Xúc tiến công tác đầu tư, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các mặt

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 88 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2 Xúc tiến công tác đầu tư, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các mặt

mặt hàng xuất nhập khẩu của hai nước

Để xúc tiến công tác đầu tư, Nhà nước nên tạo điều kiện tìm hiểu thị trường cho doanh nghiệp thông qua các buổi hội thảo, hội chợ, khảo sát thị trường, triển lãm, trên cơ sở đó giúp các doanh nghiệp tìm thấy cơ hội đầu tư, hợp tác, ký kết các hợp đồng thương mại giữa 2 nước. Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần có chính sách gắn liền các chương trình viện trợ cho Campuchia

với cơ hội đầu tư, chuyển giao công nghệ, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ cho doanh nghiệp Việt Nam để tận dụng nguồn lực trong nước. Ngoài ra, hỗ trợ tư vấn, cập nhập thông tin về thị trường Campuchia cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thủ tục pháp lý, chính sách về thương mại và hoạt động đầu tư vào Campuchia cũng như các thông tin dự báo thị trường. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện đưa ra những quyết định kịp thời và chính xác, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít có khả năng thu thập và xử lý thông tin thị trường.

Nếu muốn phát triển thị trường ở Campuchia, mở rộng hoạt động trao đổi hàng hoá, doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng hệ thống các kênh, các trung gian, đại lý phân phối ở thị trường Campuchia để hàng Việt Nam định vị trên thị trường này. Để phòng tránh rủi ro các doanh nghiệp có thể tìm đầu mối trung gian là người địa phương, xây dựng văn phòng chính thức để tiến hành các hoạt động marketing. Không ngừng cập nhật, khảo sát nghiên cứu nhu cầu thị trường, đổi mới mặt hàng, nâng cao chất lượng để tăng cường khả năng cạnh tranh với hàng hoá từ nước khác tại thị trường Campuchia.

Việt Nam có một lượng kiều bào lớn sinh sống ở Campuchia làm nghề buôn bán. Họ có sự am hiểu về thị trường, tâm lý tiêu dùng của người dân nơi đây. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, tạo mối quan hệ hợp tác kinh doanh với các thương nhân để đưa hàng hoá thâm nhập thị trường Campuchia.

Với môi trường ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, cùng với chính sách thu hút đầu tư và mở cửa thị trường, Campuchia ngày càng trở nên hấp dẫn. Để hàng hoá có thể cạnh tranh được ở Campuchia, phát triển kim ngạch xuất nhập khẩu, Việt Nam cần phải đa dạng hoá mậu dịch, hướng đến sự lựa chọn đa chiều cho ngừoi tiêu dùng. Bên cạnh đó, tập trung phát triển hệ thống chợ

biên giới và quản lý hoạt động buôn bán qua đường biển, tạo cơ sở trao đổi hàng hoá qua đường tiểu ngạch.

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 88 - 90)