Sushi ( một món ăn nổi tiếng của Nhật Bản)

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 2000 đến nay (Trang 73 - 86)

III. Các công cụ để Nhật Bản thưc hiện chính sách ngoại giao của mình :

Sushi ( một món ăn nổi tiếng của Nhật Bản)

Hiện nay, tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản thuộc hàng cao nhất trên thế giới vì "tuổi thọ trung bình vào năm 2009 là nam 80 tuổi, nữ 86 tuổi" . Điều này không chỉ phản ánh chính sách phúc lợi xã hội, y tế hoàn hảo của Nhật Bản mà còn là minh chứng "cho những thức ăn bổ dưỡng và văn hóa ẩm thực tinh tế của người Nhật". Trên cơ sở đó, Chính phủ Nhật Bản tăng cường bổ trợ cho việc phổ biến ẩm thực quốc gia ra nước ngoài và xem đây là một trong những mục tiêu phát triển thương hiệu Nhật Bản

Chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản có thể thấy nổi bật các khía cạnh đó là hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật và ngoại giao công chúng. Trong hoạt động giao lưu văn hóa, Nhật Bản luôn triển khai theo hai hướng chính là: giao lưu văn hóa bác học và giao lưu văn hóa đại chúng.

Giao lưu văn hóa bác học đã được triển khai từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Hoạt động này được triển khai theo các hướng: chương

trình giảng dạy tiếng Nhật, giao lưu văn hóa nghệ thuật, giao lưu trí tuệ và nghiên cứu Nhật Bản, giao lưu con người.

Phổ cập và tăng cường số lượng người nước ngoài học tiếng Nhật luôn là một trong những ưu tiên của chính sách ngoại giao văn hóa của

Chính phủ Nhật Bản. Nếu như thập niên 90 của thế kỷ XX, tại nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam), chương trình dạy tiếng Nhật còn lạc hậu với những bộ giáo trình được biên soạn từ thập kỷ 70, 80, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn, chỉ chú trọng đến dạy ngữ pháp… thì từ đầu thế kỷ XXI, đặc biệt vào năm gần đây, tiếng Nhật là bộ môn ngoại ngữ được cung cấp những phương tiện giảng dạy tiên tiến nhất, đội ngũ giáo viên có trình độ cao, hầu hết đều được tu nghiệp ngắn hạn hoặc dài hạn tại Nhật Bản theo chương trình tài trợ của Quĩ Giao lưu quốc tế Nhật Bản.

Giao lưu văn hóa, nghệ thuật thường được thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, biểu diễn nghệ thuật song phương. Đó là các

Festival Văn hóa - Du lịch, Lễ hội văn hóa Nhật Bản tổ chức ở quốc gia có quan hệ hợp tác. Trong các hoạt động này, phía Nhật Bản

luôn nhấn mạnh các đặc trưng văn hóa của dân tộc như: trình diễn nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật trà đạo, nghệ thuật ẩm thực, thời trang… theo đó thu hút sự tham gia của rất nhiều người dân nước sở tại. Qua đó, người dân ở nhiều quốc gia ngày càng hiểu rõ hơn về nền văn hóa cũng như đất nước, con người Nhật Bản, tạo ấn tượng tốt về quốc gia này. Cùng với giao lưu, biểu diễn văn hóa,

nghệ thuật, phía Nhật Bản còn tổ chức các Diễn đàn giao lưu văn hóa với sự tham gia của đông đảo giới tri thức thuộc các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, bảo tồn di sản văn hóa, giao lưu tri thức, giao lưu văn hóa, văn học, nghệ thuật v.v…

Trong các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa Nhật Bản với các quốc gia không thể thiếu được vai trò của các Trung tâm

giao lưu văn hóa thuộc Quĩ Giao lưu quốc tế Nhật Bản đặt tại các nước có quan hệ ngoại giao. Các Trung tâm này thường đứng ra tổ chức nhằm hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật như: tổ chức

biểu diễn ca nhạc, mời các nhà hoạt động văn hóa của nước sải tại sang thăm Nhật Bản và ngược lại, tổ chức liên hoan phim Nhật Bản, hỗ trợ các nhà xuất bản phát hành các tác phẩm của Nhật

Bản, tổ chức triển lãm, trưng bày nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản v.v…

Giao lưu trí tuệ cũng nằm trong hoạt động giao lưu văn hóa bác học được thể hiện qua các chương trình mời các học giả nghiên cứu về Nhật Bản đến Nhật, chương trình trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Nhật Bản với các Viện Nghiên cứu, trường đại học ở nhiều nước… Trong các hoạt động này cũng cần phải nhắc đến vai trò của các Trung tâm giao lưu Văn hóa bởi đây là nơi hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu Nhật Bản và giao lưu trí tuệ, hỗ trợ các cơ quan nghiên cứu về Nhật Bản, giúp đỡ thành lập Hội nghiên cứu Nhật Bản, cung cấp học bổng cho các nhà nghiên cứu Nhật Bản học, tổ chức hội thảo về Nhật Bản học…

Giao lưu đào tạo con người cũng là một hướng quan trọng trong giao lưu văn hóa bác học của Nhật Bản. Đó là các chương trình trao đổi lưu học sinh, theo đó, hàng năm Chính phủ Nhật Bản dành hàng ngàn suất học bổng du học Nhật cho sinh viên và nghiên cứu sinh các nước. Chính sách nhập cư của Nhật Bản rất khó khăn nhưng có thể chấp nhận các chương trình đến Nhật như nhận lưu học sinh nước ngoài đến Nhật Bản học tập kể cả sinh viên du học tự túc.

Đặc biệt, theo sáng kiến của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe năm 2007, chương trình giao lưu thế hệ Đông Á thế kỷ XXI

(JENESYS) mỗi năm mời khoảng 6000 thanh thiếu niên sang thăm Nhật Bản đã được thực hiện từ năm 2008 và sẽ kéo dài

trong 5 năm. Đối với Việt Nam, từ tháng 8/2009 đến 7/2010 đã có khoảng 400 em học sinh được mời sang thăm Nhật Bản trong

chương trình này. Nhìn chung, các chương trình giao lưu con người mà Nhật Bản tiến hành đều không ngoài mục đích quảng bá giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản, khi họ quay trở về nước thì hầu hết đều có ấn tượng tốt về quốc gia này.

Về các hoạt động giao lưu văn hóa đại chúng không trực tiếp cho Chính phủ Nhật Bản quản lý nhưng không thể phủ nhận sự thành công của hình thức này mang lại. Ảnh hưởng của văn hóa đại chúng chủ yếu là đến tầng lớp thanh thiếu niên nên nhiều khi các thông điệp về chính trị lại được truyền tải hiệu quả một cách vô thức đến đối phương. Chính vì lẽ đó, văn hóa đại chúng Nhật Bản, đặc biệt là văn hóa giải trí được xem như là

phương tiện của quyền lực mềm để quốc gia này thay đổi cách tiếp cận quan hệ quốc tế từ khi bước vào thế kỷ XXI. Truyện tranh (Manga) và phim hoạt hình (Anime) của Nhật Bản được coi là một trong những

phương cách chủ yếu để phổ biến văn hóa đại chúng ra thế giới, qua đó, gia tăng quyền lực mềm quốc gia. Từ ý tưởng của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Aso, giải thưởng Manga quốc tế được thành lập năm 2007. Là một độc giả nhiệt thành của Manga, ông Taro Aso cho biết "Tôi mong muốn Nhật Bản như là cội nguồn của Manga, phải đạt được một chuẩn mực cho Manga toàn thế giới.

Giải thưởng Manga phải là một giải thưởng có quyền lực, có giá trị tương đương với giải Noben. Tôi hy vọng rằng bằng cách nhận giải thưởng, các tác giả sẽ có một cảm giác liên kết với Nhật Bản . Lời phát biểu này không chỉ riêng ông Taro Aso thể hiện sự kỳ vọng lớn về sức ảnh hưởng mạnh mẽ của truyện tranh Nhật Bản mà bao hàm cả nền văn hóa đại chúng quốc gia này. Thật vậy, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, giải thưởng được thành lập để tôn vinh các nghệ sĩ

Manga, những người đã đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển Manga ở nước ngoài.

 

Ngoài Manga, phim hoạt hình cũng được phía Nhật Bản rất chú

trọng qua việc "bổ nhiệm" chú mèo máy (hay mèo robot)

Doraemon (nhân vật chính nổi tiếng trong phim hoạt hình cùng tên) làm "Đại sứ Anime" của nước này (3/2008). Mục đích của sự bổ

nhiệm này là qua vai trò của Doraemon, thế giới sẽ "biết nhiều hơn về mặt tích cực của Nhật Bản thông qua phổ biến phim hoạt hình Nhật Bản" . Tại lễ ra mắt của "Đại sứ Anime", Bộ trưởng Ngoại

giao Masahiko Komura phát biểu rằng "các đại sứ văn hóa sẽ đi du lịch khắp thế giới để giới thiệu Nhật Bản" . Tiếp đó, ngày 18/5/2008, Bộ Giao thông và Đất đai Nhật Bản đã bổ nhiệm "Hello Kitty" -

nhân vật hoạt hình làm đại sứ du lịch ở Trung Quốc và Hồng Kông. Chính phủ kỳ vọng các đại sứ Anime sẽ thu hút sự chú ý của cộng đồng thế giới đến các sản phẩm văn hóa khác của Nhật Bản như âm nhạc, công nghệ cao...

 

Việc sử dụng văn hóa đại chúng là nguồn lực chính của quyền lực

mềm còn góp phần thúc đẩy sự hiện diện của Nhật Bản trên toàn thế giới, nâng cao hình ảnh quốc gia, tăng cường hơn nữa quyền lực mềm trong thời đại toàn cầu hóa. Ngoài truyện tranh, phim hoạt

hình, các sản phẩm công nghiệp văn hóa thuộc văn hóa đại chúng Nhật Bản như thời trang, âm nhạc (J.pop), phần mềm trò chơi trên máy vi tính và điện thoại di động… đã được xuất khẩu ra nhiều

nước trên thế giới. Ngoài lợi nhuận về kinh tế, những sản phẩm văn hóa này còn gián tiếp là phương tiện truyền bá văn hóa Nhật Bản ra nước ngoài, tạo nên một hình ảnh Cool Japan (Ấn tượng Nhật Bản) trong lòng cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 2000 đến nay (Trang 73 - 86)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(99 trang)