Mác gửi ếp-nơ, 2 tháng chạp 1851 Mác gửi ếp-nơ, 2 tháng chạp 1851

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 27 phần 8 pps (Trang 68 - 70)

mạng năm 1848, đều bị phá đổ bởi sức mạnh hung bạo của các vua chúa. Đã đến lúc nhân dân bị áp bức có quyền và có nghĩa vụ tuốt gươm ra và chiến đấu cho những quyền thiêng liêng nhất mà Đấng tối cao đã ban đồng đều cho tất cả mọi người. Lòng hận thù bọn bạo chúa, những kẻ đã hèn nhát giết chết hoặc bỏ tù tất cả những ai đã giơ tay hoặc cất cao tiếng nói ủng hộ cuộc cải cách cộng hoà và ủng hộ nền tự do của những người bị áp bức, - đã dâng lên đến tột đỉnh, tiếp theo đó sẽ là cuộc bùng nổ với sức mạnh vĩ đại, và rất có khả năng là đến mùa xuân tới đây vầng thái dương sẽ xuất hiện, chiếu rọi cảnh tượng cuộc chiến đấu quyết liệt nhất chưa từng có mà con người đã tiến hành chống lại bọn áp bức mình. I-ta-li-a sẽ chiến đấu đến khi nào chế độ chuyên chế bị quét sạch khỏi mặt đất và đến khi nào tự do được tuyên bố tại tất cả các miền của thế giới cũ. Nếu nước Mỹ đã cho một tấm gương cao quý vào năm 1776, thì châu Âu sẵn sàng đi theo con đường của người em gái trẻ trung và cao quý của mình ở bờ đất nước của Cô- lông. Để thực hiện mục tiêu hết sức khao khát ấy - và đặc biệt là ở Đức - những nhân vật cộng hoà Đức nổi tiếng (?), hiện đang lưu vong ở Luân Đôn, đã thống nhất lại để thực hiện đợt quốc trái, hứa sẽ dốc hết mọi sức lực để, sau khi thiết lập chế độ cộng hoà, sẽ thanh toán quốc trái và hoàn trả tất cả số lợi tức tính theo số quốc trái ấy. Ngày nay tất cả những người bạn của tự do ở nước này được kêu gọi hãy tự nguyện giúp vào việc đạt cho được mục tiêu đó. Không có tiền thì không thể làm gì được. Do đó, việc giải quyết vấn đề xem đề án này sẽ được thực hiện hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những người đồng tình với chế độ cộng hoà.

Ban-ti-mo, tháng Mười 1851

Tiến sĩ G. Kin-ken được sự uỷ nhiệm của Uỷ ban Luân Đôn".

Ngài Gốt-phrít ở nước Mỹ chỉ tìm thấy một địch thủ hăng hái là C.Hai-nơ-txen đại diện cho phe nhóm Ru-gơ - Phi-clơ. Nhưng sự thù địch của một kẻ ba hoa tầm thường như Hai-nơ-txen thì chỉ có thể giúp đưa đến thắng lợi cho bất kỳ ai mà sự thù địch ấy nhằm vào. Trong số những người bảo đảm cho đợt quốc trái của Kin-ken thì công khai có ba viên cựu trung uý Phổ - Sim-men-phen-ních, Vi-lích và Tê-khốp, anh chàn g diễn viên Suốc-xơ, bá tước Ô.Rai-sen-bác và nhà văn loại tầm thường ở Béc-lin May-en.

Nhưng Kin-ken đã bí mật nhận được cả chữ ký của Luê-vơ Phôn Can-bơ (sẽ chính xác hơn nếu ông ta có tên là Can-bơ Phôn Luê- vơ1*), của cựu chủ tịch của đám tay chân của nghị viện đế chế ở Stút-gát532. Nhân vật Luê-vơ này là kẻ nắm trong tay văn bản đã nhận được ở Stút-gát, trao đổi cho ông ta thẩm quyền triệu tập nghị viện đế chế, tuỳ ông ta chọn thời gian và địa điểm triệu tập nghị viện. Do đó, đối với Kin-ken, kẻ có ý định tham gia vào nước Đức với tư cách chính phủ lâm thời, thì điều quan trọng là có được vị trượng phu này để đặt "sự thống trị" của mình lên "miếng đất pháp lý".

Nhân vật bảo đảm bí mật thứ hai là bác sĩ Đét-xte. Những chủ nợ đông đảo của ông này ở Đức chắc chắn sẽ hài lòng nhận ra rằng ông ta đảm bảo trả số lợi tức tính theo khoản quốc trái hai triệu của Kin-ken, và đồng thời với tư cách là bộ trưởng tài chính ông ta sẽ quản lý số tiền 20 000 đô-la vừa mới thu được. Ngài Đét-xte muốn trấn lột nông dân mà không gặp trở ngại, khi làm bác sĩ nông thôn ở Thụy Sĩ (nghe nói, ở đó ông ta sống trong một hoàn cảnh tốt hơn là khi còn ở Khuên khi mà ông ta bị các chủ nợ bao vây, chứ không phải các bệnh nhân) và đồng thời để ngỏ cho mình những cánh cổng to lớn dẫn đến những bầu trời chính phủ cách mạng. Vì vậy ông ta đã dành sự đảm bảo của mình dưới dấu ấn bí mật. Nhưng nếu ông ta sẽ buộc phải công khai bảo vệ những gì mà ông ta "bí mật dệt ra"2* theo kiểu cũ, - thì điều đó cũng không gây hại.

Qua thông báo mà Phrai-li-grát đã có lần cung cấp cho Ngài, Ngài đã tìm hiểu khá đủ tính khí của ngài Gốt-phrít Kin-ken. Như thế, Ngài sẽ không ngạc nhiên nếu Ngài thấy rằng ở nước Mỹ "sự

_____________________________________________________________________________________________

1* Chơi chữ: "Lửve" - "con sư tử"; "Kalb" - "Con bê" 2* Trích trong trường ca của Gơ-tơ "Người đàn bà kéo sợi"

1074 Mác gửi ếp-nơ, 2 tháng chạp 1851 Mác gửi ếp-nơ, 2 tháng chạp 1851 1075

dối trá" là phương cách "vĩ đại" và xét cho cùng, là phương cách duy nhất của ông ta. Chẳng hạn, tiện thể nói thêm, một người bạn của tôi đã viết thư nói với tôi như sau:

"Kin-ken rất tích cực ve vãn Lô-đruy - Rô-lanh, là người đã hứa với các bạn bè đầy uy tín ở Đức rằng khi nào Kin-ken cũng như Luê-vơ lên nắm quyền thì ông ta sẽ phái qua biên giới các đội quân tiến hành chiến tranh nhằm các mục đích tuyên truyền. Kin- ken nói rằng ông ta sẽ thiết lập quan hệ với Mát-di-ni một khi hai tay ông ta có đầy tiền và bằng cách đó (1) ông ta sẽ quý giá ngang (!) ông kia".

Nhưng, như Ngài đã thấy, Lơ-đruy lại có quan hệ với cái uỷ ban

thù địch với Kin-ken và đã tống cổ ra khỏi cửa phái viên của K[in-ken]. Về Mát-di-ni thì để làm rõ vấn đề này chỉ cần nêu lên điểm dưới đây. Khoảng mười bốn - mười lăm tháng trước đây nhân vật Gốt-phrít Kin-ken vĩ đại đã gửi đến cho Mát-di-ni viên cựu trung uý Phổ rất ít quan trọng Sim-men-phen-ních là người đã tuyên bố rằng ông ta, S[im-men-phen-ních], được sự uỷ nhiệm của K[in-ken], sẽ thực hiện một chuyến đi Đức với một sứ mạng đặc biệt. Để làm việc này, tuy nhiên theo lời ông ta, cái thiếu nhất là tiền bạc. Mát-di- ni đã cấp cho ông ta 1000 phăng bằng tiền mặt và 4000 phrăng bằng trái phiếu thuộc số "quốc" trái của Mát-di-ni, với điều kiện là 1000 phrăng phải được hoàn trả trong vòng một năm và cũng trong thời hạn như vậy một nửa giá trị số trái phiếu đã cấp phải được hoàn trả. Sim-men-phen-ních đã từ Đức trở về, tại đó ông ta đã tiêu diệt rất nhiều chai rượu vang, nhưng đã không tiêu diệt được một "bạo chúa" nào. Một năm trôi qua. Cả Kin-ken, cả phái viên của K[in-ken] đều đã không thấy đến gặp Mát-di-ni. Sau đó vài tuần lễ vẫn chính nhân vật S[im-men-phen-ních] ấy đã lại đến gặp Mát-di-ni, nhưng không phải để trả nợ, mà để lại đề nghị Mát-di-ni liên kết với Gốt-phrít. Số là, Gốt-phrít vừa nhận được 160 p.xt. từ Tân Oóc-lê-ăng, và vì - theo ý kiến của ông ta - để trở thành "đại trượng phu" ông

ta còn thiếu chỉ vẻn vẹn có 5 pao gì đó, cho nên giờ đây, ông ta tự coi mình ngang giá với Mát-di-ni. Còn Mát-di-ni lại có ý kiến khác và tuyên bố rằng ông ấy có những người của mình (Ru-gơ và bạn bè) và ông ấy khước từ liên kết với ngài Gốt-phrít. Nhưng Kin-ken không nao núng và tin tưởng sâu sắc rằng nếu số tiền 160 p.xt. chưa làm cho ông "ngang giá" với M[át-di-ni] thì điều kỳ diệu ấy sẽ xẩy đến với 20 000 đô-la. Quả là, khi đã có đức tin, con người ta thấy mình sung sướng.

Thành công của K[in-ken] ở nước Mỹ phần nào được lý giải bằng việc bản thân ông ta có một quan niệm hết sức mù mờ về tình hình diễn biến của các sự kiện, chẳng khác gì đám công chúng ở đó vì họ đã cảm nhận thấy ở ông ta một tâm hồn thân thuộc với mình, và phần nào được lý giải bằng những lời cam đoan dối trá và những cố gắng của ông ta muốn giấu giếm những gì mà ông ta thật sự bảo vệ. Ngài Kin-ken và phe cánh của ông ta dự định bầu ra uỷ ban cách mạng gồm 7 uỷ viên, trong đó mỗi uỷ viên sẽ phụ trách một bộ, ví dụ, Đét-xte phụ trách bộ tài chính, Kin-ken phụ trách bộ hùng biện và chính trị cao cấp, Tê-khốp phụ trách bộ chiến tranh, Vi-lích phụ trách bộ quản lý các tài sản trưng thu là lĩnh vực mà ông ta am tường, May-en phụ trách bộ giáo dục quốc dân, v.v.. Mỗi người trong số bẩy uỷ viên đó sẽ chủ trì một trong số các uỷ ban ấy để thường xuyên thông báo lên uỷ ban tối cao, bộ bẩy ấy, về mọi chuyện. Như ngài thấy đấy, cái tổ chức ấy có một cấu trúc hoàn toàn theo cùng sơ đồ như chính phủ lâm thời Pháp, có chăng chỉ khác là: ủy ban bộ bẩy này đóng trụ sở ở ngoài nước Đức, còn người của nó gồm cái câu lạc bộ có số thành viên 50 - 100 người.

Ngài Kin-ken tuyên bố dứt khoát rằng ông ta sẽ sử dụng số tiền kiếm được ở Mỹ không phải để giúp đỡ những người lưu vong. Ông ta thậm chí đã tự đảm nhận một sự cam kết thuộc loại như thế. Ngài

1076 Mác gửi ếp-nơ, 2 tháng chạp 1851 Mác gửi ếp-nơ, 2 tháng chạp 1851 1077

hiểu rằng đó chỉ là mánh khoé để không có trách nhiệm cho những tầng lớp bên dưới trong giới lưu vong được tham gia vào việc sử dụng những đồng pao xtéc-linh ấy, mà chỉ riêng một mình được nuốt chúng mà thôi. Hành động ấy diễn ra từ bây giờ rồi, còn khi kho báu tăng lên thì hành vi ấy còn diễn ra với quy mô lớn hơn, bằng cách dưới đây:

1) Bảy người trong bộ bẩy ấy và bẩy bộ của họ phải nhận được lương bổng, nghĩa là tất thẩy các thuộc hạ của Kin-ken, Vi-lích v.v. cùng chính bản thân các ngài ấy bằng cách đó đảm bảo cho mình - dưới chiêu bài hoạt động phục vụ cách mạng - hưởng một phần to lớn số tiền ấy. Chẳng hạn, đã hai năm nay ngài Vi-lích sống ở đây bằng cách công khai xin xỏ.

2) Các ngài ấy xuất bản những bản tin in li-tô mà họ phân phát

miễn phí cho các tờ báo. Còn các văn sĩ thảm hại May-en, ốp-pen- hai-mơ, anh chàng diễn viên Suốc-xơ v.v. kéo cho mình một phần số tiền ấy dưới hình thức nhuận bút viết văn.

3) Những vị khách trong số các đại phu, những kẻ như Sim-men- phen-ních, Suốc-xơ v.v., đến lượt mình, lại được hưởng lương với tư cách là "các phái viên".

Ngài thấy đấy, như thế là toàn bộ kế hoạch theo đuổi hai mục tiêu: gạt bỏ khối đông những người lưu vong (công nhân v.v.) đang sống trong cảnh nghèo túng nghiêm trọng, không cho họ tham gia sử dụng số tiền ấy, và mặt khác, đem lại cho ngài Kin-ken và thuộc hạ của ông ta những khoản thu nhập béo bở vững chắc và ngoài ra còn tạo được cái vốn chính trị nữa, và tất cả những việc làm đó được thực hiện dưới chiêu bài sử dụng tiền bạc chỉ để phục vụ vào các mục đích cách mạng. Dĩ nhiên, rất nên thông báo cho công chúng đông đảo

biết rõ về những mánh khoé tài chính mà anh chàng diễn viên Suốc- xơ đã mưu toan tiến hành.

Trước khi kết thúc, tôi phải đưa ra thêm vài nhận xét ngắn về nhân vật Cô-sút. Qua những bài phát biểu của mình, nhân vật này thể hiện tài năng lớn và nhìn chung đã tỏ ra tinh tế trong cách tiếp cận với công chúng Anh. Nhưng tình hình lại không đơn giản như con người phương Đông ấy đã hình dung. Một mặt, ông ta quá tích cực trong việc phỉnh nịnh giai cấp tư sản và đã ca ngợi, theo phong cách hoa mỹ kiểu phương Đông, - những thiết chế - ví dụ như khu Xi-ti ở Luân Đôn với cơ cấu thị chính của nó - mà chính tờ "Times" hàng ngày vẫn đả kích, coi đó như là tai hoạ của xã hội. Mặt khác, ông ta đã làm cho đảng Hiến chương chống lại ông ta, đảng này - với đại diện hết sức có tài của mình là éc-ne-xtơ Giôn-xơ - đả kích ông ta một cách dữ dội đến mức như nó có thể đả kích một nhân vật Hay- nau nào đó. Và dù sao đi nữa thì Cô-sút đã hành động thiếu tế nhị khi ông ta, tuy đã từng tự cấm đoán bản thân mình không đưa ra bất kỳ lời phát biểu nào ủng hộ cho một đảng nào đó, giờ đây lại đích thân đứng về phía một đảng. Sau cùng thì Cô-sút đã tin chắc rằng lòng nhiệt thành và tiền mặt tỷ lệ nghịch với nhau. Cho đến nay tất cả sự hăng hái đối với khoản quốc trái của ông ta đã không đem lại cho ông ta cả đến số tiền 800 pao xtéc-linh.

Trong trường hợp này đám lưu vong theo khuynh hướng dân chủ của chúng ta lại đã mất mặt, điều đó thật đáng đời cho họ. Cô-sút đã không thèm có nhã ý đáp lại những lời chào mừng của họ. Nhân vật hào hoa hám danh hão và anh lùn hay quấy rầy L.Blăng đã có được sự may mắn là được đáp lại lời chúc mừng của mình, nhưng đó là lời đáp lại mà trong đó Cô-sút đã phủ nhận thẳng thừng chủ nghĩa xã hội.

Xin gửi Ngài lời chào hoàn toàn kính trọng.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 27 phần 8 pps (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)