Khái quát chính sách thương mại giữa Việt Nam và Campuchia

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 40 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1 Khái quát chính sách thương mại giữa Việt Nam và Campuchia

Trong lĩnh vực thương mại, hai nước đã thành lập Ủy Ban hỗn hợp về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật vào tháng 4 năm 1994. Đến nay Ủy Ban này đã tiến hành được 11 kỳ họp. Tại mỗi kỳ họp của Ủy ban hỗn hợp, hai nước kiểm điểm việc thực hiện các kế hoạch hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, thương mại, quân sự, an ninh..., đồng thời đưa ra các kế hoạch mới cho những năm tiếp theo.

Hơn nữa, hàng năm hai bên tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp để doanh nghiệp hai bên có điều kiện tiếp xúc trao đổi và hợp tác kinh tế với nhau qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Gần đây nhất, có hội chợ triển lãm hàng Việt Nam tại Campuchia với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam nhằm giới thiệu sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực như thực phẩm chế biến, công nghệ phẩm, dệt may, da giày, hàng kim khí điện máy, vật liệu xây dựng… Bên lề triển lãm đã diễn ra các cuộc hội thảo về chất lượng hàng hóa và ký kết hợp đồng thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nước chủ nhà.

Nhận thức rõ những lợi ích trong quan hệ song phương Việt Nam – Campuchia, trong thời gian qua, Chính phủ cả hai nước đã có nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn và khuyến khích hoạt động hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Campuchia. Chính phủ hai nước đã chính thức phê duyệt về việc nâng cấp và mở thêm các cửa khẩu để tạo thuận lợi cho các hoạt

động phát triển kinh tế và văn hóa của hai nước. Tính đến nay chính phủ hai nước đã mở 11 khu kinh tế cửa khẩu, với tổng diện tích các khu kinh tế cửa khẩu này là hơn 7200 km2 với dân số khoảng 2.354 ngàn người. Trong đó vào ngày 20/03/2010, Việt Nam đã tổ chức khánh thành Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (Bình Phước). Đây được coi là một cầu nối giao lưu phát triển kinh tế và văn hóa chiến lược của Việt Nam và Campuchia. Các khu kinh tế cửa khẩu đó đóng góp 34,4% kim ngạch xuất nhập khẩu, 6% thu ngân sách; 10,2 % thuế suất nhập khẩu của 23 khu kinh tế cửa khẩu cả nước (tính đến năm 2007).[28,31]

Bên cạnh đó, Bộ Thương Mại Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức các Hội Chợ Thương Mại Việt Nam tại Campuchia. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tiếp xúc và tìm kiếm cơ hội kinh doanh với các đối tác Campuchia. Để nhằm xúc tiến thương mại Việt Nam – Campuchia, Văn phòng Chính phủ đã ký văn bản số 4434/VPCP-KTTH, đống ý cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa dịch vụ sang Campuchia thu ngoại tệ mạnh như USD bằng tiền mặt được áp dụng thuế suất, thuế giá trị gia tăng bằng 0%, được khấu trừ hoàn toàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, với điều kiện doanh nghiệp phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép nộp USD vào tài khoản.

Tính đến nay, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương nghiệp Campuchia đã ký kết, ban hành các văn bản quan trọng sau nhằm thúc đẩy và phát triển thương mại:

- Hiệp định Thương Mại Việt Nam – Campuchia (năm 1998) - Hiệp định vận chuyển hàng hoá quá cảnh (năm 2000) - Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (26/11/2001)

- Hiệp định mua bán và trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới giữa hai nước (26/11/2001)

- Hiệp định về chống buôn lậu và vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới Việt Nam – Campuchia (tháng 8 năm 2002)

- Hiệp định miễn thị thực Việt Nam – Campuchia (4/11/2008) - Hiệp định về quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia

(4/11/2008)

- Hiệp định đường bộ Việt Nam – Campuchia (30/09/2009)

- Hiệp định vận tải đường thủy Việt Nam – Campuchia (18/12/2009) - Hiệp định thương mại giữa hai chính phủ Việt Nam - Campuchia ký

ngày 24-3-1978.

- Nghị định chính phủ số 57/1998 NĐ-CP ngày 31-7-1998 của chính phủ Việt Nam quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài.

- Quyết định số 724/1998 QĐ-BTM ngày 18-6-1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành quy chế tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt Nam - Campuchia.

- Quyết định số 1732/2000 QĐ-BTM ngày 13-2-2000 của Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành quy chế về hàng hóa của Vương quốc Campuchia quá cảnh lãnh thổ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. - Thông tư số 08/2000 TM-BTM ngày 12-4-2000 của Bộ Thương mại

hướng dẫn việc cấp giấy phép nhập khẩu gỗ nguyên liệu có nguồn gốc từ Campuchia.

- Nghị định chính phủ số 44/2001 NĐ-CP ngày 02-8-2001 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 57/1998. - Hiệp định mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu

vực biên giới giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Campuchia ngày 26-11-2001.

- Nghị định chính phủ 02/2003 NĐ-CP ngày 14 - 01 - 2003 về phát triển và quản lý chợ.

- Quyết định 252/2003 QĐ-TTg 24-11-2003 của Thủ tướng chính phủ về quản lý buôn bán hàng hóa qua biên giới với các nước có chung biên giới.

Các hiệp định, nghị định và biên bản thỏa thuận được ký giữa hai nước về hoạt động thương mại, hợp tác, kinh tế - văn hóa quá cảnh hàng hóa thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới có những bước tiến rất đáng kể.

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w