Một số thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 71 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1 Một số thành tựu đạt được

2.3.1.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng

Nhìn chung trong gần 10 năm trở lại đây, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói riêng và quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam - Campuchia nói chung đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Trong giai đoạn từ 2001 – 2005 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia tăng tương đối nhanh (kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Campuchia tăng 5 lần trong vòng 5 năm).

(Đơn vị: triệu USD)

Biểu đồ 2.7: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam sang Campuchia giai đoạn 2007-2011

(Nguồn:Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011, kim ngạch xuất khẩu đã lên đến trên 1 tỷ USD, khẳng định rõ hai nước chính là đối tác thương mại quan trọng của nhau. Việt Nam luôn xuất siêu sang Campuchia trong vòng 5 năm trở lại đây. Chỉ có năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia có phần hạn chế . Tuy nhiên trong 2 năm gần đây, khi nền kinh tế thế giới dần phục hồi thì Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu lớn nhất sang Campuchia, vượt qua cả Thái Lan và Trung Quốc. Đây là một tín hiệu đáng mừng thể hiện tiềm lực thương mại của hai nước và cần được phát huy trong thời gian tới.

Bảng 2.5: Tốc độ gia tăng thương mại Việt Nam- Campuchia giai đoạn 2000-2011

(Đơn vị: triệu USD)

Năm Xuất khẩu Tốc độ tăng (%) Nhập khẩu Tốc độ tăng (%) Tổng kim ngạch Tốc độ tăng (%) 2000 141,6 -- 37,3 -- 178,9 -- 2001 146,0 3,1 38,0 1,8 184 2,8 2002 178,4 22,2 65,4 72,1 243,8 32,5 2003 267,3 49,8 94,7 44,8 362 48,5 2004 348,6 30,4 130,4 37,7 479 32,3 2005 536 53,7 156,6 20,1 692,6 44,6 2006 765,1 42,7 169,45 8,2 934,55 34,9 2007 990,8 29,5 202,26 19,36 1.193,06 27,6 2008 1.430,656 44,4 209,97 3,8 1.640,626 37,5 2009 1.146,930 -19,9 186,23 - 11,3 1.333,16 - 18,7 2010 1.552 35,3 277 48,74 1829 37,2 2011 2.373 52,9 446,2 61,1 2819,2 54,1

(Nguồn:Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Cơ cấu hàng hóa đang trao đổi giữa hai nước mang tính chất bổ sung cho nhau. Xét trong điều kiện tự cung tự cấp, mỗi nước tự sản xuất hai mặt hàng để tiêu dùng trong nước. Những mặt hàng mặt hàng lâm sản – đặc biệt là mặt hàng cao su là mặt hàng lợi thế của Campuchia vì đất nước Campuchia có diện tích rừng rộng và khí hậu rất thuận lợi cho ngành lâm nghiệp. Ngoài ra, chi phí nhân công cũng thấp vì thế các mặt hàng trên có giá thành dễ chấp nhận. Tuy nhiên, những mặt hàng này sẽ dần biến mất trong cơ cấu nhập khẩu theo xu hướng chung của nền sản xuất hiện đại là ngày càng phụ thuộc ít hơn vào sản phẩm tự nhiên. Hơn nữa, đây toàn là mặt hàng mà Việt Nam có thể tự

đáp ứng. Hiện tại, Việt Nam vẫn nhập khẩu một số lượng lớn hàng nông sản như mủ cao su, hạt điều thô, hải sản, gia súc…về chế biến tại Việt Nam. Nếu hàng nhập khẩu từ Campuchia vào Việt Nam quá khó khăn do các thủ tục hải quan và thuế suất cao, thì phía Campuchia cũng sẽ áp dụng những thủ tục tương tự gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, Việt Nam cần chuyển hướng, tính toán tranh thủ đầu tư vào các ngành khai thác, chế biến nông lâm, thủy hải sản tại Campuchia để vừa có thể bán được các dịch vụ tăng năng suất (như giống, bảo vệ thực vật, kỹ thuật nuôi trồng…) và sau đó tận dụng cơ hội xuất khẩu sang nước thứ ba theo quy chế WTO thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rộng đường làm ăn hơn.

Năm 2010, Campuchia tiếp tục là thị trường cung cấp cao su nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam với hơn 68 triệu tấn, kim ngạch đạt 42 triệu USD, tăng 10% về lượng và tăng 20% về trị giá so với cùng kỳ 2009. Giá nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu từ thị trường Campuchia trung bình từ đầu năm 2007 đến nay trung bình ở mức 230 USD/m3-DAF, cao hơn so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ 2009 khoảng 10%. Nhìn chung, giá nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu từ thị trường Campuchia từ đầu năm 2010 đến nay vẫn ổn định trong khoảng 220-240 USD/m3 – DAF. Đây là thị trường cung cấp gỗ cao su lớn với giá khá ổn định. Hiện nay đã có những Công ty cao su thuê đất của Lào và Campuchia để trồng cây cao su lấy mủ cũng như gỗ nguyên liệu. Trong thời gian tới, đây sẽ là nguồn nguyên liệu khá ổn định cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ từ gỗ cao su.[23,31]

Trong khi đó các sản phẩm chất dẻo là mặt hàng xuất khẩu chiến tỷ trọng lớn của Việt Nam sang Campuchia, tận dụng từ nguồn nguyên liệu sẵn có kết hợp với nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Campuchia các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đầu tư vào dòng các sản phẩm liên quan đến chất dẻo và xuất khẩu ngược trở lại Campuchia. Năm 2010 đánh dấu bước đột phá của

việc xuất khẩu dòng sản phẩm này, kim ngạch đạt 68 triệu USD đứng thứ 2 trong top 10 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Campuchia (chỉ sau dệt may), chiếm tỷ trọng 25% trên tổng số mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia.

Các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia khá đa dạng, phong phú. Từ những mặt hàng nông lâm thủy sản, đến các hàng hóa tiêu dùng, các sản phẩm chế biến, thực phẩm và đặc biệt là một số mặt hàng công nghiệp. Tất cả các mặt hàng xuất khẩu đều là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh trong sản xuất. Đặc biệt trong đó Việt Nam xuất khẩu được nhiều mặt hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng sang Campuchia. Thể hiện ở số liệu xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp luôn chiếm số lớn như sắt thép và các sản phẩm hàng tiêu dùng như mỳ ăn liền, xe đạp, dệt may… Những mặt hàng này là những mặt hàng trong nước đang được thúc đẩy phát triển sản xuất để dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2020. Do nhiều điểm tương đồng về văn hóa và tâm lý nên các mặt hàng của Việt Nam dễ dàng được chấp nhận tại Campuchia, đây là một lợi thế không nhỏ cho hàng hóa Việt Nam có thể đi sâu và chiếm lĩnh thị trường Campuchia.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia chiếm hơn 20% kim ngạch nhập khẩu của Campuchia, Việt Nam là nước bạn xuất khẩu lớn thứ ba sang Campuchia sau khi Thái Lan và Tung Quốc.

Tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Campuchia tăng lên qua các năm: năm 2000 đạt 178.9 triệu USD và tăng gần 16 lần sau 10 năm đạt 2819,2 triệu USD vào năm 2011. Nếu so với các nước Việt Nam xuất khẩu thì chúng ta thấy rằng Việt Nam xuất siêu sang Campuchia.

2.3.1.2 Phạm vi thị trường, cơ cấu mặt hàng ngày càng mở rộng

trí các cửa khẩu nói riêng, đồng thời xuất phát từ quan hệ truyền thống lịch sử lâu đời của dân cư sinh sống ở hai bên biên giới, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương chính sách, biện pháp để củng cố các tuyến biên giới thành các trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh quốc phòng vững mạnh, trong đó hoạt động thương mại đóng vai trò chủ yếu. Hoạt động thương mại tại các cửa khẩu biên giới Tây Nam đã đạt được một số thành tựu cơ bản sau:

Thứ nhất, Việt Nam đang dần dần có được một số lợi thế về mặt hàng xuất khẩu có chất lượng có khả năng cạnh tranh trên thị trường Campuchia . Việt Nam đã lợi dụng được lợi thế thị trường gần, nhu cầu tiêu dùng không đòi hỏi khắt khe, nhiều sản phẩm như mỳ ăn liền, rau quả, sản phẩm nhựa, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, gạo, thủy sản... đã có sức cạnh tranh cao so với các mặt hàng cùng loại của Thái Lan và Trung Quốc. Phía Campuchia đã có nhiều đề nghị, yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây dựng các nhà máy tại Campuchia.

Thứ hai, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Campuchia đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh dọc biên giới. Hệ thống các cửa khẩu hiện nay đã có tác dụng tích cực trong việc thu hút trao đổi hàng hóa sản phẩm từ các thị trường nguồn trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, góp phần khởi động tiềm năng chưa khai thác hết của tuyến biên giới.

Thứ ba, từng bước thực hiện có kết quả các chính sách xã hội ở khu vực biên giới như xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, khôi phục các ngành nghề truyền thống, giao lưu văn hóa phát triển du lịch... Qua đó làm cho cuộc sống của dân cư hai phía ngày càng được nâng cao, hệ thống hạ tầng cơ sở được cải thiện.

Thứ tư, bảo đảm vững chắc an ninh chính trị tại khu vực biên giới, chống lại các âm mưu phá hoại của kẻ địch.

Một phần của tài liệu Luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w