... Chắc là ngài đã đọc trên các báo ở Đức bài viết rút trong tờ "Lithographische Correspondenz" - tờ báo bán chính phủ, trong bài này giới lưu vong chính thức Đức ở Luân Đôn đã thông báo cho công chúng biết về sự đoàn kết anh em của họ, về việc họ hợp thành một tổ chức chỉnh thể. Giới dân chủ thèm khát sự thoả hiệp thì phân ra thành ba phái: phái Ru-gơ, phái Kin-ken và phái không tả nổi của Vi-lích. Ngồi chễm chệ ở giữa tất cả ba phái ấy là những vị thần giữ địa vị trung gian: các nhà văn cỡ nhỏ, như May-en, Phau- chơ, ốp-pen-hai-mơ và những người khác, những phần tử thoả hiệp cũ ở Béc-lin515, sau hết là Tau-dơ-nau cùng với vài người áo nữa.
Theo thông lệ, chúng tôi sẽ bắt đầu từ A.Ru-gơ, nhân vật tép riu trong cái ban chấp hành trung ương châu Âu của phái dân chủ516. Thật ra, A.Ru-gơ khi đến Luân Đôn chưa phải là một vị trượng phu khoác vòng nguyệt quế. Về nhân vật này người ta chỉ biết rằng trong thời điểm nguy cấp ông ta đã chuồn khỏi Béc-lin và sau này ông ta đã uổng công xin Bren-ta-nô ban cho chức vụ làm công sứ ở Pa-ri, rằng trong suốt thời gian cách mạng, cứ mỗi khi cái ảo tưởng được lan truyền ra thì ông ta lại luôn luôn hưởng ứng những ảo tưởng ấy vẫn với một thái độ không gì lay chuyển nổi và có một lần, trong giây phút cao hứng, ông ta thậm chí còn phát hiện ra rằng cuộc xung đột ngày nay được giải quyết dễ dàng nhất theo "khuôn mẫu Đê-sau". Ông ta đã gọi đúng như thế trò hề về cái nhà nước kiểu mẫu bé nhỏ kiểu bảo hoàng lập hiến-dân chủ. Song ông ta đã cương quyết quyết định trở thành một đại phu ở Luân Đôn. Như mọi khi, ông ta đã có các biện pháp nhằm thiết lập quan hệ với một trong số những tờ báo dân chủ tỉnh lẻ của Đức, để có thể trơ trẽn lôi cuốn công chúng Đức bằng những lời ba hoa về vai trò quan trọng của cá nhân mình. Lần này thì số vận lại rơi vào báo Bremer Tages - Chronik". Bây giờ thì
Ru-gơ đã có thể bắt đầu những động tác tiếp theo của mình. Vì ông ta chỉ giải thích được bằng thứ tiếng Pháp rất bập bõm của mình, nên không một ai có thể cản trở ông ta tự giới thiệu, với người ngoại quốc, như một vị trượng phu hết sức quan trọng của nước Đức, nhưng Mát-di-ni đã lập tức đánh giá một cách hoàn toàn chính xác về ông ta như một kẻ tầm thường, người mà ông ta có thể không khách sáo trao nhiệm vụ thay mặt người Đức ký tên vào những tuyên ngôn của mình. Như vậy là, A.Ru-gơ đã trở thành nhân vật tép diu trong chính phủ lâm thời châu Âu và trở thành bộ hạ của Mát-di-ni, như đã có lần Lơ-đruy - Rô-lanh nói về ông ta như vậy. A.Ru-gơ cảm thấy rằng ông ta đã vượt lên cả lý tưởng của chính mình. Song, bây giờ vấn đề là phải làm cho mình có dáng vẻ quyền lực cả dưới con mắt của Mát-di-ni và Lơ-đruy - Rô-lanh nữa, và chứng minh rằng cần phải ném vào bàn cân nhiều hơn, chứ không phải chỉ cái tên tuổi đáng ngờ. Do vậy, A.Ru-gơ đã quyết định làm ba việc vĩ đại. Cùng với các ngài Hâu-gơ, Rôn-ngơ, Stơ-ru-vơ và Kin-ken, ông ta đã thành lập ra cái gọi là Ban chấp hành trung ương Đức517. Ông ta lập ra tạp chí có cái tên gọi khiêm tốn "Kosmos" và, sau hết, ông ta đã phát hành trái khoán 10 triệu phrăng để phân bổ trong nhân dân Đức mà ông ta đã bảo đảm đền bù lại cho họ bằng việc giành được tự do. Khoản 10 triệu thì chẳng thấy đâu, nhưng tờ "Kosmos" thì đã bị tắt thở, còn Ban chấp hành trung ương thì phân ra thành những bộ phận cấu thành lúc ban đầu. Tờ "Kosmos" chỉ ra được 3 lần. Lối văn cổ điển của Ru-gơ đã khiến cho các độc giả không am tường phải bỏ chạy. Tuy vậy, nhờ tạp chí "Kosmos" đã làm được hết sức nhiều điều, vì A.Ru-gơ đã có thể biểu thị trên giấy nỗi ngạc nhiên của mình về việc nữ hoàng đã mời ngài Phôn Ra-đô-vít-xơ, chứ không phải là ông ta, đến lâu đài Uyn-dơ, và vì bản thân ông ta tự mình đã soạn thảo ra những bức thư trong đó ông ta, từ nước Đức,
1040 Mác gửi ếp-nơ, tháng tám 1851 Mác gửi ếp-nơ, tháng tám 1851 1041
tự chào mừng mình "với tư cách là chính phủ lâm thời", và nhân danh những người bạn nhẹ dạ của mình ông ta đã thổ lộ niềm nuối tiếc rằng sau khi trở về tổ quốc thì "các công việc quốc gia" sẽ không cho phép ông ta duy trì được đủ loại các quan hệ cá nhân thân thiết hơn nữa.
Người ta chưa kịp thấy xuất hiện lời kêu gọi về trái khoán 10 triệu phrăng, do các ngài Ru-gơ, Rôn-ngơ, Hâu-gơ, Stơ-ru-vơ và Kin- ken ký518, thì bỗng nhiên loan truyền tin đồn rằng tuồng như ở khu Xi-ti người ta đang quyên góp tiền, theo phiếu ký danh, để chuyển sang Mỹ cho Stơ-ru-vơ, còn mặt khác, tờ "Kửlnische Zeitung" đã cho đăng bản tuyên bố của bà I-ô-han-na Kin-ken nói rằng chồng bà ta tuyệt nhiên không hề ký tên vào lời kêu gọi ấy và đã kịp rút ra khỏi cái Ban chấp hành trung ương vừa mới được thành lập ấy.
Như mọi người đã biết, tất cả sự sáng suốt chính trị của ngài Stơ- ru-vơ trước và sau cuộc cách mạng tháng Ba, chỉ đóng khung ở việc ông ta tuyên truyền "lòng hận thù đối với các ông vua". Tuy thế, ở Luân Đôn ông ta đã phải trả bằng tiền mặt khi đem các bài viết đăng trên tờ báo Đức1* của quận công Các Brao-nơ-svai-gơ và thậm chí còn chịu sự kiểm duyệt hết sức ngặt nghèo của đích thân ngài quận công nọ. Mát-di-ni đã được báo cáo về việc này, và khi ngài Stơ-ru-vơ muốn trông thấy tên tuổi của mình nổi rõ ở phía dưới thông tư châu Âu thì Mát-di-ni đã cấm không cho làm việc đó. Stơ- ru-vơ đã rũ sạch bụi trần, và trong cơn tức giận giáng xuống Ban chấp hành trung ương ông ta đã xuống tầu đi Niu Oóc, để cấy trồng cái ý tưởng dai dẳng của mình, cái "Deutscher Zuschauer" không tránh khỏi của ông ta, vào miếng đất tại đó.
_____________________________________________________________________________________________
1* - "Deutsche Londoner Zeitung"
Còn về Kin-ken thì ông ta, song le, đã không ký tên vào lời kêu gọi ấy - như A.Ru-gơ đã đơm đặt điều này trên tờ "Schnellpost" ở Niu Oóc, - nhưng đã tán thành lời kêu gọi ấy; bản đề cương kêu gọi ấy đã được thảo ra trong chính căn phòng của ông ta, bản thân ông ta đã đảm nhận việc chuyển một phần các bản đó về Đức, còn ông ta đã rút ra khỏi Ban chấp hành trung ương chỉ là vì ban chấp hành này đã không bầu ông ta làm chủ tịch của mình, mà lại bầu viên tướng Hâu-gơ. Khi đưa ra lời tuyên bố này, A.Ru-gơ đã đưa ra kèm theo đó những lời đả kích gay gắt chống lại "thói hiếu danh" của Kin- ken, người mà Ru-gơ gọi là nhân vật Bếch-cơ-rát dân chủ, và cũng còn đưa ra những lời ngờ vực nhằm vào bà I-ô-han-na Kin-ken, vì bà ta nhận được sự trợ giúp của các tờ báo bị cấm, như tờ "Kửlnische Zeitung".
Ban chấp hành trung ương dân chủ, do đó, chung quy lại chỉ là các ngài Ru-gơ, Rôn-ngơ và Hâu-gơ; ngay cả A.Ru-gơ cũng đã hiểu rằng với cái bộ ba ấy chẳng những không thể tạo ra được thế giới mới, mà nói chung còn không thể tạo ra được gì cả. Nhưng Ru-gơ bướng bỉnh thì vẫn không muốn công nhận rằng lá bài của ông ta đã thất bại. Đối với vị đại phu ấy thì toàn bộ vấn đề chỉ là ở chỗ nói chung phải làm và thực hiện một điều gì đó để tạo ra cho ông ta cái dáng vẻ của một người bận bịu với những mưu chước chính trị sâu sắc, và trước hết tạo cho ông ta có cơ sở để làm ra vẻ quan trọng trong việc suy xét mọi điều, chạy tới chạy lui, tiến hành những cuộc hội đàm và lao vào những trò ba hoa tự mãn và những chuyện bịa đặt trên báo chí. Thật may cho ông ta, Phi-clơ vừa đến Luân Đôn. Những động thái cao vọng của ngài Kin-ken đã gây nên một ấn tượng đáng ghét đối với ông ta, cũng như đối với những nhân vật khác người miền Nam Đức như Guê-gơ và Di-ghen; đồng thời Di-ghen
1042 Mác gửi ếp-nơ, tháng tám 1851 Mác gửi ếp-nơ, tháng tám 1851 1043
lại tuyệt nhiên không muốn chịu sự chỉ huy chủ yếu của Vi-lích, còn Guê-gơ thì không muốn chấp nhận các kế hoạch của Vi-lích nhằm cải thiện thế giới; Sau hết, cả ba nhân vật ấy đều am hiểu quá ít về lịch sử triết học Đức nên mới coi Ru-gơ là nhà tư tưởng quan trọng, họ quá ngây thơ nên mới để cho người ta lừa mình bằng thái độ chất phác giả tạo của ông ta, họ cũng có lòng từ thiện, mang tính phi-li- xtanh thái quá nên mới coi trọng tất cả cái trò náo động lăng xăng của cái gọi là giới lưu vong ấy. Như một người trong số họ1* đã thông báo trong bức của mình gửi ban biên tập báo "Schnellpost" ở Niu Oóc, họ đã quyết định thử thống nhất với các nhóm phái khác để khôi phục lại uy tín của cái ban chấp hành trung ương đang hấp hối. Song - như lời than thở cũng của thông tín viên đó - có ít hy vọng thực hiện được ý định tốt đẹp ấy; Kin-ken tiếp tục có những mưu mô; cùng với vị cứu tinh2* của mình, người viết tiểu sử3* của mình, và với vài viên trung uý Phổ ông ta đã lập ra cái uỷ ban phải hành động ở hậu trường, đồng thời dần dần phát triển ra một cách bí mật, cố hết sức nắm lấy các nguồn tiền của phái dân chủ và sau đó sẽ bất ngờ hành động công khai với tư cách là đảng hùng mạnh của Kin-ken. Chính điều đó, theo họ, là không trung thực, không công bằng, mà cũng không khôn ngoan, Ru-gơ đã không bỏ lỡ cơ hội giáng mấy đòn - cũng trong số báo đó - vào sườn "kẻ tuẫn tiết tuyệt đối". Đúng vào cái ngày tờ "Schnellpost" ở Niu Oóc đưa bài đơm đặt ấy đến Luân Đôn thì đã diễn ra ngày hội huynh đệ chính thức đầu tiên của các phe phái thù địch. Nhưng không phải chỉ có thế mà thôi! A.Ru-gơ, thông qua báo "Schnellpost" ở Niu Oóc, tuyển lựa ở Mỹ những người đăng ký mua trái khoán châu Âu bất hạnh. Kin-
_____________________________________________________________________________________________
1* - Guê-gơ
2* - Suốc-xơ (người đã giúp Kin-ken bỏ trốn khỏi nhà tù năm 1850). 3* - Stơ-rốt-man
ken bác bỏ ở trên tờ "Kửlnische Zeitung" biện pháp nực cười ấy, thì giờ đây lại tự gánh chịu rủi ro đứng ra kêu gọi, trên các báo hải ngoại, mọi người hãy đăng ký mua trái phiếu, đồng thời còn nói thêm rằng cần gửi tiền cho một người được tín nhiệm nhất; lẽ đương nhiên, người đó chính là ông ta. Bước đầu ông ta đòi một khoản đóng góp 500 p.xt. để làm ra những đồng tiền giấy cách mạng. Ru- gơ không chậm trễ phút nào, liền tuyên bố trên tờ "Schnellpost" rằng ông ta, A.Ru-gơ, là thủ quỹ của Ban chấp hành trung ương dân chủ và có thể nhận ở ông ta những tờ trái khoán đã in sẵn; như vậy là, người nào sẽ phải mất đi 500 p.xt. thì anh ta sẽ hành động khôn ngoan hơn nếu dùng số tiền ấy mua những tờ trái phiếu đã in sẵn rồi, hơn là mua những trái phiếu còn chưa có. Và ban biên tập tờ "Schnellpost" đã tuyên bố khá thành thật rằng nếu ngài Kin-ken không chấm dứt các trò gian lận của mình thì người ta sẽ tuyên bố ông ta là kẻ thù của cách mạng. Sau hết, trong khi Ru-gơ tuôn ra trên tờ "Schnellpost" đợt bịa đặt hàng tuần của mình, làm trò hề trên các cột của tờ báo này, làm ra vẻ mình là đấng trượng phu của tương lai và tự phong cho mình tất cả các tước hiệu tương xứng với nhân vật tép riu, thì Kin-ken đã viết những dòng dưới đây trên tờ "New-Yorker Staatszeitung", là tờ báo trực tiếp kình địch với tờ "Schnellpost":
"Như quý vị thấy đấy, trong khi ở bên kia bờ Đại Tây Dương người ta tiến hành chiến tranh theo đúng tất cả các quy tắc nghệ thuật, thì ở bên này bờ Đại Tây Dương những tên Giu-đa lại trao đổi những nụ hôn với nhau".
Nếu Ngài hỏi tôi bằng cách nào mà một kẻ nào đó tên là A.Ru-gơ, một con người trên thực tế luôn luôn tỏ ra vô dụng, còn về mặt lý luận thì từ lâu đã chẳng còn tồn tại nữa và chỉ xuất sắc về văn phong rối rắm kiểu cổ điển, - bằng cách nào mà ông ta vẫn còn có thể đóng một vai trò nào đó, thì tôi trước hết xin nhận xét rằng vai trò của
1044 Mác gửi ếp-nơ, tháng tám 1851 Mác gửi ếp-nơ, tháng tám 1851 1045
ông ta hoàn toàn là viết những điều dối trá trên báo mà ông ta cố loan truyền và cố thuyết phục chính bản thân mình và những người khác tin vào tính xác thực của những điều dối trá ấy, cố thuyết phục với một sự hăng hái vô cùng to lớn vốn có của mình và bằng mọi thủ đoạn nhỏ mọn nhất. Còn về địa vị của ông ta trong cái gọi là giới lưu vong ở đây thì chính đó là những gì xứng đáng với tư cách ông ta, mặc dù ông ta chỉ là cái máng nước hứng tất cả các mâu thuẫn, tính không triệt để và tính hạn chế của tất cả cái đám dân chủ ấy. Với tư cách là đại diện cổ điển của tình trạng mù mờ tư tưởng chung và tình trạng lẫn lộn đặc trưng cho giới lưu vong, với tư cách là nhân vật Khổng Tử1* của họ, ông ta có quyền khẳng định địa vị nổi bật của mình trong giới lưu vong ấy.
Qua những điều trình bày trên đây Ngài thấy rằng Kin-ken lúc thì nhô lên phía trước, lúc thì ẩn về phía sau, lúc thì bắt tay làm một việc gì đó, lúc thì lại từ bỏ nó - ấy là tuỳ theo chiều thổi của những làn gió tình cảm nhân dân, như lời ông ta nói. Trong một bài viết để đăng trên tờ "Kosmos" đoản thọ, ông ta đặc biệt khâm phục chiếc gương khiêm tốn được trưng bày ở Lâu đài pha lê519. ở đây trước mặt Ngài hiện ra toàn bộ con người này: chiếc gương là một yếu tố cấu thành cuộc sống của ông ta. Trước hết và xét về chính bản chất của mình, ông ta là một diễn viên. Chủ yếu thủ vai kẻ tuẫn tiết của cách mạng Đức, ở đây, ở Luân Đôn, ông ta đã xứng đáng được hưởng những vinh quang dành cho những nạn nhân khác của cuộc đấu tranh. Nhưng trong khi cho phép giai cấp tư sản tự do - duy mỹ được chính thức tri ân và tôn vinh ông ta thì đồng thời ông ta lại bí mật, không cho phép giai cấp tư sản ấy biết, có những quan hệ bị cấm kỵ với phái cực đoan - do Vi-lích đại diện - của những người lưu vong
_____________________________________________________________________________________________
1* Chơi chữ: tên của nhà triết học Trung Quốc Khổng Tử (Konfuzius) trùng âm với từ "Konfusius" ("Kẻ lẫn lộn")
khao khát thoả hiệp, vì ông ta cho rằng bằng cách ấy ông ta vừa bảo đảm được cho mình việc tọa hưởng cái hiện tại tư sản, cũng