Đặc điểm thực vật học

Một phần của tài liệu Bài giảng cây họ đậu (Trang 84 - 85)

II. ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC CỦA CÂY ĐẬU TƯƠNG

2.1. Đặc điểm thực vật học

2.1.1 Rễ

* Hình thái rễ

Rễ cây đậu tương khác với cây hồ thảo khác, bộ rễ cây đậu tương có hình chuỳ, gồm có rễ chính và các rễ phụ. Trên rễ chính mọc ra nhiều rễ phụ (rễ cấp 1, cấp 2, 3) rễ tập hợp trong nhiều tầng đất 7-8cm, rộng 30-40cm2. Trên rễ chính và rễ phụ có rất nhiều nốt sần.

Bộ rễ của đậu tương phân bố rộng, sâu, rộng hẹp số lượng nốt sần hình thành nhiều ít phụ thuộc vào: đất đai, khí hậu và kĩ thuật trồng (canh tác).

Rễ đậu tương phát triển được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Rễ chính phát triển mạnh kéo dài và sinh ra nhiều rễ con( rễ phụ). Thời kì này kéo dài hay khơng phụ thuộc vào giống và thời vụ (VD: vụ xuân - thời kì này bộ rễ kéo dài vào khoảng 30-40 ngày sau khi mọc); Giai đoạn 2: Lớp rễ đầu tiên phát triển chậm dần, các rễ con, (rễ phụ) phát triển theo chiều sâu và chiều rộng. Số lượng nhiều hay ít phụ thuộc và đất đai và điều kiện canh tác , trên rễ của đậu tương có 2 loại vi khuẩn hoạt động, số lượng nốt sần nhiều hay ít phụ thuộc vào đất đai canh tác. 2 loại vi khuẩn:

Rhizobium japonicum; Brady Rhizobium japonicum (phát triển chậm). * Đặc điểm của nốt sần

+ Nốt sần ở đậu tương tập trung ở trên rễ chính, rễ cấp I, cấp II. ở trong tầng đất từ 0-25cm (từ 30-40 cm ít nốt sần hơn).

+ Nốt sần là kết quả cộng sinh của vi sinh vật Rhizobium japonicum với rễ cây đậu tương (vi sinh vật cung cấp N cho rễ cây đậu tương, còn rễ cây đậu tương cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật).

+ Nốt sần có đường kính 5-6mm, dài 0,7-1mm, khi mới hình thanh nốt sần có dịch màu trăng sữa, hoạt động mạnh có dịch màu hồng(màu globulin- hợp chất cơ kim có Fe).

+ Nốt sần được hình thành từ khi cây có 3-4 lá thật. Trong đất có rất nhiều các loạ vi sinh vật hoạt động (có vi sinh vật có hại, có vi sinh vật có lợi với bộ rễ cây họ đậu).

Rất nhiều quan điểm cho rằng vi khuẩn Rhizobium tiết ra axit andol 3 axêtit khi vi khuẩn tiếp xúc vào lông hút của bộ rễ cây đậu tương 1 thời gian, vi khuẩn tiết ra chất kích thích, làm phân chia tế bào khơng bình thường. Q trình hình thành nốt sần kéo dài từ 16- 21 ngày.

Một phần của tài liệu Bài giảng cây họ đậu (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w