III. Các công cụ để Nhật Bản thưc hiện chính sách ngoại giao của mình :
IV.Tổng kế t:
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản thực sự chú trọng đến Châu Á, cụ thể là Đông Á với chiến lược khẳng định vai trò chủ đạo ở đây. Là cường quốc kinh tế lớn nhất ở Châu Á với GDP năm 2006 lên đến 4300 tỷ USD, Nhật Bản cần có môi trường xung quanh ổn định để phát triển. Với tính ưu việt về công nghệ, ngành công nghiệp, tài chính, có thể nói Nhật Bản vẫn chưa đủ những yếu tố cho phát triển bền vững. Không giống các cường quốc khác, Nhật Bản bị phụ thuộc nhiều vào
nguồn nhiên liệu và nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều chứng cứ rằng, kinh tế Nhật Bản đang có những
dấu hiệu lạc hậu, và chính sự tụt hậu này sẽ trở thành nhân tố phá hoại những nền tảng cho sự phát triển kinh tế một cách bền vững của Nhật Bản trong tương lai. Cùng với đó, xuất hiện các yếu tố khác gây bất ổn định như: dân số Nhật Bản đang bị lão hóa, sự gia tăng chi phí tiêu dùng, du lịch, gia tăng nhập khẩu, dịch chuyển sản xuất sang các quốc gia
khác, chuyển dịch cơ cấu từ sản xuất công nghiệp sang các loại hình dịch vụ, gia tăng tính bất ổn định của thị trường chứng khoán.
• Về tham vọng chính trị của đất nước Mặt trời mọc có thể nhận thấy Nhật
Bản đang khát khao vị trí Ủy viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nếu như sự mất cân đối đó được giải quyết, với sức mạnh quân sự và chính trị cùng với sức mạnh kinh tế, Nhật Bản sẽ tạo ra được những thay đổi mang tính cách mạng không chỉ ở khu vực mà còn trên toàn thế giới. Nhật Bản muốn thông qua ngoại giao kinh tế nhằm phát huy vai trò
toàn diện ở Đông Á và sử dụng Đông Nam Á làm cơ sở để Nhật Bản vươn lên thành cường quốc chính trị thế giới. Nhật Bản luôn cần sự ủng hộ của các nước lớn. Chính bởi thế, Nhật Bản đã có những điều chỉnh trong quan hệ với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới theo hướng cân bằng, mở rộng. Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh là thời cơ tốt cho Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng trong các định chế khu vực và thế giới. Nhật Bản đã hoàn thành một cách tốt nhất nghĩa vụ thành viên của các định chế quốc tế, nhất là ở phương diện đóng góp các nguồn lực theo các nguyên tắc đã cam kết với Liên Hợp Quốc, với Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF), Ngân hàng thế giới (World Bank - WB) và với các tổ chức khác mà Nhật Bản là thành viên.
• Hiện nay, Nhật Bản đang bị kẹt trong một tình thế khó khăn. Đó là sự phụ
thuộc quá lớn vào Mỹ để duy trì nguyên trạng ở khu vực song lại phải tìm kiếm sự công nhận của các nước láng giềng đối với vai trò của mình. Từ khi quan hệ kinh tế của Nhật Bản với các nước Châu Á tiếp tục phát triển. Nhật Bản lấy Châu Á làm chỗ dựa để mặc cả với Mỹ, nhưng Nhật Bản cũng đang hết sức lo ngại về ưu thế cạnh tranh của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Còn
trong quan hệ với Mỹ, cho dù Nhật Bản là đồng minh, là đối tác tin cậy của Mỹ trong khu vực Đông Á nói riêng, Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và phải thực hiện vai trò to lớn do Mỹ giao cho ở khu vực này, song giữa Mỹ và Nhật Bản vẫn có những mâu thuẫn sâu sắc về kinh tế - thương mại, hơn nữa, Nhật Bản còn đang tìm cách giải quyết các công việc đối nội, đối ngoại của mình. Những năm đầu thế kỷ XXI này đặc biệt là thời gian gần đây, thế giới đã được chứng kiến sự chủ động và độc lập với Mỹ của Nhật Bản trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như vấn đề môi trường sinh thái, nhất là việc thực hiện các cam kết trong Nghị định thư Kyoto về giảm hiệu ứng nhà kính.
• Nhật Bản cũng điều chỉnh chính sách viện trợ phát triển (ODA)
trên cơ sở thay đổi một số nguyên tắc và mục tiêu tài trợ ODA theo hướng ưu tiên cho các nước nghèo hơn với một khối lượng ODA lớn hơn; toàn cầu hóa tài trợ ODA; ưu tiên cho Đông Á; khuyến khích các khoản vay ODA hướng tới sự phát triển bền vững… Trong thập niên qua, lợi dụng tài trợ ODA cho các nước, Nhật Bản đã gắn mục tiêu ODA với việc thúc đẩy và đạt tới các lợi ích thương mại với Nhật Bản.
Từ thực tế đó, có thể nhận định rằng con đường tiến tới một “siêu cường chính trị” của Nhật Bản còn rất dài bởi lẽ vượt qua trở ngại “bên trong” là điều có thể cho dù rất khó khăn song vượt qua trở ngại “bên ngoài” là điều không thể nếu cuộc cải tổ Liên Hợp Quốc không diễn ra như người Nhật Bản mong muốn. Như vậy, cùng với các chủ thể như Mỹ, các cơ chế đa phương (ASEAN, ARF, APEC), các chủ thể phi quốc gia (các tổ chức phi chính phủ, các công ty
xuyên quốc gia); Nga, Trung Quốc và Nhật Bản đã trở thành những chủ thể cơ bản của cục diện chính trị Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI. Với vị trí và vai trò của mình, ba nước đã và đang điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, đặc biệt là với các nước lớn còn lại trong khu vực Đông Á. Điều này thể hiện rõ những toan tính trong ván cờ chính trị khu vực