Ngoại giao công chún g:

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 2000 đến nay (Trang 87 - 90)

III. Các công cụ để Nhật Bản thưc hiện chính sách ngoại giao của mình :

2/ Ngoại giao công chún g:

Bên cạnh ngoại giao văn hóa, Nhật Bản còn tiến hành ngoại giao công chúng thông

qua văn hóa đại chúng. Ngoại giao công chúng có thể hiểu là các hoạt động nhằm tạo những ấn tượng, sự thiện cảm của đối tượng đối với chủ thể. Trường hợp của Nhật Bản là nhằm tạo ra những người hâm mộ, cảm tình với quốc gia này. Song, để có được sự hâm mộ, cảm tình của nhiều người nước ngoài với Nhật Bản thì mỗi công dân nước này đều có trách nhiệm tham gia vào chiến lược quảng bá, tăng cường sự thiện cảm của người nước ngoài với đất nước và con người Nhật Bản.

Việc xúc tiến quảng bá, tuyên truyền hình ảnh Nhật Bản dần thay đổi theo thời gian

nhằm phù hợp với hoàn cảnh lịch sử từng giai đoạn. Sự thay đổi này liên quan đến việc lựa chọn hình ảnh quảng cáo, khẩu hiệu đi kèm theo các sách hướng dẫn du lịch, các trang web giới thiệu về đất nước, con người Nhật Bản. Tất cả đều nhằm mục đích gắn liền với văn hóa nói chung, văn hóa đại chúng Nhật Bản thời toàn cầu hóa nói riêng.

Các chính sách, biện pháp của Chính phủ Nhật Bản về ngoại giao văn hóa với mục

đích tuyên truyền, quảng bá trên phạm vi toàn cầu, song Nhật Bản luôn đặc biệt chú trọng đến chính sách ngoại giao văn hóa hướng về Châu Á bởi những lý do có tính lịch sử và tính thời đại toàn cầu hóa, khu vực hóa hiện nay.

Thứ nhất, trải qua thời gian của lịch sử song hình ảnh về một nước Nhật có sự khác biệt với người Châu Á dường như vẫn tồn tại trong suy nghĩ của một số quốc gia. Hình ảnh một "nước Nhật vô cảm" (Faceless Japan) hay "quả chuối Nhật Bản" (Banana Japan)… đều thể hiện hàm ý rằng Nhật Bản không hiểu Châu Á bởi tuy họ khoác lên mình các vỏ mầu vàng (là quốc gia Châu Á) nhưng mang màu trắng bên trong (suy nghĩ theo kiểu phương Tây). Không chỉ vậy, hiện tượng "chủ nghĩa dân tộc" ở Trung Quốc, Hàn Quốc nổi lên tại khu vực Đông Bắc Á cùng với những vấn đề mang tính lịch sử với các nước Châu Á.

Thứ hai, toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á khiến cho quyền lực mềm của các quốc gia vùng lãnh thổ cũng gia tăng nhanh chóng

Thứ ba, hiện nay Châu Á được đánh giá là khu vực năng động nhất

trên thế giới với sự nổi lên của Trung Quốc, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khiến Nhật Bản cần xem xét lại vị trí của khu vực (cũng như của chính mình) trong chính sách đối ngoại của mình.

Bên cạnh việc chú trọng chính sách hướng về Châu Á, Chính phủ Nhật Bản triển khai kế hoạch xây dựng các Trung tâm Nhật Bản (JCC) ở các nước trong khu vực. Khởi đầu của kế hoạch này đánh dấu bằng sự ra đời của JCC tại Singapore (tháng 11/2009) và là một mô hình mới của trung tâm văn hóa giới thiệu thông tin của Nhật Bản hiện nay. Cụ thể hơn, đây là một cơ sở để phổ biến thông tin về văn hóa của công nghệ Nhật Bản hiện tại và có thể là một mô hình cho tương lai.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 2000 đến nay (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(99 trang)