Giá trị kinh tế

Một phần của tài liệu Bài giảng cây họ đậu (Trang 73 - 75)

I. GIÁ TRỊ KINH TẾ NGUỒN GỐC PHÂN LOẠI TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU TƯƠNG

1.Giá trị kinh tế

Cây đậu tương là cây cơng nghiêp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc, làm ngun liệu chính cho các ngành cơng nghiệp chế biến, là cây trồng cải tạo đất...

1.1 Giá trị về thực phẩm

Hạt đậu tương có thành phần ding dưỡng cao, hàm lượng Protein bình quân từ 35,5-40%, lipit từ 12-24%, Hydrat các bon từ 10-16%; Trong khi đó Protein của gạo tẻ chỉ đạt 6,2-12%; Protein của ngơ 9,8-13,2%; P của thịt bị 21%; P thịt gà 20%; P Cá 17-20%; P trứng 13-14,8%.

Như vậy, Protein của đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong các prơtein có nguồn gốc thực vật khác.

- Hàm lượng a xít amin có chứa nhiều lưu huỳnh như (Mêthyonin, và sixtin của đậu tương) cao gần bằng hàm lượng các chất này trong trứng. Chính vì vậy Protein của đậu tương cao và cân đối đầy đủ các axít amin cần thiết.

- Hạt đậu tươngcó chứa hàm lượng dầu béo cao hơn các loại đậu khác, là cây cung cấp dầu thực vật quan trọng.

- Lipít của đậu tương gồm 2 loại axít béo no và khơng no; Axit béo no là axít Panmitic chiếm từ 6-8%; axít Stearic chiếm 4-5%; Axit khơng no axit linoleic chiếm từ 52- 65%; oleic 25- 36%; linnolenic 2-3%.

Ngồi ra trong hạt đậu tương cịn chứa nhiều loại vitamin đặc biệt là vitamin B1, B2 cịn có vitamin PP, A, K, C... (vitamin C có nhiều trong giá đậu tương). Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng khá cao nên khả năng cung cấp năng lượng khá lớn, khoảng 4700/1kg hạt. Hiện nay từ hạt đậu tương người ta chế biến trên 300 loại sản phẩm thực phẩm bằng phương pháp cổ truyền và phương pháp hiện đại.

1.2 Giá trị về nông nghiệp

* Chăn nuôi

Đậu tương là nguồn thức ăn cho chăn nuôi rất tốt, thức ăn tươi (Thân lá đậu tương) đại gia súc, thức ăn khô (nghiền tổng hợp) gia cầm. Khơ dầu đậu tương có hàm lượng dinh dưỡng khá cao: (N: 6,2%; P2O5: 0,7%; K2O: 2,4%).

* Trồng trọt

Cây đậu tương là cây trồng luân canh cải tạo đất tốt (trong hệ thống luân canh), chống xói mịn cho đất.

- Thân lá đậu tương sử dụng làm phân bón, thức ăn cho chăn ni rễ đậu tương có nốt sần,hoạt động cung cấp đạm cho cây,có 2 loại vi khuẩn trong nốt sần

(Zhizobium Japonicum (nhanh) - Brady Zhibinum Japonicum (chậm).

1.3 Giá trị về mặt công nghiệp

- Đậu tương là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến như: Thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, công nghệ ép dầu, cao su chất dẻo, xà phòng, tơ nhân tạo, dầu...

- Đậu tương hiện nay trên thế giới chiếm 50% tổng sản lượng sử dụng cho công nghiệp ép dầu.

- Dầu đậu tương có rất nhiều ưu điểm là dung dịch có mầu vàng sáng, có hệ số đồng hố cao (98%).

+ Dầu đậu tương có nhiệt độ đơng đặc thấp (-15; -180C) có tác dụng làm bơi trơn máy móc động cơ.

+ Dầu đậu tương có chỉ số xà phịng hố cao (185-195mg) sử dụng để thuỷ phân 1g dầu.

+ Chỉ số Iốt cao (122-150mg) dùng đê đo độ bão hoà của axit trong dầu. Ngoài ra đậu tương còn được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau. Nhu cầu tiêu dùng đậu tương hiện nay trên thế giới chủ yếu: dầu, bột và dạng hạt (dạng bột được tiêu thụ mạnh nhất chiếm 60%).

Một phần của tài liệu Bài giảng cây họ đậu (Trang 73 - 75)