Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng tự bảovệ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội (Trang 111 - 120)

sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội

3.7.1. Ưu điểm

Đối với hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội có những ưu điểm cơ bản sau:

Về cơ bản các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội đã thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự bảo về cho học sinh theo đúng quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo và các văn bản chỉ thị của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương. về cơ bản cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên tiểu học các xã miền núi Hà Nội đã khẳng định giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà nội là cần thiết. Đây là cơ sở quản trọng để hoạt động này đạt được mục tiêu đã xác định.

Cán bộ quản lý và giáo viên được nghiên cứu đều khẳng định hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội là rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh nhà trường; góp phần phát triển nhân cách của học sinh và thúc đẩy sự phát triển xã hội; là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. Hầu hết các trường đã tiến hành thực hiện giáo dục 7 kỹ năng thành phần thuộc kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh. Các trường tiểu học được nghiên cứu đã sử dụng khá đa dạng các hình thức để giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh. Đặc biệt là hình thức giáo dục thông qua các môn học chính khoá tại trường tiểu học và hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh thông qua các hoạt động xã hội. Các phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh cũng được sử dụng đa dạng. Trong đó, một số phương pháp đem lại hiệu quả cao cho hoạt động giáo dục này được thực hiện thường xuyên đó là trải nghiệm và luyện tập thường xuyên.

Về cơ bản cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội là có để phục vu hoạt động giáo dục này, cơ bản là chấp nhận được. Không gian, môi trường tiến hành các hoạt động trải nghiệm kĩ năng sống của học sinh tiểu học được cho là đáp ứng ở mức độ khá tốt so với các cơ sở vật chất và phương tiện giáo dục khác. Các trường được nghiên cứu đã thu hút được các lực lượng như giáo viên, cán bộ quản lý, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội

-Đối với hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội có những ưu điểm cơ bản sau:

Đa số hiệu trưởng các trường đã thực hiện các nội dung quản lý như: quản lý mục tiêu, lập kế hoạch, quản lý nội dung, chương trình; quản lý hình thức và phương pháp; quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên; quản lý phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục; quản lý hoạt động học và rèn kỹ năng tự bảo vệ của học sinh; quản lý điều kiện cơ sở vật chất; quản lý phối hợp các lực lượng tham gia và kiểm tra đánh giá việc thực hiện giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội. Về cơ bản các nội dung quản lý này đã được thực hiện và bước đầu có hiệu quả nhất định đối với hoạt động này.

-Đối với hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội có những ưu điểm cơ bản sau:

Các trường được nghiên cứu đã giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh song chưa ở mức độ thường xuyên. Chỉ có 2 kỹ năng được tiến hành giáo dục thường xuyên là kỹ năng thích ứng trong môi trường xã hội và kỹ năng tham gia giao thông. Chính vì vậy, kỹ năng tự bảo vệ của học sinh các trường tiểu học được nghiên cứu hiện tại ở mức độ khá yếu, chưa đáp ứng được các yêu cầu. Mặt khác, hiệu quả của hoạt động giáo dục này mới được đánh giá ở mức độ trung bình. Một số kỹ năng thành phần của kỹ năng này như Kỹ năng an toàn khi tự chơi; Kỹ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ; Kỹ năng tránh bị xâm hại thân thể, quấy rối tình dục; Kĩ năng ăn uống an toàn,… chưa được thường xuyên giáo dục cho học sinh. Mức độ hiện có của kỹ năng tự bảo vệ ở học sinh tiểu học được nghiên cứu theo đánh giá của cán bộ và giáo viên là khá yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu cần có của kỹ năng này.

Các trường tiểu học được nghiên cứu đã sử dụng các hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh đã được các trường tiểu học sử dụng. Tuy nhiên, mức độ sử dụng các hình thức này chưa thường xuyên. Đặc biệt là hình thức thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại; Thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ ở trường và ngoài trường. Mức độ hiệu quả của việc sử dụng các hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của các trường được nghiên cứu cũng ở mức độ trung bình. Các phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội cũng chỉ thỉnh thoảng thực hiện đặc biệt là phương pháp giao việc. Do vậy, hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội chỉ ở mức độ trung bình. Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội chưa thật sự đáp ứng tốt đặc biệt là hệ thống phòng học dạy và rèn luyện kỹ năng sống cũng như trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho việc dạy vè rèn luyện kĩ năng sống. Nhà trường thiếu các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học; Số học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và các gia đình chính sách cao. Một số trường như Tiểu học An Phú, xã Mỹ Đức có 4 điểm trường lẻ cách xa nhau nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Các điểm trường không có tường bao, không có sân chơi, nhà vệ sinh xuống cấp, hỏng hóc nhiều làm ảnh hưởng đến công tác dạy và học.

Các lực lượng như giáo viên, cán bộ quản lý, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường đã tham gia vào hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội. Tuy nhiên sự tham gia chưa thật sự đồng đều. Trong đó, các tổ chức chính quyền địa phương chưa tham gia thường xuyên, tích cực trong hoạt động giáo dục này.

-Về hạn chế trong quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội

Các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội đã thực hiện các nội dung quản lý hoạt động này nhưng chưa thật thường xuyên. Ở nội dung quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh hiệu trưởng các trường ít thực hiện nhất việc tổ chức, triển khai quán triệt mục tiêu hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ chuyên trách, học sinh nhà trường.

Việc thực hiện quản lý chương trình, nội dung kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội ở mức thỉnh thoảng. Đặc biệt là việc định kỳ kiểm tra, đánh giá về việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội là nội dung ít được thực hiện nhất và thuộc mức không thường xuyên thực hiện. Các trường được nghiên cứu cũng thực hiện chưa hiệu quả việc tổ chức triển khai nội dung chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học so với mục tiêu bồi dưỡng các xã miền núi Hà Nội.

Mức độ thực hiện quản lý phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội chưa thường xuyên. Trong đó việc hỗ trợ, tư vấn cho giáo viên về phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội là công việc được thực hiện ít nhất, không thường xuyên thực hiện.

Mức độ thực hiện nội dung quản lý hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội ở mức thỉnh thoảng. Trong đó, triển khai chỉ đạo việc sử dụng hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường ít được thực hiện nhất.

Việc thực hiện nội dung xây dựng kế hoạch sử dụng hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học phù hợp với đặc điểm của nhà trường, đặc điểm của học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội có kết quả thực hiện thấp nhất.

Mức độ thực hiện việc quản lý giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội của giáo viên và cán bộ chuyên trách chưa thật thường xuyên, đặc biệt là việc xây dựng và công bố kế hoạch chung về giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội là nội dung ít được thực hiện nhất. Việc chỉ đạo giáo viên, cán bộ chuyên trách xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội theo đúng phân phối chương trình có kết quả thực hiện thấp, hiệu quả chưa tốt, chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ quản lý này.

Việc huy động nguồn lực xã hội tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội chưa thường xuyên, chưa thật hiệu quả.

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi thành phố Hà Nội chưa thật thường xuyên. Hiệu quả của nội dung quản lý này chỉ đạt mức trung bình.

-Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội và quản lý hoạt động này như đã nêu ở trên. Bước đầu xác định các nguyên nhân cơ bản như sau:

Đa số các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội cơ bản có sự thiếu hụt về các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học. Một số trường phòng học đã xuống cấp, hệ thống đèn chiếu sáng chưa đáp ứng tiêu chuẩn, máy chiếu, internet phục vụ hoạt động này xuống cấp không đáp ứng được hoạt động giáo dục này. Các điểm trường lẻ của một số trường tiểu học không có tường bao, không có sân chơi, nhà vệ sinh xuống cấp, hỏng hóc nhiều làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục này.

Số học sinh của các trường tiểu học thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và các gia đình chính sách khá cao nên gia đình ít có điều kiện kinh tế để quan tâm tới hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho các em.

Đa số học sinh là người dân tộc khả năng nhận thức còn hạn chế, khả năng tiếp thu các nội dung kiến thức và kỹ năng còn hạn chế.

Một số trường tiểu học có các điểm trường lẻ cách xa nhau nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý.

Giáo viên chưa tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng tại các giờ học riêng biệt vì một số nhà trường còn nhiều điểm trường, thiếu phòng học phải học hai ca.

Công tác bồi dưỡng nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên tại các tổ chuyên môn, tại trường và việc từng cán bộ, viên chức chủ động, tích cực tự bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ giáo dục kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh chưa thật tốt. Một số giáo viên, nhân viên chưa tự giác, tích cực bồi dưỡng kiến thức về vấn đề này.

Một số giáo viên, nhân viên thiếu chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh; chưa sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp trong giáo dục kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh; chưa đầu tư xứng đáng vào việc nghiên cứu, viết, áp dụng và báo cáo cải tiến đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh.

Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục này tại các trường tiểu học các xã miền núi Hà Nội tiến hành các biện pháp quản lý hoạt động này chưa thật thường xuyên và hiệu

quả chưa tốt. Đặc biệt là các khâu lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo triển khai hoạt động và kiểm tra đánh giá.

Chủ thể quản lý hoạt động giáo dục này tại các trường tiểu học các xã miền núi Hà Nội chưa đầu tư xứng đáng, chưa có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng, tác dụng, hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tại các trường tiểu học các xã miền núi Hà Nội nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ.

Các trường mặc dù đã có kế hoạch và tổ chức thực hiện, song chưa sát sao trong công tác kiểm tra, đánh giá, thiếu các tiêu chí đánh giá cụ thể nên khó tiến hành các hoạt động kiểm tra, vì thế hiệu quả của công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội chưa cao.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3 này, luận án tập trung vào việc phân tích thực trạng (1) hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội; (2) quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội; (3) thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội.

Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy:

(1)Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội:

Về cơ bản các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội đã thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự bảo về cho học sinh theo đúng quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo và các văn bản chỉ thị của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương. Cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên tiểu học các xã miền núi Hà Nội nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà nội là cần thiết.

Hầu hết các trường đã tiến hành thực hiện giáo dục 7 kỹ năng thành phần thuộc kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh. Các trường tiểu học được nghiên cứu đã sử dụng khá đa dạng các hình thức để giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh. Đặc biệt là hình thức giáo dục thông qua các môn học chính khoá tại trường tiểu học và hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh thông qua các hoạt động xã hội. Các phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh cũng được sử dụng đa dạng. Trong đó, một số phương pháp đem lại hiệu quả cao cho hoạt động giáo dục này được thực hiện thường

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội (Trang 111 - 120)