Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 77 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2Những hạn chế

2.3.2.1 Giá trị thương mại hai chiều còn tương đối thấp so với tiềm năng của hai nước

Việt Nam chưa tạo được một chỗ đứng thương mại vững chắc, tương xứng với thế và lực của ta và tiềm năng của thị trường Campuchia. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia còn nhỏ bé, năm 2011 đạt gần 3 tỷ USD nhưng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 203,6 tỷ USD thì còn rất khiếm tốn. Bên cạnh đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cho tầng lớp có thu nhập trung bình của Campuchia, trong khi sức mua của tầng lớp “giàu có” là rất lớn thì Việt Nam lại chưa tiếp cận được. [28]

Về mặt hàng xuất khẩu giữa Việt Nam và Campuchia còn có hạn chế về chất lượng, giá cả, thương hiệu, quản lý xuất nhập khẩu. Việt Nam không chú ý xây dựng thương hiệu tại thị trường này, trong khi người Campuchia rất quan tâm đến vấn đề mẫu mã, thương hiệu và hàng hoá của các nước như Thái Lan hay Singapore khi tràn qua Campuchia thường đi đôi với những chương trình quảng bá sản phẩm rầm rộ. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng đến thị trường Campuchia nhưng không hề theo dõi việc phân phối, đối tượng tiêu thụ…xảy ra như thế nào. Bên cạnh đó, một số mặt hàng của Việt Nam vẫn còn ẩn danh dưới nhãn hiệu của các nhà sản xuất nước khác, và ngược lại, nhiều hàng giả gắn mác Việt Nam bán ở Campuchia cũng làm ảnh hưởng đến sản phẩm của Việt Nam.

2.3.2.2 Cở hạ tầng dành cho thương mại hai nước còn thiếu và yếu

- Cơ sở vật chất dành cho xuất nhập khẩu của Campuchia như cửa khẩu, cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại nhìn chung còn thấp kém, lạc hậu.

Tại nhiều cửa khẩu, các công trình cơ bản như trung tâm thương mại, kho ngoại quan, hệ thống cửa hàng giới thiệu mua bán hàng hoá và khu dịch vụ xuất nhập khẩu chưa được xây dựng. Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống thanh toán còn thiếu và yếu, các chợ biên giới nếu có thì vẫn còn rất sơ sài, tạm bợ

- Quy mô hoạt động thương mại tại các cửa khẩu nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ không ổn định.

- Về hình thức xuất khẩu: hoạt động của hệ thống cơ sở bán buôn ở Campuchia còn hạn chế, hàng hoá nhập khẩu trên thị trường này chủ yếu vẫn đang được phân phối trong phạm vi hẹp. Chủ yếu là nguyên liệu thô, chưa hình thành các mặt hàng chủ lực. Nhiều mặt hàng tiêu dùng có kim ngạch nhập khẩu lớn như máy móc, đồ điện gia dụng, hàng mỹ phẩm Việt Nam không khuyến khích nhập khẩu, nhưng lại được buôn bán tràn lan qua đường tiểu ngạch. Mặt khác, do có một tỷ lệ hàng hoá không nhỏ xuất khẩu sang thị trường Campuchia, đặc biệt là xuất theo đường tiểu ngạch, không có thương hiệu, nên nhiều mặt hàng của Việt Nam chưa khẳng định uy tín với phần đông người tiêu dùng Campuchia, đang bị các mặt hàng cùng loại từ Thái Lan, Trung Quốc “qua mặt”.

2.3.2.3 Khung pháp lý, thủ tục hành chính còn nhiều bất cập

Về phương thức thành toán rất hạn chế về L/C. Trong quan hệ buôn bán thông thường, hai bên có thể thanh toán một cách đơn giản bằng tín dụng thư, bằng các công cụ hiện đại của ngân hàng, được bảo vệ bằng mọi qui định luật pháp quốc tế. Nhưng với buôn bán biên mậu, những phương tiện đó được sử dụng rất hạn chế. Đến nay, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia vẫn chưa được thanh toán bằng tiền đồng, nếu thanh toán bằng USD phải có giấy phép thanh toán ngoại tệ. Việt Nam hiện nay cũng chưa có ngân hàng tại Campuchia cũng khó khăn cho doanh nghiệp 2 nước để

thanh toán tiền hàng, cũng như bảo đảm cho sự tin cậy về buôn bán, đầu tư. Hình thức mở L/C trong thanh toán không phổ biến vì lãi suất và phí mở L/C tại Campuchia khá tốn kém. Do đó, buôn bán giữa hai nước đều không thông qua quan hệ ngân hàng mà chỉ trao đổi bằng đồng tiền tự do (Người mua thường thanh toán bằng 3 loại tiền: Việt, Riel và USD. Nếu là tiền riel thì đổi ở các điểm đổi tiền trong chợ Xuân Tô, Khánh Bình) .

Chưa có các biện pháp quản lý hữu hiệu các lực lượng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực biên giới. Mặc dù đã được đơn giản hoá đáng kể so với trước nhưng hiện tại các thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, phiền hà. Tham gia hoạt động xuất nhập khẩu với phía Campuchia chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các giao dịch có quy mô nhỏ, mang tính thương vụ. Các doanh nghiệp chưa được quy hoạch và chưa có chiến lược hợp tác phát triển bền vững mà vẫn đang kinh doanh ở trình độ thấp theo kiểu “mạnh ai người đó làm”, tự cạnh tranh lẫn nhau. Các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân, các hộ cá thể chưa hậu thuẫn được cho nhau để tạo thành kênh lưu thông thông suốt. [8]

Các doanh nghiệp của ta chưa tạo được nhiều các mặt hàng truyền thống, có thương hiệu và uy tín trên thị trường Campuchia, chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn, do đó tính ổn định thấp và khả năng mở rộng thị trường còn hạn chế và chưa tạo lập được mạng lưới tiêu thụ hàng Việt Nam và mạng lưới hoạt động thương mại sâu rộng tại Campuchia.

Hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại còn nhiều yếu kém, tổ chức các hội chợ chưa đa dạng, chưa hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp trong việc khảo sát thị trường, chưa cung cấp được nhanh và đầy đủ thông tin về cơ hội thương mại và đầu tư cũng như các dịch vụ tư vấn kinh doanh và đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp.

Việc phối hợp các hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại còn nhiều hạn chế, chồng chéo, nể nang lẫn nhau, thiếu kiên quyết; một số cán bộ thiếu trách nhiệm, biến chất làm cho tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở biên giới càng phức tạp hơn.

Đầu tư của Việt Nam sang Cămpuchia vẫn còn hạn chế cả về số lượng doanh nghiệp đầu tư và quy mô vốn đầu tư. Do cơ chế chính sách của Campuchia còn thiếu minh bạch và các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn thiếu chủ động nên chưa tạo được một làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia.

Cùng với sự hoạt động thương mại qua các cửa khẩu, nạn buôn lậu gian lận thương mại đang diễn ra hết sức nghiêm trọng trong toàn tuyến biên giới Tây Nam.

CHƯƠNG 3

TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-

CAMPUCHIA

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 77 - 81)