Mối quan hệ giữa các nội dung quản lý hoạt độnggiáo dục kỹ năng tự

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội (Trang 103 - 111)

cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

3.5.1. Mối quan hệ giữa mức độ thực hiện các nội dung quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Bảng 3.29: Tương quan giữa mức độ thực hiện các nội dung quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Mức độ thực hiện 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

1.Nội dung quản lý mục tiêu r 1 .211** .349** .152** .000 .302** .068 .045 -.171** .003 .177** p .000 .000 .003 .998 .000 .189 .378 .001 .959 .001 2.Quản lý chương trình, nội dung r 1 .715** .559** .436** .248** .616** .158** .383** .129* p .000 .000 .000 .000 .000 .002 .000 .012 3.Quản lý phương pháp giáo dục r 1 .536** .518** .325** .632** .292** .478** .221** p .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 4.Quản lý hình thức giáo dục r 1 .625** .248** .448** .322** .352** -.009 p .000 .000 .000 .000 .000 .863 5.Quản lý giáo viên r 1 .317** .533** .347** .589** .108* p .000 .000 .000 .000 .036 6.Quản lý việc phân công thực hiện nhiệm vụ r 1 .361** .413** .181** .379** p .000 .000 .000 .000 7.Quản lý hoạt động học và rèn luyện kĩ năng r 1 .590** .664** .179** p .000 .000 .000 8.Quản lý cơ sở vật chất r 1 .460** .185** p .000 .000 9.Quản lý hoạt động phối kết hợp với các lực lượng khác r 1 .051 p .322 10.Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá r 1 p

**. p<0.01 *. p<0.05

Nhìn chung kết quả của các nội dung quản lý có tương quan thuận với nhau. Điều này có nghĩa, càng thực hiện tốt các nội dung quản lý này thì việc thực hiện các nội dung quản lý khác cũng sẽ càng tốt.

Trong số các cặp tương quan, có 2 cặp tương quan với chỉ số tương quan cao nhất nhưng chỉ ở mức ít chặt, gồm: kết quả quản lý phương pháp giáo dục có tương quan thuận và ít chặt với kết quả quản lý hình thức giáo dục (p<0.001; r=0.562), đây cũng là cặp có mức tương quan mạnh nhất; mối tương quan mạnh thứ hai là tương quan giữa kết qủa thực hiện quản lý giáo viên và kết quả quản lý hoạt động học và rèn luyện (p<0.01; r=0.514). Kết quả hoạt động kiểm tra đánh giá có mối tương quan duy nhất với kết quả quản lý mục tiêu, nhưng chỉ ở mức tương quan yếu (p<0.05; r=0.140).

3.5.2. Mối quan hệ giữa mức độ hiệu quả các nội dung quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Bảng 3.30: Tương quan giữa mức độ hiệu quả các nội dung quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Mức độ thực hiện 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1.Nội dung quản lý mục tiêu r 1 .155** .108* -.049 .062 -.056 .468** -.095 -.064 .434** .140** p .002 .036 .338 .226 .279 .000 .064 .212 .000 .006 2.Quản lý chương trình, nội dung r 1 .065 .189** .368** .125* .096 .052 .059 -.009 p .208 .000 .000 .015 .062 .316 .253 .856 3.Quản lý phương pháp giáo dục r 1 .562** .307** -.047 .271** .245** .047 -.027 p .000 .000 .361 .000 .000 .363 .607 4.Quản lý hình thức giáo dục r 1 .238** .088 .262** .338** .120* -.049 p .000 .088 .000 .000 .020 .344 5.Quản lý giáo viên r 1 -.039 .514** .346** .041 -.050 p .447 .000 .000 .424 .331 6.Quản lý việc phân công thực hiện nhiệm vụ r 1 -.042 -.053 .278** .036 p .418 .304 .000 .487 7.Quản lý hoạt động học và rèn luyện kĩ năng r 1 .475** -.049 .094 p .000 .337 .066

8.Quản lý cơ sở vật chất r 1 -.010 .053 p .849 .302 9.Quản lý hoạt động phối kết hợp với các lực lượng khác r 1 .055 p .282 10.Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá r 1 p **. p<0.01 *. p<0.05

Nhìn chung kết quả của các nội dung quản lý có tương quan thuận với nhau. Điều này có nghĩa, càng thực hiện tốt các nội dung quản lý này thì việc thực hiện các nội dung quản lý khác cũng sẽ càng tốt.

Trong số các cặp tương quan, có 2 cặp tương quan với chỉ số tương quan cao nhất nhưng chỉ ở mức ít chặt, gồm: kết quả quản lý phương pháp giáo dục có tương quan thuận và ít chặt với kết quả quản lý hình thức giáo dục (p<0.001; r=0.562), đây cũng là cặp có mức tương quan mạnh nhất; mối tương quan mạnh thứ hai là tương quan giữa kết qủa thực hiện quản lý giáo viên và kết quả quản lý hoạt động học và rèn luyện (p<0.01; r=0.514).

Kết quả hoạt động kiểm tra đánh giá có mối tương quan duy nhất với kết quả quản lý mục tiêu, nhưng chỉ ở mức tương quan yếu (p<0.05; r=0.140).

3.6.Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

3.6.1. Dự báo mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng tới quản lýgiáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

3.6.1.1.Mô hình hồi quy yếu tố nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ảnh hưởng đến quản lýgiáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Bảng 3.31: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học

Các biến số

ß p

1.Hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội là nhiệm vụ trọng tâm của các trường tiểu học

0,287 0,000 2.Việc thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học

sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội chính là việc thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của nhà trường tiểu học

3.Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội là góp phần nhiều vào việc giúp học sinh tiểu học rèn luyện, phát triển kĩ năng tự bảo vệ bản thân góp phần giúp các em hình thành và phát triển nhân cách

0,510 0,000 4.Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh

tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước.

-0,051 0,240

R2 0,433

p mô hình 0,000

Mô hình hồi quy cho thấy yếu tố nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trường tiểu học về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội có khả năng dự báo cho mức độ thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ. Với khả năng giải thích là 43,3% cho sự thay đổi của mức độ thực hiện hoạt động quản lý này. Trong đó, chỉ có 2 chỉ báo thuộc yếu tố này

có ý nghĩa dự báo đó là: “Hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học

các xã miền núi thành phố Hà Nội là nhiệm vụ trọng tâm của các trường tiểu học”

(p<0.001; ß=0.287) và “Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học

sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội là góp phần nhiều vào việc giúp học sinh tiểu học rèn luyện, phát triển kĩ năng tự bảo vệ bản thân góp phần giúp các em hình thành và phát triển nhân cách” (p<0.001; ß=0.510), đây cũng là chỉ số có khả năng chi phối nhiều nhất đến mức độ thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ.

3.6.1.2. Mô hình hồi quy yếu tố trình độ của cán bộ quản lý ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Bảng 3.32: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố trình độ của cán bộ quản lý

Các biến số

ß p

1.Tôi đã tốt nghiệp đại học và các lớp bồi dưỡng về năng lực quản lý

trường tiểu học 0,237 0.000

2.Tôi nắm rất chắc về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội

0,477 0.000 3.Tôi luôn được đồng nghiệp đánh giá thực hiện rất tốt các nhiệm vụ

như: xây dựng kế hoạch, quản lý nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp, điều kiện cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, kiểm tra đánh giá giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội là nhiệm vụ thường xuyên của tôi

0,102 0.041

4.Tôi nắm rất vững các quy trình sử dụng, phân công giáo viên, cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội

5.Tôi nắm rất chắc các văn, bản quy định về việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội

0,039 0.385 6.Tôi có nhiều kiến thức, kĩ năng về các nội dung giáo dục kĩ năng tự

bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội -0,037 0.323

R2 0,484

p mô hình 0,000

Mô hình hồi quy cho thấy: yếu tố trình độ của cán bộ quản lý có khả năng dự

báo cho mức độ thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội, với khả năng giải thích là 48,4% cho sự thay đổi của mức độ thực hiện hoạt động quản lý. Trong đó, có 3 chỉ báo thuộc yếu tố này có ý nghĩa dự báo cho sự thay đổi này đó là: “Tôi đã tốt nghiệp đại học và các lớp bồi dưỡng về năng lực quản lý trường tiểu học” (p=0.041; ß=0.102); “Tôi đã tốt nghiệp đại học và các lớp bồi dưỡng về năng lực quản lý trường tiểu học” (p<0.001; ß=0.237); “Tôi nắm rất chắc về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội” (p<0.001; ß=0.477) và đây cũng là chỉ số có khả năng chi phối nhiều nhất đến mức độ thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ.

3.6.1.3. Mô hình hồi quy yếu tố trình độ của giáo viên ảnh hưởng đến quản lýgiáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Bảng 3.33: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố trình độ của giáo viên

Các biến số

ß p

1.Kiến thức chuyên môn sâu của giáo viên và cán bộ chuyên trách sẽ quyết định chất lượng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội

0,338 0.000 2.Kĩ năng sư phạm tốt sẽ giúp cho giáo viên và cán bộ chuyên trách

truyền thụ kiến thức và kĩ năng tốt nhất cho học sinh khi thực hiện nhiệm vụgiáo dục, tương tác tốt với học sinh trên lớp học cũng như giờ học trải nghiệm để rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ

0,564 0.000 3.Sự am hiểu và các kinh nghiệm thực tiễn về nội dung giáo dục kĩ

năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nộisẽ giúp cho giáo viên và cán bộ chuyên trách thực hiện hiệu quả giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội

0,008 0.839

4.Việc sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình, đặc điểm học sinh sẽ giúp cho giáo viên và cán bộ chuyên trách thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội

5.Có kĩ năng đánh giá hoạt động hoạc vè rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ

của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội 0,031 0.335

R2 0,617

p mô hình 0,000

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố trình độ của giáo viên có khả năng dự báo khá tốt cho sự thay đổi của mức độ thực hiện quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội, với khả năng giải thích là 61,7% (R2 = 0.617; p<0.001). Trong đó có 3 chỉ báo thuộc yếu tố này có ý nghĩa dự báo cho sự thay

đổi trên đó là: “Việc sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với mục tiêu,

nội dung, chương trình, đặc điểm học sinh sẽ giúp cho giáo viên và cán bộ chuyên trách thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội” (p=0.41; ß=0.080); “Kĩ năng sư phạm tốt sẽ giúp cho giáo viên và cán bộ chuyên trách truyền thụ kiến thức và kĩ năng tốt nhất cho học sinh khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục, tương tác tốt với học sinh trên lớp học cũng như giờ học trải nghiệm để rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ” (p<0.001; ß=0.564) và “Kiến thức chuyên môn sâu của giáo viên và cán bộ chuyên trách sẽ quyết định chất lượng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội”

(p<0.001; ß=0.338), trong đó việc có kĩ năng sư phạm tốt là yếu tố có khả năng chi phối mạnh nhất đến sự thay đổi mức độ thực hiện quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ.

3.6.1.4. Mô hình hồi quy yếu tố năng lực của cán bộ quản lý ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Bảng 3.34: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố năng lực của cán bộ quản lý

Các biến số

ß p

1.Có năng lực huy động tài chính từ ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội

0,103 0.000 2.Có năng lực huy động tài chính từ các nguồn khác nhau để đầu tư

cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội

0,372 0.000 3.Có năng lực chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kiểm

tra, đánh giá việc huy động, đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội

0,281 0.000 4.Có năng lực chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kiểm

tra, đánh giá việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội

0,300 0.000

R2 0,750

Mô hình hồi quy cũng cho thấy yếu tố năng lực của cán bộ quản lý có ý nghĩa dự báo và khả năng giải thích cao cho sự thay đổi mức độ thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội (p<0.001; R2

= 0.750), tức là mô hình có khả năng giải thích được 75,0% cho sự thay đổi mức độ thực hiện quản lý hoạt động này của chủ thể quản lý. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, tất cả các chỉ báo trong mô hình đều có ý nghĩa dự báo cho sự thay đổi này

(p<0.001). Trong đó “Có năng lực huy động tài chính từ các nguồn khác nhau để đầu

tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội” là biến số có khả năng chi phối mạnh nhất trong số 4 chỉ báo của mô hình trên (p<0.001; ß=0.372).

3.6.1.5. Mô hình hồi quy yếu tố năng lực phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của cán bộ quản lý ảnh hưởng đến quản lýgiáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

Bảng 3.35: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố năng lực phối hợp các lực lượng tham

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội (Trang 103 - 111)