III. Các công cụ để Nhật Bản thưc hiện chính sách ngoại giao của mình :
1990. Từ năm 1994 đến 2004, Nhật Bản đã đảm nhận gần 1/5 tổng số khối lượng ODA thế giới Mặc dù phần đóng góp của họ đã giảm kể từ năm 2000 nhưng nó
ODA thế giới. Mặc dù phần đóng góp của họ đã giảm kể từ năm 2000 nhưng nó vẫn có ý nghĩa với con số 9.699 tỷ USD năm 2008" [10]. Các nước cũng nhận thức được rằng, các chương trình viện trợ ODA của Nhật Bản cho họ là hết sức cần thiết bởi đó chính là vốn, công nghệ, tri thức quản lý để từ đó sẽ tạo ra việc làm mới, thu nhập mới cho các nước nhận viện trợ và điều này đáp ứng được nhu cầu của các nước. Nói cách khác, nhu cầu của cả hai phía đã tạo cơ sở để
Nhật Bản thực thi chính sách viện trợ của họ cho nhiều nước trong suốt thời gian qua đến nay. Viện trợ ODA cho các nước với nhiều hình thức đa dạng và được thực hiện trong rất nhiều lĩnh vực. Tính đa dạng của viện trợ ODA cũng gắn liền với hoàn cảnh cụ thể của từng nước. Về cơ bản, các nước có mức thu nhập theo đầu người thấp thường nhận sự ưu tiên về đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực.
• Với những nước có trình độ phát triển cao hơn lại nhận được các
khoản viện trợ thông qua hợp tác phát triển kỹ thuật. Điểm đáng chú ý, Nhật Bản thực thi hành chính viện trợ ODA cho các nước (chẳng hạn với ASEAN) không kèm theo các điều kiện khắt khe. Song, chính sách này cũng dựa trên những nguyên tắc nhất định và yêu cầu các nước nhận viện trợ chấp thuận, ví dụ: đó là nguyên tắc không sử dụng sai mục đích viện trợ, không viện trợ cho quân sự, chống tham nhũng… Hơn nữa, Nhật Bản đã không đặt ra các điều kiện mang tính chất áp đặt gắn với chính trị, do vậy, tạo nên tâm lý dễ chấp nhận cho các nước nhận viện trợ. Chính điều này đã tạo ra nhiều cơ hội để gia tăng các hoạt động viện trợ và đến lượt nó, thúc đẩy hơn nữa các quan hệ kinh tế song phương giữa Nhật Bản với các quốc gia.
• Đối với Nhật Bản, viện trợ ODA luôm chiếm một vị trí quan trọng trong các hoạt
động thúc đẩy hòa bình và an ninh thế giới. Mục tiêu của ODA đã được khẳng định trong chính sách quốc gia đó là "góp phần cho hòa bình và phát triển của cộng đồng quốc tế và từ đó giúp bảo đảm an ninh và phồn vinh của Nhật Bản", qua đó thấy được vai trò, vị trí quan trọng của ODA trong an ninh của Nhật Bản.
• Những đóng góp của Nhật Bản đối với các hoạt động của Liên Hợp quốc trong
việc duy trì hòa bình và các hoạt động khác cũng bao hàm ý nghĩa sâu sắc. Chẳng hạn, đến tháng 9/2010, Nhật Bản tham gia nhiều hoạt động gìn giữ hòa bình (OMP) của Liên Hợp quốc ở Angola (1992), Campuchia (1962), Môdămbích (1993), Xanvađo (1994), Gôlan (1996), Timo Leste (2007 và 2010), Nepan (2007), Xu đăng (2008), Haiti (2010). Ngoài ra, Nhật Bản còn tham gia các hoạt động quốc tế tại Ruanđa (1994), Timo Leste (1999), Apganixtan (2001) và Irac (2003). Tuy nhiên, sự tham gia của Nhật Bản chưa nhiều về số lượng nhân lực, ví dụ năm 2009, chỉ có 39 người Nhật Bản tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, đứng hàng thứ 83 so với các nước khác.
• Với tư cách là một quốc gia nỗ lực vì hòa bình, Nhật Bản
đã đưa ra các chính sách giải trừ phòng bị quân sự, coi nhẹ vũ trang, chủ trương không phát triển vũ khí hạt nhân,
không xuất khẩu vũ khí… Bên cạnh đó, quốc gia này cũng đã đưa ra được những sáng kiến chủ động về các vấn đề môi trường. Có thái độ và hành động tích cực trong các chương trình nghị sự quan trọng của cộng đồng quốc tế về các vấn đề môi trường toàn cầu. Đóng góp tích cực trong việc khôi phục thảm họa trong khu vực cũng như các vấn đề sức khỏe, kiểm soát bệnh truyền nhiễm và các vấn đề toàn cầu khác.