Một số biện pháp quản lý hoạt độnggiáo dục kỹ năng tự bảovệ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội (Trang 125 - 142)

tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội

4.3.1. Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho cán

bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh về vai trò, ý nghĩa của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

4.3.1.1. Mục đích của biện pháp

Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh đều có nhận thức khá tốt về vai trò và tâm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi Hà Nội. Chỉ có một bộ phận nhỏ chưa nhận thức đúng và sâu sắc về vấn đề này. Thực tiễn cũng cho thấy, hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi cần phải được thay đổi thường xuyên về nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục. Vì vậy, nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục này cũng phải thay đổi để cập nhật thường xuyên, bổ sung thường xuyên những hiểu biết về kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với hoạt động giáo dục này. Do vậy, để hoạt động này thật sự đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra thì trước hết luôn cần tới việc tiến hành các hoạt động truyền thông thường xuyên để nâng cao hơn nữa nhận thức của tất cả các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục này.

4.3.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

*Đối với Hiệu trưởng các trường tiểu học cần thực hiện các nội dung sau:

-Có hiểu biết chính xác và sâu sắc các chủ trường, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tư, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của cấp trên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong đó có giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh. Đặc biệt là thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ban hành Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn 463/BGDĐT-GDTX, về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức các hoạt động truyền thông thông qua các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, toạ đàm để quán triệt tới toàn bộ cán bộ giáo viên và các lực lượng trong và ngoài nhà trường nắm bắt được các chủ trường, chính sách, thông tư, văn bản chỉ đạo về vấn đề này.

-Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức các hoạt động tham quan, học tập các mô hình hiệu quả và chất lượng về giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học để học tập và áp dụng.

*Đối với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trường cần thực hiện các nội dung sau:

-Cần nắm vững các chủ trường, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tư, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của cấp trên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong đó có giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh. Từ đó, có những tư vấn cho hiệu trưởng về việc lập kế hoạch, xây dựng nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp phối hợp các nguồn lực để thực hiện hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về hoạt động giáo dục này.

-Chủ động đề xuất các kế hoạch tổ chức triển khai hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho toàn thể cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về hoạt động giáo dục này.

-Chủ động đề xuất các lực lượng tham gia vào hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho toàn thể cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về hoạt động giáo dục này.

*Đối với giáo viên tiểu học cần thực hiện các nội dung sau:

-Chủ động, tự giác, tích cực trong tự học, tự nâng cao nhận thức về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học.

-Chủ động và tích cực tham gia các hội thảo, hội nghị và các lớp bồi dưỡng về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học nhằm củng cố thường xuyên các nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng tiên tiến, hiện đại và có hiệu quả nhất .

-Chủ động trong việc tham gia vào hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học, cho cha mẹ học sinh qua các buổi sinh hoạt tập thể, họp phụ huynh.

*Đối với học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

-Thành lập các nhóm học sinh nòng cốt thực hiện các nhiệm vụ truyền thông tới các bạn học sinh trong trường về nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học;

-Tăng cường các hoạt động nêu gương điển hình về hoạt động học và rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ;

-Tổ chức các cuộc thi sáng tạo về hình thức và phương pháp truyền thông giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội.

4.3.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng, các cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường phải xem hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, là một phần quan trọng trong việc khẳng định chất lượng và thương hiệu của nhà trường.

Hiệu trưởng cần xác định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh trường mình là nhiệm vụ quả lý quan trọng trong nhà trường.

Hiệu trưởng cần tạo mọi điều kiện về nguồn lực con người và nguồn lực vật chất để hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh được thực hiện tốt nhất.

4.3.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo phát triển nội dung chương trình, đổi mới phương pháp,

đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

4.3.2.1. Mục đích của biện pháp

Muốn hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các trường tiểu học xã miền núi Hà Nội đạt hiệu quả thì trước hết phải có được nội dung, chương trình giáo dục này phù hợp với mục tiêu giáo dục đã xác định, phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội, đặc điểm nhà trường, phù hợp với điều kiện môi trường sống, môi trường xã hội, sự phát triển kinh tế, văn hoá của các xã miền núi Hà Nội. Nội dung chương trình giáo dục phù hợp sẽ giúp học sinh tiếp thu và có được kiến thức, thái độ và kỹ năng tốt để tự bảo vệ bản thân trước những khó khăn trong cuộc sống, thích ứng tốt hơn với môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Do vậy, hiệu trưởng cần chỉ đạo phát triển nội dung chương trình giáo dục cho phù hợp.

Để nội dung chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi được truyền tải tốt nhất tới học sinh. Giáo viên và các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng này cho học sinh phải biết sử dụng và sử dụng đa dạng linh hoạt các phương pháp giáo dục kỹ năng này. Các phương pháp giáo dục cần được lựa chọn sử dụng sao cho phù hợp với nội dung chương trình, phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của trường. Các phương pháp giáo dục này cần phải được đổi mới thường xuyên, cập nhật các phương pháp giáo dục mới nhất, hiệu quả nhất để áp dụng.

Hình thức giáo dục kỹ năng sống cũng là điều kiện tiên quyết, quyết định hiệu quả hoạt động giáo dục này. Do vậy, cần phải chỉ đạo đổi mới hình thức giáo dục sao cho phù hợp nhất với nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng này, phù hợp với đặc điểm học sinh, đặc điểm nhà trường và các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng này. Do vậy, cần tăng cường việc sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục này sao cho phù hợp nhất và phát triển các hình thức giáo dục cho thật sự hiệu quả.

4.3.2.2. Nội dung, cách thực hiện biện pháp

*Chỉ đạo phát triển nội dung chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội

-Về nội dung biện pháp: Đối với nội dung chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội. Dựa vào quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo; Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học; dựa vào điều kiện môi trường sống, đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội luận án đã xác định được 7 kỹ năng thành phần cơ bản thuộc kỹ năng tự bảo vệ. Tuy nhiên, để học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội thực sự có thể tự bảo vệ bản thân trước những khó khăn khi tham gia vào hoạt động sống tại gia đình, nhà trường và xã hội thì cần phải phát triển thêm các kỹ năng thành phần thuộc kỹ năng tự bảo vệ bản thân để học sinh có được đầy đủ nhất kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ và có khả năng cao trong việc vận dụng vào thực tiễn đời sống hàng ngày.

-Về cách thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng nhà trường phối hợp với các chuyên gia, các giáo viên và cán bộ chuyên trách nhà trường thực hiện các nhiệm vụ sau:

Chỉ đạo nghiên cứu các tài liệu chuyên khảo về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh để xác định cơ sở khoa học xác định các kỹ năng thành phần cần có trong kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi.

Hiệu trưởng chỉ đạo khảo sát tìm hiểu khả năng thực hiện việc phát triển nội dung chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của chuyên gia và giáo viên nhà trường; Hiệu trưởng chỉ đạo khảo sát thực tiễn về môi trường sống, đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương, điều kiện sống của học sinh tiểu học các xã miền núi nhằm xác định chính xác các kỹ năng tự bảo vệ cần thiết nhất đối với học sinh.

Hiệu trưởng chỉ đạo khảo sát đặc điểm học sinh nhà trường;

Hiệu trưởng chỉ đạo tiến hành phát triển nội dung chương trình kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi.

Hiệu trưởng chỉ đạo xin ý kiến chuyên gia về nội dung chương trình kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học các xã miền núi đã được phát triển nhằm tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung chương trình giáo dục đúng nhất, phù hợp nhất.

*Chỉ đạo phát triển phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

-Về nội dung biện pháp: Nghiên cứu tài liệu để lựa chọn hệ thống phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi kết hợp với việc xem xét lại hệ thống phương pháp giáo dục kỹ năng này đã và đang sử dụng để phát triển các phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội phù hợp và hiệu quả nhất từ đó phát triển hệ thống phương pháp giáo dục kỹ năng này và đưa vào sử dụng trong thực tiễn.

-Về cách thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng chỉ đạo thành lập tổ phát triển phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học gồm có cán bộ quản lý phụ trách hoạt động gíao dục này; giáo viên tiểu học, cán bộ chuyên trách và chuyên gia về phương pháp giáo dục. Nhóm này có nhiệm vụ tìm hiểu các phương pháp giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học nói riêng đã sử dụng và chưa sử dung để lựa chọn các phương pháp giáo dục phù hợp từ đó phát triển các phương pháp.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ phát triển phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học xây dựng hệ thống phương pháp mới. Trong đó có thể kế thừa các phương pháp cũ và bổ sung mới một số phương pháp.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ phát triển phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học xin ý kiến của toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ chuyên trách và một số chuyên gia về phương pháp giáo dục để xác định chính xác các phương pháp sẽ phát triển và ứng dụng vào thực tiễn hoạt động này.

Hiệu trưởng chỉ đạo các giáo viên, cán bộ chuyên trách sử dụng các phương pháp đã phát triển để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh trường mình.

*Chỉ đạo phát triển các hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

-Về nội dung biện pháp: để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu các xã miền núi đạt hiệu quả thì phải phát triển các hình thức giáo dục kỹ năng này sao cho đa dạng và phù hợp với hoạt động giáo dục này.

-Về cách thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ giáo viên cán bộ chuyên trách đề xuất các hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu các xã miền núi. Các hình thức giáo dục này phải phù hợp với điều kiện nhà trường, nội dung chương trình giáo dục, đặc điểm học sinh và năng lực tổ chức hình thức giáo dục của giáo viên.

Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ giáo viên cán bộ chuyên trách sử dụng đa dạng các hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu các xã miền núi đã được phát triển.

Hiệu trưởng thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, hội họp để triển khai việc phát triển các hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu các xã miền núi.

4.3.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp *Đối với hiệu trưởng nhà trường:

Hiệu trưởng nhà trường phải nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của việc phát triển nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội.

Hiệu trưởng nhà trường phải thường xuyên chỉ đạo nhiệm vụ phát triển nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội.

Hiệu trưởng nhà trường cần lập kế hoạch cụ thể phát triển nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội.

Hiệu trưởng nhà trường tạo mọi điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội.

Hiệu trưởng tăng cường nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện nhiệm vụ phát triển nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội.

*Đối với giáo viên nhà trường:

Giáo viên phải chủ động đề xuất tham gia vào việc phát triển nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội.

Chủ động trong việc tìm kiếm các nội dung chương trình mới nhất để đề xuất thực hiện.

Tham gia tích cực vào việc sử dụng các nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ mới được phát triển.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội (Trang 125 - 142)