Vai trò và đặc điểm lạc thu ở Miền Bắc

Một phần của tài liệu Bài giảng cây họ đậu (Trang 67 - 72)

IV. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT 4.1 Giống

4.4.7 Vai trò và đặc điểm lạc thu ở Miền Bắc

+ Đặc điểm khí hậu Miền Bắc

Do các đặc điểm về thời tiết, khí hậu và do truyền thống canh tác, các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ chỉ trồng vụ lạc xn là vụ sản xuất chính. Lạc xn có thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng trong điều kiện nhiệt độ tương đối thấp của tháng 2, 3 (khoảng 20-250C) nên thời gian sinh trưởng kéo dài thích đáng, chất khơ tích luỹ cao. Hơn nữa vụ lạc xuân phù hợp với chế độ canh tác: Lạc xuân - lúa mùa. Lúa mùa được bố trí trong vụ mưa, tạo điều kiện cho lúa đủ nước. Tuy nhiên, nếu chỉ trồng 1 vụ lạc xuân, thời gian bảo quản giống kéo dài 7 - 8 tháng (từ tháng 6-2 năm sau) lại qua cả tháng 7-8-9 là tháng nóng và ẩm, ở điều kiện này việc bảo quản giống rất khó khăn, dễ giảm sức nẩy mầm của hạt.

Để khắc phục tình trạng trên, một số vùng sản xuất lạc đã trồng vụ lạc thu để giống. Do các giống lạc trồng hiẹn nay đều thuộc loại hình Spanish và Valencia, có thời gian ngủ nghỉ rất ngắn, nên chỉ sau khi thu hoạch lạc 10 -15 ngày là lại có thể gieo được.

Gieo lạc thu làm giống có 2 mục đích:

- Rút ngắn thời gian bảo quản giống. Thời gian bảo quản từ thu hoạch lạc xuân tới gieo lạc thu chỉ 1 -2 tháng, còn thời gian từ thu hoạch lạc thu tới gieo lạc xuân cũng không quá 2 tháng trong điều kiện nhiệt độ thấp và khơ của mùa đơng. Vì vậy giống lạc thu có sức nẩy mầm cao, sức sống hạt khoẻ, hạt có thể nẩy mầm trong thời tiết khí hậu thời tiết bất thuận, thời kỳ gieo hạt. Gieo lạc thu để giống, giảm được lượng giống phải chuẩn bị của vụ xuân nên tăng lượng hàng hoá của lạc xuân.

Hệ số nhân của giống lạc thấp, chỉ khoảng 10 - 12. Vì vậy nếu sử dụng lạc xuân để giống cho vụ sau thì lượng giống cần chuẩn bị chiếm 10% sản lượng (với điều kiện năm sau khơng tăng diện tích). Nếu gieo vụ lạc thu để giống thì chỉ cần 1-2% sản lượng thu hoạch dùng làm giống gieo vụ thu, làm tăng đáng kể lượng lạc thương phẩm.

+Đặc điểm sinh trưởng vụ lạc thu

Lạc thu gieo tháng 7- 8, thu hoạch tháng 11,12. Vụ lạc thu có những đặc điểm về khí hậu sau:

- Thời gian sinh trưởng đầu gặp nhiệt độ cao (30-350C) nên thời gian sinh trưởng dinh dưỡng bị rút ngắn, tổng thời gian sinh trưởng cũng bị rút ngắn 20-25 ngày so với vụ xn, do đó chất khơ tích luỹ thấp, số hoa quả cũng thấp hơn so với vụ xuân.

- Thời kỳ sinh trưởng cuối gặp rét và hạn, nhất là thời kỳ chín, do đó làm giảm trọng lượng quả và hạt. Những điều kiện trên đã dẫn đến năng suất cá thể của lạc thu thấp hơn nhiều so với lạc xuân.

Bảng 4.15. So sánh một số chỉ tiêu sinh trưởng của lạc vụ xuân và thu (giống trạm xuyên)

Chỉ tiêu theo dõi Vụ xuân Vụ thu

Thời gian gieo - ra hoa (ngày) 35 24

Tổng thời gian sinh trưởng (ngày) 127 105

Chiều cao cây thu hoạch (cm) 62 27

Số cành/ cây 4,2 2,4

Trọng lượng khô khi thu hoạch (g/cây) 49,5 23,5

Số hoa/ cây 115 95

Thời gian ra hoa rộ (ngày) 25 13

Số quả/ cây 27 15

Trọng lượng 100 quả(g) 123 + 7 94 + 8,5

Trọng lượng 1000 hạt (g) 127 + 5 110 + 12,5

Nhưng cũng do sinh trưởng cá thể kém (chiều cao cây, số cành, diện tích lá) nên vụ thu có thể trồng dầy hơn vụ xuân.

Mật độ cho năng suất cao ở vụ xuân thường đạt 30-35 cây/m2; Mật độ cho năng suất cao ở vụ thu 40-50 cây/m2, do vậy năng suất trên đồng ruộng của vụ thu có thể khơng thua kémvụ xuân nếu nắm vững những đặc điểm sinh trưởng của nó.

Trồng lạc thu cần nắm một số đặc điểm kỹ thuật chính sau:

- Chọn đất: Phải chọn đất cao, thốt nước tốt. Khi làm đất lên luống cao và có rãnh tốt nước. Tốt nhất chọn đất thốt nước tốt nhưng có thể tưới nước ở các tháng 11,12.

- Thời vụ: Gieo càng sớm càng tốt, gieo sớm, thu hoạch sớm, tránh được những tháng rét và khô nhất ở đồng bằng Bắc bộ (tháng 12, tháng 1).

- Bón phân: Dùng phân hữu cơ hoai mục bón lót. Bón lót tồn bộ P, K chỉ bón thúc N một lần và thúc vôi khi ra hoa. Thời kỳ sinh trưởng cuối (từ làm hạt đến chín) có thể phun N lên lá để tăng cường khả năng hấp thu của cây.

- Tưới nước: Tưới nước ở thời kỳ chín thường đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung, lạc thu từ khi ra hoa đã phải quan tâm đến công tác tưới nước. Càng về cuối thời gian sinh trưởng nhu cầu tưới càng lớn. Cần tưới ngập 2/3 rãnh, lượng nước tưới mỗi lần 600-800m3/ha. Khoảng cách giữa 2 lần tưới 10-15 ngày và có thể tưới trước khi thu hoạch 15 ngày.

- Bảo vệ thực vật: Vụ lạc thu ít sâu bệnh hơn vụ lạc xuân. Tuy nhiên, cơng tác phịng trừ sâu bệnh cũng rất quan trọng.

Sâu hại chính là rầy, rệp và các loại sâu ăn lá, bọ hung đục quả. Bệnh hại trong vụ thu quan trọng nhất là đốm nâu và đốm đen. Bệnh thường xuất hiện sớm, khi chớm có hoa và phát triển nhanh trong thời kỳ làm quả - chín. Bệnh gây rụng lá sớm làm giảm năng suất nghiêm trọng.

Ở vụ xuân, tác hại của bệnh đốm lá ít nghiêm trọng hơn do khả năng sinh trưởng của bộ lá thời kỳ chín cịn rất lớn. Cịn ở vụ thu, lạc chín trong điều kiện sinh trưởng dinh dưỡng giảm mạnh (do bị hạn và nhiệt độ thấp) cho nên bệnh dễ gây tác hại nghiêm trọng, có khi làm rụng tồn bộ lá. Vì vậy, ngay khi lạc thu bước vào thời kỳ ra hoa cần phun thuốc phịng đốm lá (Zineb, Boocđơ, Clorua đồng...) và nên phun định kỳ10/lần tới khi gần thu hoạch. Nếu nắm vững các đặc điểm kỹ thuật, có thể đạt năng suất vụ thu cao tương đương với vụ xuân (1,5 - 2 tấn/ha), nhưng với thời gian sinh trưởng ngắn hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn.

* Kỹ thuật thâm canh lạc bằng phương pháp phủ nilon

- Ưu điển thâm canh lạc: tăng nhiệt độ đất, hạn chế bốc hơi nước, chống xói

trưởng khoẻ; ra hoa quả tập trung, rút ngắn thời gian sinh trưởng từ (8-10 ngày); tăng năng suất từ 20-30%; lãi thuần từ 2,5-3 triệu đồng so với không phủ nilon.

- Vật liệu dùng: là loại nilon màu trắng (hoặc màu)có độ dày từ 0,007-

0,009mm; giá16.000 đồng/kg; rộng 1,2-1,3m; lượng nilon phủ cho 1 sào là 3,6kg/sào (tương đương 100kg/ha).

- Cách làm: được tiến hành 7 bước như sau

Bước 1. Sau khi làm đất lên luống xong, rạch hàng sâu 8 -10cm.

2. Bón lót tồn bộ phân chuồng + đạm + lân + vôi vào hàng rồi lấp phân để lại độ sâu 3-4 cm.

3. Gieo hạt và lấp đất, sau đó san phẳng luống.

4. Dùng thuốc trừ cỏ RonStar 25 EC, 12L; hoặc Dual 720 EC/ND phun lên mặt luống.

5. Dùng cuốc gạt đất ở 2 bên mép luống về phía rãnh.

6. Phủ nilon, căng phẳng/ mặt luống, sau đó vét đất ở rãnh lên ép vào 2 bên mép luống để cố định nilon.

7. Dùng dụng cụ đục lỗ (nilon) đường kính 5-6cm, ngay sau khi mần nhú lên khỏi mặt đất, để cây chồi ra khỏi nilon.

Một phần của tài liệu Bài giảng cây họ đậu (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w