Ngoại giao văn hó a:

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 2000 đến nay (Trang 65 - 72)

III. Các công cụ để Nhật Bản thưc hiện chính sách ngoại giao của mình :

1/ Ngoại giao văn hó a:

Một trong những đối sách quan trọng của Nhật Bản về sự gia tăng quyền lực mềm đó là thực thi chiến lược ngoại giao văn hóa nhằm nâng cao quốc lực văn hóa và nâng tầm ảnh hưởng quốc gia trên trường quốc tế. Để đạt được mục đích như vậy, Nhật Bản tích cực triển khai ngoại giao văn hóa, giao lưu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng tư đầu thế kỷ XXI đến nay. Cho dù sự xung đột và đối lập trên thế giới vẫn tồn tại, song không thể phủ nhận giá trị đặc biệt của ngoại giao văn hóa, giao lưu văn hóa có thể tránh khỏi mâu thuẫn, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa và văn minh. Hơn nữa, Nhật Bản tích cực tiến hành các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế để bảo tồn tài sản văn hóa với quan điểm tài sản văn hóa là tài sản chung của nhân loại. Như vậy, văn hóa quốc gia góp phần thúc đẩy thế giới hiểu biết Nhật Bản, qua đó, nâng cao hình tượng Nhật Bản bằng sự lôi cuốn, hấp dẫn cũng như giành được sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Xác định như vậy, Nhật Bản coi quảng bá văn hóa là phương cách quan trọng nhất để đạt được các mục tiêu trên. Các công cụ quảng bá chủ yếu là phổ cập tiếng Nhật, giao lưu văn hóa, nghệ thuật

truyền thống và hiện đại, hoạt hình, truyện tranh, âm nhạc, điện ảnh, phim truyền hình, thời trang, ẩm thực… Quảng bá văn hóa còn được nâng lên tầm cao mới với việc khẳng định trong văn kiện có tính cương lĩnh ngoại giao văn hóa quốc gia là "Giao lưu văn hóa của quốc gia hòa bình" do cựu Thủ tướng Nhật Bản Koizumi phê duyệt năm 2005.

Để tăng cường xuất khẩu các sản phẩm văn hóa đặc trưng của

Nhật Bản ra nước ngoài, Bộ Kinh tế, Bộ Công thương đã quyết định thành lập các đội đặc nhiệm định hướng giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thâm nhập các thị trường

nước ngoài. Nhằm thu hút sự chú ý của nước ngoài, các nhóm đặc nhiệm sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực là thời trang, ẩm thực, nhà ở, du lịch, giải trí, đồng thời tổ chức biên chế theo từng khu vực để

quảng bá và bán các sản phẩm văn hóa. Bên cạnh đó, mỗi nhóm đặc nhiệm còn mời các chuyên gia chính phủ và dân sự vào "Ban cố vấn sáng tạo" nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác thị

Một yếu tố quan trọng đó là chính phủ Nhật Bản sẵn sàng đóng vai

trò trung gian giới thiệu các doanh nghiệp hợp tác với nhau, cung cấp thông tin thị trường. Như đã đề cập ở phần trước, Phòng Văn hóa Nhật Bản, không chỉ được chính phủ đưa quảng bá văn hóa vào chiến lược tăng trưởng mới mà còn đặt mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, Phòng Văn hóa Nhật Bản còn có chức năng đào tạo và thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Chính phủ Nhật Bản còn hỗ trợ một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa ra nước ngoài đó là đào tạo nguồn nhân lực gồm: nhân lực quản lý, nhân lực sáng tạo.

Thật vậy, từ đầu thế kỷ XXI đến nay, chính sách văn hóa của

Nhật Bản cũng có nhiều thay đổi nhằm phù hợp với thời đại toàn cầu hóa sâu rộng và sự phát triển với tốc độ "chóng mặt" của

công nghệ thông tin. Do đó, mục tiêu hướng tới "Toàn cầu hóa nền công nghiệp văn hóa" của Nhật Bản đòi hỏi cần có các chính sách thích hợp với việc mở rộng thị trường nước ngoài. Như vậy, nhiều bộ, ban, ngành, cơ quan chính phủ như Bộ Văn hóa giáo dục, Đại sứ quán, Quĩ giao lưu quốc tế (Japan Foundation), Tổ chức Xúc tiến Thương mại hải ngoại (JETRO) v.v… với nhiệm vụ dùng công nghiệp văn hóa thu hút thị trường ở nước ngoài, đồng thời có trách nhiệm sau:

Hỗ trợ các địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức các hoạt động

văn hóa ở nước ngoài. Chẳng hạn: Liên hoan Quốc tế Công nghiệp giải trí (Festival Content), Liên hoan Phim hoạt hình (Festival Anime), Liên hoan Quốc tế truyện tranh (Festival Manga), Lễ hội Quốc tế Cosplay (trang phục theo các nhân vật phim hoạt hình), Lễ hội Quốc tế trò chơi điện tử (Festival Game)… Bên cạnh đó, nhằm quảng bá nền công nghiệp giải trí, tổ chức các sự kiện quốc tế lớn như: "Sức hút Nhật Bản", "Đại sứ văn hóa" ở nhiều nước trên thế giới.

Hỗ trợ các doanh nghiệp điều tra, cung cấp thông tin thị trường nước ngoàiThúc đầy sự hợp tác với các nước Châu Á về công nghiệp văn hóa, chẳng

hạn như: Tổ chức cuộc thi sáng tác truyện tranh, phim hoạt hình dành cho người nước ngoài. Đặc biệt, hàng năm tổ chức diễn đàn hợp tác phát triển công nghiệp giải trí giữa 3 quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc do Bộ Kinh tế, Bộ Công Thương Nhật Bản đăng cai.

Sự thay đổi nhanh chóng tình hình quốc tế thời đại toàn cầu hóa cũng khiến

cho chính phủ Nhật Bản phải có những đối sách phù hợp trong việc đẩy mạnh công nghiệp văn hóa với mục tiêu ngày càng lớn hơn. Thật vậy, nếu như tháng 4/2004, chính phủ chỉ đưa ra "Chính sách khuyến khích kinh doanh công

nghiệp giải trí" thì đến 3/2007 đã nâng lên tầm cao mới đó là "Hướng tới một cường quốc về công nghiệp văn hóa mũi nhọn trên thế giới". Tiếp đó, tháng 9/2007, công bố "Chiến lược toàn cầu của nền công nghiệp giải trí" để rồi đến tháng 5/2010 đề xuất "Chiến lược tăng trưởng công nghiệp giải trí". Để đạt được mục tiêu này, các chính sách, biện pháp thực hiện đòi hỏi, sự kết hợp "nhịp nhàng" cả trong và ngoài nước. Một hình thức được triển khai ở hầu hết các hải cảng, sân bay của Nhật Bản nhằm quảng bá về đất nước, con

người, ẩm thực, thời trang, phim hoạt hình, truyện tranh của Nhật Bản đó là quảng cáo bằng truyền hình, sách báo, áp phích… Các chương trình du lịch đến Nhật Bản, ngoài các địa điểm du lịch nổi tiếng về danh lam, thắng cảnh còn được mở rộng với các hình thức mới như: du lịch, ẩm thực, du lịch Anime, Manga, Cosplay… qua đó, tạo nên mô hình liên kết chặt chẽ, khai thác tối đa mọi ưu thế của giá trị văn hóa quốc gia.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 2000 đến nay (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(99 trang)