Nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 59 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2Nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia

2.2.2.1. Quy mô và xu hướng

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia có sự biến động lớn. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia chỉ bằng 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia. Từ năm 2000 trở đi, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu khai thác thị trường Campuchia về các mặt hàng cần nhập khẩu.

(Đơn vị: triệu USD)

Biểu đồ 2.4: Nhập khẩu hàng hoá từ Campuchia vào Việt Nam giai đoạn 2007-2011

(Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Xét trong giai đoạn 2007 đến nay, Campuchia là thị trường xếp vị trí thứ 31 trong số các nhà cung cấp hàng hoá lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam; trong năm 2010 tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường láng giềng này là 277 triệu USD, tăng mạnh 48,5% so với năm 2009. Xét trong nội khối ASEAN thì kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Campuchia xếp thứ 7 (cao hơn nhập khẩu từ Myamar và Brunei) và chiếm 1,7% tổng trị giá nhập khẩu hàng hoá từ tất cả các nước ASEAN vào Việt Nam. Trong năm 2010, các mặt hàng nhập khẩu chính của các công ty Việt Nam từ Campuchia trong năm qua bao gồm cao su: 126,8 triệu USD, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2009; gỗ và sản phẩm gỗ: 44,3 triệu USD, tăng 11,3%; ….

(Đơn vị : %)

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng XNK từ Campuchia so với tổng kim ngạch của Việt Nam

(Nguồn: Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Nhìn vào biểu đồ 2.5 có thể nhận thấy thương mại song phương Việt Nam – Campuchia đang ngày càng khởi sắc. Xét riêng giai đoạn 5 năm từ 2006 – 2010 tỷ trọng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước có xu hướng ngày càng tăng tuy không đáng kể giao động trong khoảng

1 – 1,2%.

Hình 2.3 cho thấy thứ hạng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Campuchia đang có xu hướng giảm đồng đều trong những năm gần đây, từ vị trí thứ 24 năm 2006 sau 4 năm thì hàng nhập khẩu từ Campuchia của Việt Nam đang đứng ở vị trí 31 năm 2010. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa lại có có xu hướng tăng nhẹ nên cán cân thương mại song phương giữa hai nước trong 5 năm gần đây (2006 – 2010) vẫn giữ ở vị trí 20 – 21

Hình 2.3: Thứ hạng xuất nhập khẩu hàng hoá từ Campuchia trong tổng số các thị trường của Việt Nam giai đoạn 2006-2010

(Nguồn: Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam)

2.2.2.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu

Thế mạnh của Campuchia là các mặt hàng nông, lâm thổ sản như gỗ, mủ cao su, bột hoàng liên, da trâu, bò. Do đó, có tới 65% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia là nguyên liệu thô và hàng nông, lâm thổ sản. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ mới khai thác một số mặt hàng nhập khẩu làm nguyên liệu phụ trong công nghiệp sản xuất hàng nhựa, da giầy và chế biến gỗ.

Năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu từ Campuchia khoảng 44 triệu USD gỗ và nguyên liệu phụ từ gỗ, 6.1 triệu USD nguyên liệu phụ cho ngành thuốc lá. Theo số liệu thống kê không chính thức, hàng xuất khẩu và nhập khẩu qua các cửa khẩu với Campuchia qua buôn bán chính ngạch tăng chậm, nhưng buôn bán tiểu ngạch tăng nhanh. Lượng hàng xuất khẩu tiểu ngạch chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu chính ngạch. Lượng hàng nhập khẩu

tiểu ngạch chiếm tới 60% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia. Các mặt hàng buôn bán tiểu ngạch chủ yếu là hải sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng, nông sản, vật liệu xây dựng, xăng dầu... Trong số những mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam, trừ gỗ, rất nhiều hàng hóa tiêu dùng có nguồn gốc từ Campuchia, cụ thể là đồ điện gia dụng, máy móc, phương tiện vận tải...

Bảng 2.3: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Campuchia Mặt hàng Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 Nguyên liệu phụ thuốc lá Triệu USD 3.4 5.55 10.06 6.1 6.1 Cao su Tấn 73.78 76.7 70.89 62.7 68.33 Gỗ & phẩm gỗ sản Triệu USD 57.26 73.7 55.34 31.2 44.09

(Nguồn: Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam sang Campuchia chủ yếu đi qua cửa khẩu thuộc tỉnh Tây Ninh, An Giang và Kiên Giang. Đó là các cửa khẩu Mộc Bài, Phước Tân, Ka Tum, Vĩnh Xương, Tịnh Biên, Khánh Bình, Đồng Đức, Vĩnh Hội... Trị giá hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu này sang Campuchia chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tuyến biên giới phía Tây Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 59 - 63)