhỏ mối quan hệ đồng minh chiến lược vốn là trụ cột cho mọi chính sách đối ngoại của nước này. Các quan chức Bộ ngoại giao Nhật Bản đã chỉ ra rằng “sự ổn định của quan hệ Nhật - Mỹ gắn kết với sự ổn định của quan hệ Nhật Bản với toàn bộ châu Á”. Một số vụ xích mích trên biển vừa qua như: việc quân đội Hải quân Trung Quốc đã áp sát một cách bất thường lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật Bản, vụ việc tàu tuần tra Trung Quốc gây cản trở tàu tuần tra của lực lượng an ninh
trên biển khu vực giữa Nhật Bản và Trung Quốc… có thể là dấu hiệu “xem nhẹ” của Trung Quốc đối với nước này khi mối quan hệ Nhật - Mỹ đang có những bất ổn. Ngoài ra, việc thử tên lửa và vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên hồi tháng 5-2009, vụ chìm tàu ngầm Hàn Quốc
tháng 3-2010 vừa qua lại càng làm tăng thêm lo ngại của các chính trị gia Nhật Bản về một khu vực Đông Á thiếu vắng ô quân sự của Mỹ.
• Các đảng đối lập liên tục chỉ trích chính quyền DPJ về “sự yếu đi” của liên minh Nhật - Mỹ sẽ kéo theo “sự ngừng trệ” trong
quan hệ ngoại giao với châu Á. Thực ra, khi Thủ tướng Hatoyama yêu cầu “một sự bình đẳng hơn” trong quan hệ Nhật - Mỹ, ông
cũng đã tuyên bố rằng “không tìm kiếm một sự thay đổi căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật và quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ sẽ tiếp tục là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Nhật
Bản”. Người kế nhiệm của ông, tân Thủ tướng Naoto Kan cũng đã phát biểu trong cuộc họp báo ngay sau khi nhậm chức rằng “quan hệ Nhật - Mỹ vẫn tiếp tục được duy trì như là cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Tokyo”.
• Về ngoại giao, cơ chế trao đổi cấp cao Nhật - Mỹ tiếp tục được tăng cường. Trong cuộc gặp vào cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Bush tại hội nghị thượng đỉnh G8 tháng 7-2008 tại Hokkaido, quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ đã được khẳng định là “phát triển trên mọi phương diện, đặc biệt là an ninh và kinh tế” trong suốt nhiệm kỳ 8 năm của vị Tổng thống này. Tháng 1-2009, ngay sau khi chính quyền mới của nước Mỹ ra đời, Tổng thống Barac Obama đã lập tức có cuộc điện đàm với người đồng cấp của Nhật, khi đó là Thủ tướng Shinzo Abe, khẳng định sự hợp tác của hai nước trong các lĩnh vực: (1) Kinh tế, tiền tệ quốc tế, (2) Chống khủng bố tại Trung Đông, (3) Giải quyết các vấn đề quốc tế như biến đổi khí hậu, năng lượng, vấn đề phát triển châu Phi… (4) Vấn đề bắt cóc con tin và các vấn đề liên quan đến Bắc Triều Tiên, tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh, cùng nhau giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh của khu vực Châu Á - Thái Bình dương. Tháng 11-2009, trong chuyến công du châu Á đầu tiên, Tổng thống Obama đã thăm chính thức Nhật Bản. Từ đó tới nay thường xuyên có các cuộc viếng thăm, trao đổi cấp cao giữa hai bên.
• Một cơ chế hợp tác chính trị quan trọng giữa Nhật Bản và Mỹ là đối thoại chiến lược, với mục đích đưa ra những quan điểm và chiến lược chung trong việc nhận thức và giải quyết các vấn đề quốc tế trong giai đoạn trung và dài hạn. Tháng 4-2009, tại
Kyanbera (Australia), Hội nghị đối thoại chiến lược cấp cao Nhật - Mỹ đã được tiến hành. Tại hội nghị, hai bên đã thảo luận về vấn đề Bắc Triều Tiên, tình hình Trung Đông, vấn đề cải cách Hội
đồng bảo an Liên hợp quốc, việc hợp tác giữa hai nước trong tiến trình G8…, đồng thời cũng khẳng định đối thoại chiến lược giữa hai nước cần phải được tiếp tục. Tháng 6 cùng năm, đối thoại
chiến lược cấp thứ trưởng giữa hai nước cũng được tiến hành tại Tokyo. Ngoài ra, trong tháng 9 còn có cuộc đối thoại chiến lược ba bên Nhật - Mỹ - Úc, với mục tiêu đẩy mạnh sự hợp tác tay ba của các nước này trong các vấn đề quốc tế.
• Về phương diện kinh tế, trong những năm gần đây, quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Mỹ đã chuyển từ mối quan hệ “cọ xát” sang “cộng tác” thông quan các cơ chế đàm thoại. Trong khuôn khổ của “Đối tác kinh tế Nhật - Mỹ vì sự phát triển”, hai nước đã đưa ra “Sáng kiến về cải cách quy chế và chính sách cạnh tranh”. Về thương mại, năm 2008, tổng giá trị xuất khẩu của Mỹ sang Nhật trị giá 66,6 tỷ USD; trừ NAFTA, Nhật Bản là đối tác xuất khấu lớn thứ hai sau Trung Quốc. Xuất
khẩu của Nhật Bản sang Mỹ cùng thời gian là 139,2 tỷ USD. Mỹ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản. Tỷ lệ thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Nhật là 72,7 tỷ USD, chiếm 9,1% trong tổng giá trị thâm hụt thương mại của nước này. Tuy nhiên, tỷ lệ thâm hụt thương mại của Nhật có xu hướng giảm.