một điểm nào đó, thì điểm đó là lòng thù ghét cuồng tín chung của giới lưu vong đó đối với Mác, một sự thù ghét khiến họ sẵn sàng có bất kỳ hành động ngu xuẩn nào, bất kỳ sự hèn hạ nào, bất kỳ mưu mô nào, cốt sao được hả giận và trút nỗi bực tức vào bête noire1* ấy. Vì những ngài ấy thậm chí đã không từ cả việc bắt tay với Bê-ta, hoặc Béc-xi-xơ nguyên là cộng tác viên của tờ "Gesellschafter" của Gu-bít-xơ, và với sự trung gian của nhà văn và nhà yêu nước vĩ đại ấy, các ngài ấy đã phát biểu trên cơ quan ngôn luận của tay chủ quán rượu có tính tình vui vẻ Lu-i Đrúc-cơ tỏ ý nghi Mác là gián điệp, dựa trên căn cứ Mác là em rể của Bộ trưởng Phổ Phôn Ve-xtơ- pha-len. Ngài Phôn Ve-xtơ-pha-len chỉ tiếp xúc với Mác có một lần duy nhất, chính là vào lúc ông bộ trưởng này - bằng cách tịch thu nhà in của Bếch-cơ và tống giam H.Bếch-cơ vào tù ở Khuên - đã làm hỏng việc xuất bản bộ Toàn tập của Mác mà Bếch-cơ đã bắt đầu xuất bản, và tập đầu của bộ sách ấy đã ra mắt bạn đọc, và đó cũng là lúc ông bộ trưởng ấy cản trở việc xuất bản tờ tạp chí lúc ấy đang trong quá trình in. Lòng thù ghét đối với Mác còn mạnh thêm lên sau khi chính phủ vùng Dắc-den công bố lời kêu gọi của cộng sản, vì Mác được quy là tác giả lời kêu gọi này520. Tuy nhiên, Mác - là người trong suốt nhiều năm đã dồn hết tâm sức vào việc triển khai công trình phê phán và nghiên cứu lịch sử của khoa kinh tế chính trị - cũng như Phrai-li-grát và những bạn bè chung của họ đều không có ý định cũng như thời gian để trả lời những điều đơm đặt của đám người lưu vong đã kết nghĩa anh em với nhau đó.
Nhưng người ta càng không đếm xỉa đến họ thì những con chó cảnh của tương lai ấy lại càng sủa dữ tợn hơn. Ông Gu-xtáp I-u-li-út, người đã sớm qua đời và đã từng là một con người có tư duy hoàn
_____________________________________________________________________________________________
1* - con ngoáo ộp (nghĩa đen: con thú mầu đen)
toàn mang tính chất phê phán và có trình độ khoa học, người mà giờ đây giới lưu vong ấy cũng gọi là người của phe mình, - con người ấy đã chán ngấy những chuyện om xòm rỗng tuếch và kỳ quặc của giới lưu vong ấy đến nỗi vài tuần trước khi chết ông I-u-li-út này đã gửi một tài liệu miêu tả tỷ mỉ đám người lưu vong ấy cho một tờ báo ở Bắc Đức, song tờ báo này đã từ chối không đăng tài liệu ấy...
Công bố lần đầu trong cuốn "Mitteilungen des
ửsterreichischen Staatsarchivs". Bd.9. Wien, 1956
In theo bản sao bức thư, được viết với nét chữ không rõ của ai.
Nguyên văn là tiếng Đức In bằng tiếng Nga lần đầu
10 1
Mác gửi I-ô-xíp Vây-đơ-mai-ơ521
ở Xuy-rích
[Luân Đôn], 11 tháng Chín [1851] 28, Deanstreet, Soho
Vây-đơ-mai-ơ thân mến!
Lu-pu-xơ1* đã gửi thư cho một người quen biết của mình trong tờ báo "Staatszeitung" để nói về trường hợp của anh. Chỉ có điều không hay là cách đây không lâu ngài Kin-ken đã xây tổ của mình
_____________________________________________________________________________________________
1052 Mác gửi vây-đơ-mai-ơ, 11 tháng chín 1851 Mác gửi vây-đơ-mai-ơ, 11 tháng chín 1851 1053
ở đó. Nhưng cũng đã xảy ra một chuyện đáng vui: tờ báo "Schnellpost" của ngài Hai-nơ-txen ở Niu Oóc đã buộc phải tự tuyên bố phá sản. Các ngài Hốp-phơ và Cáp-pơ hiện đang tìm cách thành lập một tờ báo mới trên cơ sở góp cổ phần. Dù sao thì giờ đây đã đến lúc có thời cơ thuận lợi cho những mưu kế trong lĩnh vực báo chí.
ở đây các vị đại phu đã hoàn toàn lục đục với nhau rồi. Những phần tử ấy xử sự như những kẻ thừa kế đại đế A-lếch-xan-đrơ và họ phải chia nhau cái đế quốc Ma-xê-đoan - châu á. Thật là một đám người gàn dở!
Nếu ở đây tôi có nhiều hơn nữa số người quen biết thì tôi đã cố gắng kiếm cho anh một chỗ làm việc như một kỹ sư giao thông hoặc một công việc gì đó đại loại như vậy. Đáng tiếc là tôi lại không có quan hệ quen biết nào cả. Trong khi đó, tôi tin chắc rằng trong lĩnh vực này ở đây có thể tìm được việc làm. Thật là không may, tất cả chúng ta đều túng bấn tiền bạc và anh cũng không có tiền để nán lại ở đây một thời gian và xem xét tình hình. Nhưng nếu anh thật sự sẽ thực hiện được kế hoạch về Niu Oóc của mình thì trong trường hợp nổ ra cách mạng dĩ nhiên là anh sẽ dễ tìm được tiền để trở về châu Âu hơn là chúng tôi tìm được tiền để đi khỏi nơi này.
Dẫu sao thì tôi cũng vắt óc nghĩ cách thu xếp cho anh ở đây. Vì nếu anh ở bờ bên kia đại dương thì ai dám bảo rằng anh sẽ không mất hút ở đâu đó tận Viễn Tây? Thế mà ở chỗ chúng tôi lại quá ít lực lượng, chúng ta phải rất nâng niu đối với những người có năng lực của chúng ta.
Ngoài ra, anh đã chọn một thời điểm không hay, không thuận tiện cho việc thực hiện chuyến đi. Tuy nhiên, một khi việc đó là cần thiết thì biết làm sao được. ít ra tôi cũng tin chắc rằng sau khi đến
đó rồi anh sẽ không phải sống trong cảnh bần hàn như tất cả chúng tôi sống ở đây. Mà điều này thì cũng phải được xét đến.
Ngài Mát-di-ni cũng đã phải nhận rõ rằng thời đại của chúng ta là thời đại tan rã của các chính phủ "dân chủ" lâm thời. Sau một cuộc đấu tranh khốc liệt, phe thiểu số đã rút ra khỏi Uỷ ban I-ta-li-a1*. Chắc chắn rằng đây là bộ phận tiên tiến nhất.
Tôi cho rằng chính sách của Mát-di-ni là sai lầm về căn bản. Qua việc thúc giục I-ta-li-a đoạn tuyệt lập tức với nước Anh, ông ta chỉ hành động vì quyền lợi của áo mà thôi. Mặt khác, ông ta quên rằng lẽ ra ông ta phải hướng vào nông dân, cái bộ phận dân cư bị áp bức bao thế kỷ của I-ta-li-a, và khi lãng quên điều đó ông ta đã chuẩn bị chỗ dựa mới cho thế lực phản cách mạng. Ngài Mát-di-ni chỉ biết các thành phố với giới quý tộc mang tư tưởng tự do và "những công dân có học" ở những thành phố ấy. Những nhu cầu vật chất của dân cư nông thôn I-ta-li-a, tầng lớp dân cư này đã bị vắt kiệt sức lực và, cũng như nông dân Ai-rơ-len, bị đẩy một cách có hệ thống đến tình trạng hoàn toàn kiệt quệ và bị đần độn - dĩ nhiên là điều quá thấp hèn đối với những ngôn từ hoa mỹ khoa trương trong những tuyên ngôn tư tưởng mang tính thế giới chủ nghĩa - Thiên chúa giáo kiểu mới của ông ta. Nhưng không nghi ngờ gì nữa, cần có nhiều dũng khí để tuyên bố với giai cấp tư sản và giới quý tộc rằng bước đầu tiến tới nền độc lập của I-ta-li-a là phải giải phóng hoàn toàn nông dân và phải biến chế độ cấy rẽ thu tô thành chế độ sở hữu tư sản tự do. Rõ ràng là Mát-di-ni cho rằng trái khoán 10 triệu phrăng có một ý nghĩa cách mạng to lớn hơn việc lôi kéo 10 triệu con người về phía mình. Tôi rất lo ngại rằng vào giờ phút nguy cấp Chính phủ
_____________________________________________________________________________________________
1054 Mác gửi vây-đơ-mai-ơ, 11 tháng chín 1851 Mác gửi vây-đơ-mai-ơ, 11 tháng chín 1851 1055
1056 Mác gửi đa-ni-en-xơ, giữa 4 và 8 tháng mười 1851 Mác gửi vây-đơ-mai-ơ, 16 tháng mười 1851 1057
thực hiện cuộc cải cách "theo kiểu ở Ga-li-xi"522.
Anh hãy nói với Đron-ke rằng sau vài ngày nữa tôi sẽ viết thư cho anh ấy. Gửi tới anh và vợ anh lời thăm hỏi nồng nhiệt của tôi và của vợ tôi. Anh hãy suy nghĩ một lần nữa xem anh có nên thử thu xếp công việc ở đây chăng.
C. Mác của anh
Công bố toàn văn lần đầu bằng tiếng Nga trong C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, xuất bản lần thứ nhất, t.XXV, 1934
In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức
102
Mác gửi A-ma-li-a Đa-ni-en-xơ523
ở Khuên
[Luân Đôn, giữa 4 và 8 tháng Mười 1851]
Bà Đa-ni-en-xơ thân mến!
Hiển nhiên là tôi thấy không cần phải nói với bà rằng tôi thông cảm sâu sắc với bà về vụ chồng bà bị bắt và cảnh chia lìa của bà với ông nhà. Điều làm tôi yên lòng là niềm tin tưởng rằng các cơ quan tòa án không thể kéo dài việc giam giữ mà lại không chuyển vụ án cho tòa án bồi thẩm. Tôi vững tin rằng bà và chồng bà có đủ chí khí
mạnh mẽ để đương đầu với những bất trắc của số mệnh. Tôi sẽ rất cảm ơn nếu bà trao cho người đem đến bà những dòng này, các cuốn sách dưới đây...
Công bố lần đầu trên báo "Kửlnische Zeitung", số 275, ngày 27 tháng Mười 1852
In theo bản đăng trên báo Nguyên văn là tiếng Đức In bằng tiếng Nga lần đầu
10 3