Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 47 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia

2.2.1.1. Quy mô và xu hướng

Việt Nam và Campuchia hai nước láng giềng. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc buôn bán hàng hóa giữa hai nước. Thời gian qua quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước đã thu được nhiều thành tựu đáng phấn khởi. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, hai nước đã phát triển theo chiều hướng tích cực như tạo dựng một số hành lang pháp lý, các cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, một số chính sách mậu dịch biên giới v.v.. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam và Campuchia đã có nhiều

chuyển biến lớn, đây là kết quả tác động của cả các yếu tố trong nước và yếu tố từ môi trường nước ngoài đem lại, đặc biệt là từ những ưu đãi mà hai nước dành cho nhau.

(Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Biểu đồ 2.1: Xuất khẩu hàng hoá sang Campuchia giai đoạn 2007-2011

(Đơn vị: triệu USD) Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia tăng mạnh trong giai đoạn 2000 – 2007, đạt gần 30%/năm. Đặc biệt là bắt đầu từ năm 2002, một loạt các cuộc viếng thăm của lãnh đạo hai nước đã giúp quan hệ thương mại được cải thiện rõ rệt, thể hiện ở tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ 2002 đến 2007. Có sự tăng vọt ấn tượng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia vào năm 2008, đánh dấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lên gần 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên đến năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất khẩu đã giảm xuống còn 1,147 tỷ USD, tổng kim ngạch kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Campuchia lần đầu tiên trong lịch sử đạt giá trị âm (-18,7%). Sang đến

năm 2010 và 2011 khi nền kinh tế dần được phục hồi sau khủng hoảng thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang Campuchia lại tăng trở lại lần lượt đạt 1.552 triệu USD và 2.373 triệu USD.

Vào những tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia có những bước tăng trưởng đáng kể: quý I năm 2012, tổng kim ngạch thương mại hai nước (theo Bộ Thương mại Campuchia) đạt: 434,009 triệu USD, tăng tới 23% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt: 390.305.620 USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu đạt: 43.703.995 USD tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 16 của Việt Nam và Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 4 vào Campuchia (sau Thái Lan, Trung Quốc và Hồng Kông).

Bảng 2.1: Kim ngạch XNK hàng hoá Việt Nam với một số nước trong khu vực Asean 2006-2009 (Đơn vị: triệu USD)

Năm

Nước

Singapore Thái Lan Myanmar Campuchia

Xuất khẩu 2006 1.630,63 897,54 16,46 765,1 2007 2.202 1.033,92 21,81 990,8 2008 2.659,73 1.348,92 32,63 1.430,66 2009 2.076,3 1.266 33,94 1.146,93 Nhập khẩu

2006 6.273,7 3.034,2 64,63 169,45 2007 7.608,6 3.737,2 75,43 202,26 2008 9.392,53 4.905,6 75,62 209,97 2009 4.248,36 4.514,1 64,97 186,23 Cán cân 2006 -4.643,07 -2.136,66 -48,17 +595,65 2007 -5.406,6 -2.703,38 -53,62 +788,54 2008 -6.732,8 -3.556,68 -43,99 +1220,69 2009 -2.172,06 -3.248,1 -31,03 +960,7

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Theo bảng 2.1 trên, Việt Nam chỉ xuất siêu sang Campuchia trong khi các nước như Singapore, Thái Lan, Myanmar thì Việt Nam luôn là nước nhập siêu. Trên thực tế, có ba nước duy nhất trong Đông Nam Á mà Việt Nam xuất siêu đó là Campuchia, Đông Timor và Bruney, thì Campuchia luôn là nước Việt Nam xuất siêu nhiều nhất. Tốc độ tăng thị phần thị trường Campuchia luôn cao hơn tốc độ tăng thị phần của ASEAN nói chung. Rõ ràng Campuchia là một thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.

Mối quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam sang Campuchia luôn chênh lệch nhau rất lớn. Việt Nam luôn xuất siêu sang Campuchia một cách áp đảo. Điều đó được thể hiện rõ vào các năm 2006 – 2011. Đặc biệt là năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia 1.430,656 triệu USD, gấp gần 7 lần kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia. Điều này thể

hiện rằng Campuchia là một thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng của nước ta. Minh chứng rõ hơn ở bảng cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam với một số nước khác trong Đông Nam Á dưới đây.

Hình 2.1: Xu hướng thương mại Việt Nam và một số nước trong khu vực Asean (đv: triệu USD)

(Nguồn: Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Nhìn Hình 2.1 có thể thấy so với các nước trong khu vực Việt Nam luôn là nước nhập siêu đặc biệt là năm 2006 ngày càng có xu hướng giảm, chỉ duy nhất cán cân thương mại Việt Nam – Campuchia ở tình trạng xuất siêu và xu hướng đó không suy giảm trong thời gian dài (rất ổn định, mức chênh lệch qua các năm không quá lớn). Điều đó chứng tỏ Campuchia đã và đang là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hướng nguồn vốn đầu tư sang để khai thác.

2.2.1.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu

Trong ba năm trở lại đây, theo số liệu thống kê của Campuchia thì Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều nhất sang quốc gia này, trên cả Trung Quốc và Thái Lan. Còn theo số liệu của Việt Nam thì nước ta trong những năm gần

đây đứng thứ hai sau Thái Lan trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Campuchia.

Về các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia ngày càng đa dạng và được thị trường Campuchia ưa chuộng (vì phần đông là người nghèo). Những mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia đạt kim ngạch tương đối lớn từ năm 2003 và vẫn còn là những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng:

- Mỳ ăn liền, hiện thị trường Campuchia tiêu thụ nhiều nhất so với các thị trường khác mà Việt Nam đang xuất khẩu sản phẩm này. Kim ngạch năm 2011 là 51 triệu USD và có xu hướng ngày càng tăng

- Sản phẩm nhựa, chất dẻo xuất sang Campuchia đứng thứ ba sau thị trường Nhật Bản và Đài Loan. Năm 2011 đạt kim ngạch 68 triệu USD chiếm hơn 67% tổng lượng nhập khẩu của Campuchia về đồ nhựa.

- Sản phẩm sữa xuất sang Campuchia đứng thứ tư trong các thị trường Việt Nam đang xuất khẩu là Irăc, Xingapo và Thái Lan, đạt kim ngạch 56 triệu USD vào năm 2011 chiếm gần 50% tổng giá trị nhập khẩu sữa của nước này.

Ngoài ra còn có một số sản phẩm được thị trường Campuchia ưa chuộng là bột giặt, văn phòng phẩm, đồ uống, bánh kẹo, phân bón, giầy dép, vật liệu xây dựng, xăng dầu…

Bảng 2.2: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Campuchia

Đơn vị: triệu USD

Mặt hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Hàng hải sản 8.3 10.5 13.5 15 18 22 Sữa và sản phẩm sữa 3.2 6 11.5 36.4 49 56 Mì ăn liền 16.4 22 30.6 40 44 51 Sản phẩm chất dẻo 30.7 44.2 51.3 40 59 68 Sản phẩm gốm sứ 2.3 4.4 6.2 8.2 16 21 Hàng dệt may 18.5 29.1 34.6 31.7 61 78 Máy móc phụ tùng 15.8 10.7 11 10 13 18,6

Hình 2.2: Xu hướng thay đổi một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Campuchia 2006-2011 (Đơn vị: Triệu USD)

(Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Tổng cục Hải quanViệt Nam)

Nhìn chung tất cả các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia đều có xu hướng tăng qua các năm. Trừ năm 2009 do ảnh hưởng của khung hoảng kinh tế toàn cầu nên nhu cầu một số mặt hàng giảm đi như dệt may, chất dẻo, phụ tùng máy móc còn lại các mặt hàng khác đều giữ nguyên hoặc tăng chậm

2.2.2.3. Đặc điểm các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Campuchia

a) Mặt hàng công nghiệp + Ưu điểm:

Các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia có thị phần khá tốt ở Campuchia chiếm 27% trong khi Trung Quốc 22% và Thái Lan 29%. Mặt hàng nhựa của Việt Nam chiếm khoảng 64,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng nhựa của Campuchia. Mặt hàng máy móc phụ tùng xe cộ

phải có kim ngạch xuất khẩu đạt 10 – 20 triệu USD mỗi năm. Dự báo cho thấy mặt hàng này sẽ còn tăng mạnh trong tương lai do trong thời gian tới sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ về phương tiện vận chuyển ở Campuchia.

Hai mặt hàng gốm sứ và dệt may có dấu hiệu chững lại ở năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng bước sang năm 2011 đã có những bước tiến nhảy vọt kim ngạch xuất khẩu lần lượt đạt 21 triệu USD và 78 triệu USD tăng gần 30% so với năm 2010.

+ Hạn chế:

Mặt hàng sắt thép các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được thị phần có thu nhập thấp và trung bình, chưa xây dựng được kênh phân phối để cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng ở thị trường này. Các doanh nghiệp xuất khẩu sắt thép Việt Nam cần phải có sự liên kết chặt chẽ với các công ty, doanh nghiệp xây dựng của Campuchia để có nguồn tiêu thụ ổn định.

Chất lượng mặt hàng nhựa của Việt Nam vẫn còn kém so với Thái Lan. Sản phẩm nhựa của Việt Nam xuất sang Campuchia chủ yếu là phục vụ tầng lớp có thu nhập thấp và trung bình vì giá thành sản phẩm nhựa của Việt Nam rất rẻ.

Mặt hàng săm lốp, các phụ tùng của Việt Nam cũng chưa đạt chất lượng cao như của Trung Quốc và Thái Lan. Để đáp ứng yêu cầu càng cao của Campuchia vì trong tương lai nước này sẽ phát triển mạnh mẽ ngành vận tải thì Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm săm lốp cao su.

b) Mặt hàng nông lâm thủy sản và thực phẩm

+ Ưu điểm:

Mặt hàng hải sản từ năm 2007 đến nay luôn đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 triệu USD năm, đặc biệt có năm 2011 đạt 22 triệu USD. Chủ yếu là các mặt hàng cá đông lạnh, bột tôm và mực, đây là những sản phẩm Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu với kim ngạch lớn

Mỳ ăn liền của Việt Nam xuất vào thị trường Campuchia tăng mạnh và chiếm khoảng 55% tổng kim ngạch nhập khẩu mì ăn liền của Vương quốc này, xếp trên cả Trung Quốc và Thái Lan.

Đơn vị: triệu USD

Biểu đồ 2.2: Xu hướng xuất khẩu Mỳ ăn liền sang thị trường Campuchia giai đoạn 2006-2011

Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và thống kê, Tổng cục Hải quan

Những công ty sản xuất mỳ của Việt Nam như Acecook, Vifon, Miliket… chiếm giữ thị phần đáng kể ở Campuchia và được người tiêu dùng Campuchia đánh giá cao về chất lượng và ưa thích sử dụng. Sở dĩ các doanh nghiệp Việt chiến được phần lớn thị trường Campuchia vì họ nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng Campuchia là thích hàng hóa có bao bì màu sắc hấp dẫn, giá cả phải chăng và chất lượng đảm bảo. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang Campuchia nên đóng gói bao bì sản phẩm ghi chữ Campuchia để người tiêu dùng hiểu rõ sản phẩm nhằm tạo lòng tin cho người tiêu dùng ở thị trường này về sản phẩm Việt Nam; nên thường xuyên quảng cáo, truyền thông về sản phẩm hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng của Campuchia.

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều doanh nghiệp đang đầu tư công nghệ mới, chuyển sang chế biến sâu, sản xuất sản phẩm mới hoặc đi vào phân khúc hàng tiêu dùng chất lượng cao nên có nhu cầu chuyển đổi công nghệ; trong khi đó ở Campuchia, trình độ phát triển sản xuất công nghiệp còn khá hạn chế, rất thiếu các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu nên chủ yếu phải nhập khẩu về tiêu dùng; trong khi thị hiếu tiêu dùng ở đây chưa quá khắt khe.

Kim ngạch xuất khẩu sữa của Việt Nam cũng chiếm 40% tổng kim ngạch nhập khẩu sữa của Campuchia (chỉ đứng sau mặt hàng mì ăn liền). Sản phẩm sữa còn được được dự báo có thể gia tăng thị phần, khi thu nhập của người dân Campuchia ngày càng được cải thiện.

Đơn vị: triệu USD

Biểu đồ 2.3: Xu huớng xuất khẩu sữa sang thị trường Campuchia giai đoạn 2006-2011

(Nguồn: Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Theo ông Lê Hồng Xanh, trưởng phòng kinh doanh công ty sữa Vinamilk thì hiện nay sản phẩm của Vinamilk đang được tiêu thụ mạnh ở nhiều địa phương khác nhau trên thị trường Campuchia. Không kể nguồn

hàng xuất tiểu ngạch thông qua thương lái không thống kê được, riêng nguồn hàng xuất chính ngạch, tuy mới làm thị trường nhưng Vinamilk cũng đã đạt doanh số khoảng 100.000 USD/tháng tại đây. Cũng có những doanh nghiệp mới bắt đầu làm thị trường thời gian gần đây, nhưng đã có kết quả nhất định. Nutifood vừa mới xuất được một lô hàng sữa bột đầu tiên trị giá 100 triệu đồng sang Campuchia. Ðiều đáng chú ý là nhà phân phối của Nutifood là người trước đây từng phân phối các sản phẩm sữa cho Thái Lan, nhưng nay chuyển sang phân phối cho Nutifood, và công ty này dự kiến đến cuối năm thị trường của Nutifood ở Campuchia sẽ tăng trưởng khoảng 200 đến 300% và sẽ có mặt ở tất cả chợ đầu mối và siêu thị tại Pnompenh.

Hai mặt hàng mì tôm và sữa của Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia tăng mạnh như hiện nay chủ yếu là nhờ các doanh nghiệp Việt Nam chủ động hơn trong việc tiếp thị, làm thị trường như mở chi nhánh, gia tăng quảng cáo, tiếp thị, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng tiến hành nghiên cứu thị trường ở đây một cách bài bản, chủ động để đưa thêm nhiều mặt hàng mới, nhiều sản phẩm phù hợp vào thị trường này.

Hàng năm, Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng 2 - 3 triệu USD các loại rau quả sang Campuchia, nhưng chủ yếu là theo đường tiểu ngạch.

+ Hạn chế:

Còn rất nhiều mặt hàng hải sản mà Việt Nam có thế mạnh nhưng chưa được phát huy tại thị trường Campuchia như cá tra, cá basa, tôm đông lạnh… một phần là do nhu cầu dòng sản phẩm này tại thị trường Campuchia là không cao.

Thu nhập của người dân Campuchia dần được cải thiện trong những năm tới đây vì thế các sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam sẽ dần chỉ đáp ứng như cầu của tầng lớp có thu nhập trung bình.

Sản phẩm sữa của Việt Nam đang gặp phải vấn đề về chất lượng không thể cạnh tranh với Thái Lan về mẫu mã không thể cạnh tranh với Trung Quốc. Để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của thị trường Campuchia trong tương lai thì các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao cả về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.

Tóm lại, xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia tập trung vào một số mặt hàng chính, trong đó mặt hàng có kim ngạch vượt trội, trên 100 triệu USD, là hàng công nghiệp. Ngoài ra, một số mặt hàng khác của Việt Nam cũng có kim ngạch xuất khẩu đáng kể sang Campuchia, trong đó phải kể đến mỳ ăn liền, nhựa và sản phẩm nhựa, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may, …

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 47 - 59)