Tình hình kinh tế xã hội của huyện Cư M’gar hiện nay

Một phần của tài liệu Năng lực công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện CưM'gar, tỉnh Đắk Lắk (Trang 42 - 46)

1.2.4 .Tiêu chí đánh giá năng lực công chức nữ

2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tác động đến năng lực đội ngũ công chức nữ

2.1.3. Tình hình kinh tế xã hội của huyện Cư M’gar hiện nay

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ huyện, 5 năm qua (2015 – 2020) bên cạnh những thuận lợi và khó khăn. Huyện Cư M'gar phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế; huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn; thời tiết diễn biến bất thường; tình hình an ninh chính trị cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Song, Đảng bộ, khối cơ quan Nhà nước tại địa phương và nhân dân huyện nhà đã nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, chung sức phấn đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội lần thứ VII đề ra và đã đạt được những thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phịng. Với những thành cơng và hạn chế của huyện 5 năm qua, hiện nay, toàn Đảng toàn dân huyện Cư M’gar tiếp tục củng cố, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của các dân tộc, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, xây dựng huyện Cư M’gar đến năm 2020 cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới

2.1.2.1 Kinh tế

Trong những năm qua huyện đã khơng ngừng nỗ lực, phấn đấu hồn thành mục tiêu nhiệm vụ được đề ra, với tốc độ tăng giá trị sản xuất bình qn giai đoạn 2015 -2029 đạt 7,93%/năm. Trong đó, giá trị nơng – lâm – ngư nghiệp tăng 1,18%, công nghiệp – xây dựng tăng 13,73%; thương mại - dịch vụ tăng 16,66%. Tổng giá trị sản xuất năm 2020 (giá so sánh 1994) đạt 4235 tỷ đồng, tăng 1,46 lần so với năm 2015. Thu nhập bình qn đầu người ở huyện khơng ngừng được cải thiện, cho đến năm 2015 đạt 29 triệu đồng, tăng 1,75 lần so với năm 2020.

Với kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường. Các loại cây cơng nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, hồ tiêu vẫn được xác định là cây trồng chủ lực của huyện. Đến nay, tồn huyện có 50.537 ha cây cơng nghiệp lâu năm, trong đó cà phê 38.126 ha (tăng 18 ha so với 2010), cao su 8757 ha (tăng 698 ha), tiêu 1434 ha (tăng 875 ha), điều 2220 ha (giảm 2426 ha). Chương trình phát triển cà phê bền vững trong những năm qua đạt nhiều kết quả tốt. Chương trình phát triển cây cao su được quan tâm triển khai đúng quy hoạch. Sản xuất lương thực ổn định và phát triển, tổng sản lượng lương thực năm 2020 ước đạt 90.323 tấn, cao hơn năm 2015là 1393 tấn, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Với các mơ hình thâm canh, xen canh hồ tiêu, cây ăn quả trong vườn cà phê được nhân rộng. Giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích từ 57 triệu đồng/ha/năm 2015 lên 73 triệu đồng/1 ha/năm 2020. Từng bước phát triển mơ hình chăn ni trang trại và theo hướng cơng nghiệp; tồn huyện có 19 trang trại chăn ni gia súc, gia cầm với tổng thu nhập trên 1 tỷ đồng/1 năm/1 trang trại. Đàn gia súc, gia cầm ổn định và có bước tăng trưởng.

Cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp - xây dựng phát triển khá, giá trị sản xuất tăng bình qn 13,73%/năm. Tồn huyện có trên 700 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với tổng giá trị sản xuất năm 2020 ước đạt 780 tỷ đồng, tăng 370 tỷ đồng so với năm 2015. Nhóm sản phẩm duy trì được mức tăng mạnh, gồm: máy chế biến nơng sản, rơ mc xe công nông, ống tưới, bơm tưới, đá cây. Một số cơ sở sản xuất cà phê bột đã hình thành, từng bước xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm trên thị trường. Các cơ sở sản xuất phân vi sinh, ống tưới, nước đóng chai … đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong và ngồi huyện. Cụm cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thị trấn Quảng Phú đã được quy hoạch chi tiết và đang được xúc tiến kêu gọi đầu tư.

Thương mại - dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa hàng năm tăng mạnh, giá trị năm 2020 đạt 3670 tỷ đồng, tăng 2075 tỷ đồng so với năm 2015. Đã hoàn thành nâng cấp, đưa vào sử dụng Chợ B Quảng Phú và nâng cấp, xây dựng thêm 3 chợ ở các xă, thị trấn. Số cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ từ khu vực trung tâm huyện đến các xã, thị trấn tiếp tục phát triển, từ 580 hộ năm 2015 tăng lên 2102 hộ năm 2020. Cơng tác quản lý thị trường bình ổn giá cả được thực hiện tốt; giá cả khơng có sự chênh lệch lớn so với toàn tỉnh

Huyện ln quan tâm đến các chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc nên đã đưa ra chương trình phát triển kinh tế - xã hội buôn đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết 04 –NQ/TU của Tỉnh uỷ được quan tâm triển khai và phát huy hiệu quả. Giai đoạn 2015 - 2020, có 10 bn được đầu tư với tổng kinh phí 10 tỷ đồng. Trong đó, mỗi bn, nguồn vốn của tỉnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng 500 triệu và nguồn kinh phí sự nghiệp của huyện đầu tư phát triển kinh tế 500 triệu. Ngoài ra, huyện đã chủ động lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư vào các bn đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh công tác giảm nghèo và thay đổi diện mạo nông thôn [23].

2.1.2.2 Văn hóa, xã hội

Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển, mạng lưới giáo dục được củng cố, mở rộng. Tồn huyện có 89 trường và 1 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; huyện đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, đồng thời tiếp tục giữ vững đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Các Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn tổ chức hoạt động khá hiệu quả. Chất lượng giáo dục ở học sinh vùng đồng bào DTTS đã được nâng lên, chương trình dạy tiếng Ê đê được tổ chức ở 17 trường tiểu học với 2279 em. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách đối với học sinh DTTS. Chủ trương xã hội hóa giáo dục được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Phong trào khuyến học, khuyến tài được nhân rộng đến thôn, buôn, tổ dân phố. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng được yêu cầu dạy và học.

Chương trình phát triển nguồn nhân lực đạt được những kết quả quan trọng. Đội ngũ cán bộ, công chức được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực cơng tác. Công nhân của các công ty, nông, lâm trường hầu hết đã qua đào tạo nghề. Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức được 25 lớp nghề và 09 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 1400 người, thường xuyên tư vấn,

giới thiệu học nghề cho thanh niên. Qua thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 46%, tăng 4,9% so với năm 2010 và giải quyết việc làm cho khoảng 14.500 lao động, đạt chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra.

Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Mạng lưới y tế được củng cố đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; cơng tác phịng, chống dịch bệnh được quan tâm, đã chủ động ngăn ngừa, dập tắt kịp thời các loại dịch, bệnh nguy hiểm. Hiện nay 100% xã, thị trấn có bác sỹ, 100% thơn, bn, tổ dân phố có cán bộ y tế, đã có 15/17 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai đồng bộ và có hiệu quả, xã hội hóa y tế được đẩy mạnh; các dịch vụ y tế, y học cổ truyền được chú trọng phát triển, góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giải quyết kịp thời, đầy đủ chế độ chính sách đối với thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có cơng và các đối tượng bảo trợ xã hội. Chương trình giảm nghèo được triển khai đồng bộ, bằng các giải pháp tích cực như giải quyết đất sản xuất, đất ở, tín dụng, khuyến nơng, đầu tư phát triển kinh tế buôn đồng bào DTTS tại chỗ đã giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3,03%/năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Hiện nay, số hộ nghèo còn 3138 hộ, chiếm 8,39 %.

Các chương trình 135, 102, 167, 1592 của Chính phủ được triển khai kịp thời, có hiệu quả; hệ thống đường giao thơng, phịng học, nhà sinh hoạt cộng đồng, điện sinh hoạt ở các xã khó khăn tiếp tục được hồn thiện, góp phần thay đổi diện mạo nơng thơn. Nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết vốn sản xuất, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đã vượt qua khó khăn, vươn lên thốt nghèo. Phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” được đẩy mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của những người có cơng ngày càng được cải thiện. Cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình và thực hiện bình đẳng giới được quan tâm thực hiện, nâng cao được nhận thức của nhân dân và đạt nhiều kết quả tích cực.

Các chương trình nhân đạo từ thiện như ủng hộ vùng bị thiên tai, xóa nhà dột nát, tạm bợ; ngày vì người nghèo, “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” được các cấp, các ngành và nhân dân hưởng ứng nhiệt tình; 5 năm qua huy động được trên 20 tỷ đồng, giúp đỡ, hỗ trợ cho hàng ngàn lượt đối tượng, góp phần tích cực trong cơng tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của huyện.

Phong trào văn hố, văn nghệ phát triển sâu rộng và sơi nổi, đáp ứng nhu cầu giải trí, hưởng thụ và sáng tạo văn hố của nhân dân. Cuộc vận động “toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã đi vào chiều sâu gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn. Đến nay có 112/189 thơn, bn, tổ dân phố và 128 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá; 14/17 xã, thị trấn đăng ký xây dựng “xã văn hố nơng thơn mới”, trong đó có 01 xã đạt chuẩn; huyện làm lễ đăng ký xây dựng huyện văn hoá từ năm 2009 và đã đạt được một số chỉ tiêu quan trọng. Năm 2014, có 84,6% hộ gia đình đạt chuẩn văn hố, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và

lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực, giảm được phiền hà, tốn kém, được nhân dân đồng thuận, ủng hộ [23].

Các thiết chế văn hóa tiếp tục được quan tâm đầu tư. Tại trung tâm huyện đã xây dựng được nhà thi đấu đa năng, hoa viên, quảng trường, thư viện, nhà truyền thống; các xã thị trấn hầu hết có sân bóng đá, sân bóng chuyền, tạo mơi trường để thanh, thiếu niên và các tầng lớp nhân dân tham gia tập thể dục – thể thao, vui chơi giải trí.

Quan tâm triển khai kịp thời các chính sách dân tộc, tơn giáo của Đảng, Nhà nước. Các chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc được triển khai thực hiện đồng bộ, đã làm thay đổi diện mạo nơng thơn, khuyến khích đồng bào tăng gia sản xuất, đẩy mạnh công tác giảm nghèo.

Thực hiện nhất qn chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước; xem xét, giải quyết các nhu cầu sinh hoạt chính đáng của tơn giáo. Xử lý kiên quyết các hoạt động tơn giáo trái pháp luật, mê tín dị đoan, lợi dụng tơn giáo để gây chia rẽ khối đại đồn kết tồn dân tộc.

2.1.2.3. An ninh, quốc phịng

Về cơng tác qn sự - quốc phịng thì huyện thường xun qn triệt, nắm vững đường lối quân sự - quốc phòng của Đảng, Nhà nước; thực hiện tốt cơng tác giáo dục quốc phịng, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Thực hiện nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, tăng cường tuần tra, kiểm sốt, bảo vệ an tồn các sự kiện văn hố chính trị được tổ chức trên địa bàn. Thường xun rà sốt, bổ sung các phương án phịng thủ, kế hoạch B của huyện phù hợp với tình hình; tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện và các xã, thị trấn đúng kế hoạch, an tồn và có chất lượng. Hằng năm, thực hiện tốt công tác huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị cho lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt tỷ lệ quy định, đảng viên trong lực lượng đạt 16,4% tăng 4,7% so với năm 2010. Hằng năm, hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển quân, bảo đảm chất lượng chính trị và tỷ lệ đảng viên.

An ninh chính trị ổn định, trật tự an tồn xã hội được giữ vững, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thường xuyên phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch, khơng để xảy ra biểu tình, bạo loạn. Đã bóc gỡ vơ hiệu hố số đối tượng hoạt động FULRO; thường xuyên giáo dục, đấu tranh số đối tượng cầm đầu các tà đạo, không để tái hoạt động. Tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân và thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia phịng chống tội phạm, phịng chống ma túy đảm bảo an tồn giao thơng được tích cực triển khai, góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn.

Cơng tác nội chính: Cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai đến tận thơn, bn, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân. Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 49 – NQ/TW của Bộ chính trị, các cơ quan tư pháp đã tập trung kiện toàn tổ chức, bộ máy; chăm lo đào

tạo, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, từng bước xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm, góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện nghiêm túc, đúng luật; đã giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện đông người, hạn chế được những vụ khiếu kiện vượt cấp. Trong nhiệm kỳ, đã tiếp 382 lượt công dân, tiếp nhận 637 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh. Đã xử lý, giải quyết 624 đơn, đạt 97,9%.

2.2.Khái quát về cán bộ, công chức viên chức cấp huyện của huyện Cư M’gar năm 2020

Một phần của tài liệu Năng lực công chức nữ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện CưM'gar, tỉnh Đắk Lắk (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w