7. Kết cấu của luận văn
1.2.2 Khái quát mối quan hệ Việt Nam-Campuchia
Việt Nam và Campuchia vừa kỷ niệm 45 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, trong quãng thời gian ấy đã có nhiều dấu ấn lịch sử đáng nhớ, với các giai đoạn đấu tranh và phát triển của hai nước. Trong thời kỳ Việt Nam tiến hành kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, Campuchia đã có quan hệ tốt với các lực lượng Cách mạng Việt Nam, ủng hộ công cuộc thống nhất đất nước của Việt Nam. Về phía Việt Nam, quân tình nguyện đã 3 lần sát cánh cùng nhân dân Campuchia chiến đầu. Đặc biệt là trong giai đoạn 1979-1989, Việt Nam đã đưa quân tình nguyện giúp lực lượng cách mạng Campuchia lật đổ và ngăn chặn chế độ diệt chủng Pol Pot. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, quan hệ Việt Nam-Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt. Lãnh đạo 2 nước đã có nhiều chuyến thăm chính thức cấp cao, vào 3/2005, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã có chuyến thăm chính thức Campuchia và hai bên đã thống nhất phương châm phát triển quan hệ hai nước theo hướng “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyển thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Sau đó, tháng 10 năm 2005. Thủ tướng Hun Sen cũng đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam với những cam kết, thỏa thuận giữa hai nước nhằm nâng tầm hơn nữa quan hệ giáng giềng. Các cuộc viếng thăm cấp cao chính thức khác có thể kể đến giữa Việt Nam và Campuchia là:
• Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Campuchia ngày 6/3/2006
• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Campuchia vào 23,24/2011, 15/11/2010,
• Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm chính thức Campuchia ngày 16/9/2011
• Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni thăm chính thức Việt Nam ngày 24/9/2012
• Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin thăm chính thức Việt Nam ngày 20/7/2012
Nhằm cụ thể hóa các chủ trương cấp cao của hai nước, tháng 4 năm 1994, hai nước đã thành lập Ủy ban hỗn hợp về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Ủy ban này hàng năm có trách nhiệm kiểm điểm việc thực hiện các kế hoạch hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng…và đồng thời vạch ra kế hoạch, phương hướng hoạt động cho những năm tiếp theo. Bên cạnh các hoạt động hợp tác song phương, hai nước cũng tích cực tiến hành các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, trong khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như hợp tác trong Tiểu vùng song Mê-Kong mở rộng (GMS), Tứ giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia-Mianma (CLMV), Tam giác phát triển Việt Nam-Lào- Campuchia.Với những tiền đề thuận lợi như vậy, đã có hơn 100 000 người Việt Nam sinh sống hợp pháp tại Campuchia. Năm 2003, Hội người Việt Nam tại Campuchia đã được thành lập. Cho tới nay đã có nhiều chi hội ở các tỉnh thành được thành lập với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng người Việt.
Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, hai bên thống nhất tăng cường phối hợp, hợp tác trong việc xúc tiến thương mại và tiến hành xây dựng thêm các chợ dọc biên giới hai nước nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho thương mại dịch vụ ở khu vực biên giới hai nước tăng trưởng nhanh và mạnh; tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, hàng giả, tiền giả qua biên giới hai nước. Việt Nam và Campuchia thống nhất thúc đẩy hợp tác trên một số lĩnh vực cụ thể
như nông nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản, dầu khí, du lịch…[23]
Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập giữa Việt Nam và Campchia không ngừng tăng cao, ngoại trừ năm 2009, xuất - nhập khẩu giữa hai nước đều giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tiền tệ khu vực và toàn cầu. Trong vài năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia luôn đứng thứ tư trong các nước ASEAN. Cụ thể, năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Campuchia đạt gần 1,6 tỷ USD:
Bảng 1.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu các nước ASEAN- Việt Nam 2010
Đơn vị tính : nghìn USD
Các nước ASEAN Việt Nam xuất khẩu Nhập khẩu
Bru-nây 14235 10006 Cam-pu-chia 1551666 276623 In-đô-nê-xia 1433419 1909186 Lào 198432 291747 Ma-lai-xi-a 2093118 3413392 Mi-an-ma 49521 102824 Phi-li-pin 1706401 700317 Xin-ga-po 2121314 4101144 Thái Lan 1182842 5602281
(Nguồn: Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê, Tổng cục Hải quan, năm 2011) Như vậy Campuchia với lợi thế gần gũi về mặt địa lý đã trở thành thị trường xuất khẩu của Việt Nam lớn hơn cả Indonexia cho dân số của Campuchia ít hơn nhiều lần. Cũng là đất nước láng giềng nhưng kim ngạch thương mại của Lào với Việt Nam chỉ tương đương khoảng 1/8 so với kim ngạch thương mại của Việt Nam và Campuchia. Từ bảng trên ta có thể thấy Việt Nam xuất siêu mạnh sang Campuchia. Kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Campuchia gần bằng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường rộng lớn Philippin.
Bảng 1.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Campuchia 2007-2011
Đơn vị tính: Triệu USD Năm Xuất khẩu sang CPC Nhập khẩu từ CPC Tổng XNK
Kim ngạch Tăng giảm % Kim ngạch Tăng giảm % Kim ngạch Tăng giảm % 2007 991 29,5% 202 19% 1.193 28% 2008 1.431 44,4% 210 3,9% 1.641 38% 2009 1.147 - 19,8% 186 - 11,4 % 1.333 -18,8% 2010 1.551 35,3% 276 48,4 % 1.827 37,1% 2011 2.407 55,1 % 430 54,7 % 2.836 55,1 %
(Nguồn: Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê, Tổng cục Hải quan, năm 2012) Trong giai đoạn 2007-2011, tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia là 37,8 %, ở chiều ngược lại, hàng hoá của Campuchia thâm nhập thị trường Việt Nam ngày càng nhiều với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 22,92 %. Tốc độ tăng về xuất nhập khẩu của Việt Nam với Campuchia lớn hơn so với tốc độ tăng xuất nhập khẩu của Việt Nam so với các bạn hàng nói chung. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Campuchia. Trong mối quan hệ thương mại với Campuchia, Việt Nam luôn là nước xuất siêu với tỷ lệ áp đảo. Cho dù mục tiêu trước đó của hai chính phủ là tổng kim ngạch thương mại hai chiều là 2 tỷ USD không đạt được nhưng sang năm 2011 tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch lớn nhất từ trước đến nay, đạt hơn 2,8 tỷ USD. Không những vậy, trong thời gian qua sự phong phú trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng lên.
Bảng 1.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Campuchia 2009-2010 Mặt hàng Kim ngạch XK năm 2009 (USD) Kim ngạch XK năm 2010 (USD) % tăng, giảm KN so với cùng kỳ Tổng 1.146.930.905 1.551.665.790 + 35,3 Hàng thuỷ sản 17.244.635 10.305.855 - 40,2 Hàng rau quả 3.491.506 5.426.624 + 55,4 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 36.432.032 48.609.149 + 33,4
Xăng dầu các loại 454.881.265 570.316.473 + 25,4
Hoá chất 2.910.073 2.653.644 - 8,8
Sản phẩm hoá chất 24.473.639 27.947.958 + 14,2
Chất dẻo nguyên liệu 5.638.945 6.995.942 + 24
Sản phẩm từ chất dẻo 39.960.900 59.249.781 + 48,3 Sản phẩm từ cao su 3.147.969 3.397.569 + 7,9 Gỗ và sản phẩm gỗ 1.699.211 1.847.357 + 8,7 Giấy và các sản phẩm từ giấy 17.693.715 14.512.500 - 18 Hàng dệt, may 31.692.232 61.103.537 + 92,8 Sản phẩm gốm, sứ 8.245.196 15.858.484 + 92,3 Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh 3.397.426 3.809.790 + 12,1 Sắt thép các loại 129.281.999 191.352.562 + 48 Sản phẩm từ sắt thép 51.982.326 60.586.912 + 16,6 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 38.845.115 55.456.708 + 42,8
Dây điện và dây cáp điện 7.291.554 8.305.571 + 13,9
Phương tiện vận tải và phụ tùng 10.004.948 12.577.420 + 25,7 (Nguồn: Bộ Công Thương. Tháng 1/2011) Chúng ta có thể thấy những mặt hàng chính mà Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia là những mặt hàng mà nước ta có thế mạnh sản xuất và xuất
khẩu như hàng nông sản, thực phẩm chế biến, các mặt hàng công nghiệp nhẹ. Điều này cũng có nghĩa là thị trường Campuchia còn rất tiềm năng, các nhà sản xuất của Việt Nam hoàn toàn có thể tiến xa hơn trong tương lai. Gần đây nhất, ngày 17/2/2012, hai bên đã ký Bản thoả thuận thúc đẩy thương mại song phương giai đoạn 2012-2013. Theo nội dung của bản thoả thuận, Việt Nam ưu đãi miễn thuế nhập khẩu cho 39 mặt hàng của Campuchia, trong đó có 2 mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan là gạo (300.000 tấn/năm) và lá thuốc lá (3000 tấn/năm). Với những điều kiện thuận lợi như vậy, chắc chắn trong thời gian tới Campuchia sẽ cải thiện được tỷ lệ nhập siêu với Việt Nam, góp phần nâng tầm quan hệ thương mại giữa hai nước.[31]
Tóm lại, mối quan hệ Việt Nam-Campuchia đã có một bề dày lịch sử với đặc trưng cơ bản là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện”. Trong những năm gần đây, quan hệ giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trong quan hệ thương mại song phương, từ khi cả Việt Nam (năm 2007) và Campuchia (năm 2004) đều trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới đã thực sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Những yếu tố này cho phép Chính phủ hai nước hy vọng vào một tương lai sáng sủa cho quan hệ Việt Nam-Campuchia nói chung và quan hệ thương mại giữa hai nước nói riêng.
1.2.3 Các nhân tố chi phối quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia
Quan hệ thương mại giữa hai nước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả các yếu tố trong nước và quốc tế. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia có thể kể đến là:
- Môi trường kinh tế: Tình hình phát triển kinh tế của thị trường Campuchia có ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng Campuchia, do đó có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của thị trường Campuchia là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất. Theo thông tư số 06 năm 2005 do Bộ Tài chính vừa ban hành. Công văn nêu rõ: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hàng hoá xuất khẩu sang Campuchia, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thu tiền bán hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tiền mặt được hưởng thuế suất thuế GTGT 0%. Các trường hợp khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào và được xét hoàn lại thuế nhập khẩu. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam- Campuchia, kinh doanh rất tiện lợi.
- Chế độ chính trị, luật pháp: Chế độ chính trị sẽ chi phối mạnh mẽ môi trường kinh doanh của một quốc gia. Campuchia là một quốc gia tương đối ổn định về mặt chính trị, chính phủ Campuchia cơ bản theo đường lối trung lập, mở cửa và có quan hệ hợp tác song phương, đa phương với nhiều quốc gia. Cả Việt Nam và Campuchia đều là thành viên của ASEAN, WTO, AFTA, APEC nên các chính sách kinh tế về cơ bản là tương đồng, hướng tới giảm dần những rào cản trong thương mại của hai nước. Đây chính là một tiền đề quan trọng, thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam và Campuchia ngày càng phát triển. Đối với Việt Nam, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế ngày càng thông thoáng, phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế. Sự ổn định của chế độ chính trị ở Việt Nam không chỉ tạo điều kiện cho thu hút đầu tư nước ngoài mà còn thúc đẩy quá trình xuất khẩu của các nhà sản trong nước.
Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biển hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia. Điều này dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng tốt,
đã ký kết nhiều hiệp định kinh tế thương mại quan trọng và đều là thành viên là ASEAN, WTO, đó là điều kiện tốt giúp môi trường luật pháp của hai nước có sự tương đồng cao. Chính phủ hai nước đã hết sức tạo điều kiện thúc đẩy thương mại song phương, gần đây nhất vào ngày 20/3/2012 Bộ Công thương Việt Nam đã ban hành thông tư Số: 05/2012/TT-BCT về việc Quy định việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2012 và 2013 với thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với hàng hoá có xuất xứ Campuchia. Trong đó quy định: “Điều 1. Hàng hóa và lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2012 và 2013
1. Áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2012 và năm 2013 đối với hai nhóm mặt hàng có xuất xứ từ Campuchia gồm: gạo các loại; lá thuốc lá khô với thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0%.
a.Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan bằng 0% trong năm 2012 được áp dụng đối với các tờ khai hải quan đăng ký với cơ quan Hải quan từ ngày 17 tháng 02 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012. b.Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan bằng 0% trong năm 2013 được áp dụng đối với các tờ khai hải quan đăng ký với cơ quan Hải quan từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013. 2. Mã số hàng hoá và tổng lượng hạn ngạch thuế quan của các nhóm mặt hàng
được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% theo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan 0%
1. Hàng hoá nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu S (C/O form S) do Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia hoặc cơ quan được ủy quyền cấp theo quy định và được thông quan qua các cặp cửa khẩu nêu tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
2. Thủ tục nhập khẩu hàng hoá giải quyết tại hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo nguyên tắc trừ lùi tự động (tổng lượng hàng nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% trừ đi số lượng đã nhập khẩu của từng mặt hàng).”
Thương nhân Việt Nam được nhập khẩu mặt hàng gạo các loại theo hạn ngạch thuế quan. Đối với lá thuốc lá khô, chỉ những thương nhân có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài mới được phép nhập khẩu; Số lượng nhập khẩu tính trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công Thương cấp.[2]
- Xu hướng thời đại: Những cản trở biên giới quốc gia về thương mại, đầu tư đang giảm dần. Đây chính là biểu hiện của xu hướng tự do hoá thương mại mà một loạt các nước đang tiến hành. Hiện nay, tại các nước công nghiệp phát triển, mức thuế trung bình thấp hơn 10% so với mức thuế lưu hành phổ biến trước những năm 1914 và các nước đang phát triển cũng đang dần dần từng bước cắt giảm hàng rào thuế quan của mình. Hầu hết các vòng đàm phán và các cuộc thương thuyế toàn cầu đều đưa ra thời hạn 2010 đối với các nước phát triển và 2020 với các nước đang phát triển cho việc tự do hoá thương mại hoàn toàn. Chính vì vậy, thương mại thế giới đã tăng lên nhanh chóng.