Mác gửi I-ô-xíp Vây-đơ-mai-ơ ở Niu Oóc

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 27 phần 8 pps (Trang 60 - 66)

ở Niu Oóc

Luân Đôn, 16 tháng Mười 1851 28, Deanstreet, Soho

Vây-đơ-mai-ơ thân mến!

A.Sác-lơ Đa-na, một trong số các biên tập viên của tờ "New-York Tribune", đã được tôi trực tiếp gửi thư đến, ngoài ra tôi còn gửi cho ông ấy lá thư của Phrai-li-grát trong đó anh ấy đã giới thiệu về anh. Do vậy, anh chỉ còn phải đi đến chỗ ông ấy và viện vào chúng tôi.

Anh có hỏi về cuốn sách cẩm nang thống kê. Tôi khuyên anh sử dụng cuốn "Từ điển thương mại" của Mắc Cu-lốc xuất bản năm 1845, vì trong đó còn có cả những phần giải thích kinh tế. Cũng có những cuốn mới hơn, ví dụ, cuốn sách của Mác-Grê-go, những tác phẩm

1058 Mác gửi đa-ni-en-xơ, giữa 4 và 8 tháng mười 1851 Mác gửi vây-đơ-mai-ơ, 16 tháng mười 1851 1059

của ông ta về thống kê524 có lẽ là những tác phẩm khá nhất trong toàn châu Âu. Nhưng các sách ấy rất đắt. Không nghi ngờ gì nữa,

1060 Mác gửi vây-đơ-mai-ơ, 16 tháng mười 1851 Mác gửi vây-đơ-mai-ơ, 16 tháng mười 1851 1061

anh sẽ tìm thấy các sách ấy ở một trong những thư viện tại Niu Oóc. Còn sách của Mắc-Cu-lốc là loại sách hướng dẫn mà mọi người viết báo phải có bên mình.

Chuyên về nước Anh thì có thể còn giới thiệu thêm: Poóc-tơ, "Sự tiến bộ của dân tộc", lần xuất bản mới đây vào năm 1851.

Về lịch sử thương mại thì nói chung có:

Tu-cơ, "Lịch sử của giá cả", 3 tập, có số liệu đến năm 1848. Về Bắc Mỹ tôi đặc biệt giới thiệu Mác-Grê-go, tác giả này đã soạn tài liệu thống kê riêng về nước Mỹ.

Về nước Đức: nam tước Phôn Rê-đen, "Thống kê so sánh về văn hoá". Về nước Pháp thì có Mô-rô525.

Tôi còn có một việc nhờ anh làm nữa. Trước đây tôi đã gửi 20 bản "Tuyên ngôn"1* (bằng tiếng Đức) và 1 bản dịch ra tiếng Anh cho Cô- khơ, trước đây đã từng là linh mục Thiên chúa giáo Đức - về nhân vật này, anh có thể tìm hiểu ở tờ "Staatszeitung", là tờ báo đôi khi có đăng bài viết của ông ta - và trao cho ông ấy nhiệm vụ đem in bản dịch ấy dưới hình thức tập sách mỏng cùng với phần nhận xét mào đầu của Hác-ni526. Sau đó ông Cô-khơ đã không một lần nào cho biết tin về mình. Anh hãy yêu cầu ông ấy, thứ nhất, giải thích về sự im lặng rất đáng nghi ngờ ấy sau lời đề nghị hết sức khẩn khoản nói với tôi, và thứ hai, anh hãy thu hồi bản tiếng Anh ở ông ta và xét xem liệu có thể xuất bản nó dưới hình thức tập sách mỏng, - nói cách khác, hãy in, phổ biến và bán. Dĩ nhiên, số tiền thu được nhờ bán tài liệu ấy - nếu có việc đó - sẽ thuộc về anh, chúng tôi chỉ yêu cầu dành cho chúng tôi 20 - 50 bản thôi.

_____________________________________________________________________________________________

1* C.Mác và Ph.Ăng-ghen. "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"

Đron-ke đến đây vào ngày 23 tháng này.

Anh hãy sớm biên thư. Tôi, vợ tôi và tất cả bạn bè gửi lời hỏi thăm tới anh và vợ anh.

Tôi hy vọng là anh đã trải qua cuộc hành trình bằng đường biển tốt đẹp và tình hình công việc của anh ở nước Mỹ sẽ tiến triển tốt.

C.Mác của anh

[Đoạn ghi thêm của Gien-ni Mác1*]

Xin Ngài hãy nói với phu nhân quý mến rằng trong giờ phút này tôi lo lắng về bà và bày tỏ sự thông cảm nhiệt thành nhất với bà. Chắc chắn bà nhà đã phải chịu đựng nhiều nỗi vất vả trong chuyến hành trình bằng tàu thuỷ kéo dài này cùng với hai con nhỏ! Tôi hy vọng rằng những dòng này sẽ đến sớm hơn đôi chút trước khi Ngài đến Niu Oóc là nơi mà tất nhiên là Ngài sẽ có được quê hương tạm thời.

Về ết-ga2* thì từ ngày cậu em tôi ra đi vào tháng Tư chúng tôi vẫn chưa có tin tức gì. Cậu ấy đáp tầu buồm "Cải cách" từ Brê-men, thuyền trưởng chiếc tầu này là Am- méc-man, cậu ấy muốn lên bờ ở Han-véc-tơn và thoạt đầu cư trú ở Niu -Brau-nơ-phen- xơ. Ngài Vây-đơ-mai-ơ quý mến, có thể là từ Niu Oóc Ngài bằng cách nào đó có thể lần theo dấu vết của cậu ấy chăng. Sự im lặng của cậu ấy lại càng khó hiểu, vì cậu ấy biết rằng bà mẹ3* đơn độc đáng thương của chúng tôi, do cánh tay phải bị liệt, nên giờ đây đã mất đi niềm an ủi cuối cùng mà số phận còn dành cho bà - trao đổi thư từ với những người yêu quý của trái tim bà.

Chúc Ngài mọi sự tốt lành. Xin gửi Ngài lời chào thắm thiết.

Gien-ni Mác

Công bố lần đầu bằng tiếng Nga trong C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, xuất bản lần thứ nhất, t.XXV, 1934

In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức

_____________________________________________________________________________________________

1* In bằng tiếng Nga lần đầu. 2* - ết-ga Phôn Ve-xtơ-pha-len 3* - Ca-rô-li-na Phôn Ve-xtơ-pha-len

1064 Mác gửi vây-đơ-mai-ơ, 31 tháng mười 1851 Mác gửi vây-đơ-mai-ơ, 31 tháng mười 1851 1065

104

Mác gửi I-ô-xíp Vây-đơ-mai-ơ ở Niu Oóc ở Niu Oóc

Luân Đôn, 31 tháng Mười 1851 28, Deanstreet, Soho

Vây-đơ-mai-ơ thân mến!

Tôi gửi đuổi theo anh lá thư thứ hai sang Mỹ, sau khi thảo luận chín chắn về vấn đề này với Lu-pu-xơ1* tôi quyết định là chúng ta có thể cùng nhau thực hiện một việc.

Thứ nhất. Tờ "Neue Rheinische Zeitung" trước kia được phổ biến còn ít ở Mỹ. Nếu anh kiếm được một tay tư sản nào đó hoặc chí ít vay được một khoản tín dụng cần thiết ở một người chủ nhà in nào đó hoặc ở một người buôn bán sách nào đó thì tôi nghĩ rằng sẽ có lợi nếu đem xuất bản - dưới hình thức các cuốn sách bỏ túi, như Bếch-cơ2* đã từng xuất bản ở Khuên - một thứ tủ sách bỏ túi gồm các bài của tờ "Neue Rheinische Zeitung"; ví dụ, bài "Một tỷ cho Xi- lê-di" của V. Vôn-phơ, các bài của Ăng-ghen viết về Hung-ga-ri527, các bài viết của tôi về giai cấp tư sản Phổ3*, một số bài trào phúng của Véc-thơ v.v.. Nếu ở đấy anh không thể tìm kiếm được các bài ấy thì tôi sẽ gửi cho anh các bài ấy từ đây, đồng thời chỉ rõ tài liệu nào tôi coi là thích hợp nhất; anh cần viết phần lời tựa chung ngắn

_____________________________________________________________________________________________

1* - Vin-hem Vôn-phơ 2* - Héc-man Bếch-cơ

3* C. Mác. "Giai cấp tư sản và phản cách mạng"

gọn cho Tủ sách bỏ túi của báo "Neue Rheinische Zeitung", cũng như các chú thích hoặc phần lời bạt cho từng tập sách nhỏ ấy trong những trường hợp anh thấy làm như vậy là cần thiết.

Thứ hai. Anh có thể xuất bản - cũng dưới hình thức ấy và có kèm theo những lời giải thích - các bài viết của tôi và của Ăng-ghen chống lại C.Hai-nơ-txen, đã từng được đăng trên tờ "Deutsche Brỹsseler Zeitung"1*. Tôi nghĩ rằng những bài đó sẽ được bán rất chạy.

Chúng ta sẽ chia số lợi nhuận thu được sau khi trừ đi những chi phí sản xuất.

Thứ ba. Từ Mỹ tôi đã nhận được một loạt những lời chất vấn và công việc được giao phó có liên quan đến sáu số đã xuất bản của tờ "Revue" của tôi, nhưng tôi đã không chấp nhận một cuộc thoả thuận nào, vì không tin vào lũ bịp bợm ở đó. Anh có thể đưa ra một bản thông báo nói rằng có thể có được những số tạp chí ấy ở chỗ anh, nhưng dĩ nhiên cần có một số lượng đáng kể đơn đặt hàng trước khi gửi các số ấy từ đây.

Thứ tư. Anh có thể, mà chúng tôi cũng vậy, đưa vào tủ sách ấy - tủ sách mà tôi đã nói ở trên - vào một lúc thích hợp những bài văn đả kích về các đề tài thời sự. Song xét từ góc độ thương mại thì bắt đầu từ những tư liệu có sẵn, hiện đã có rồi, là điều chắc chắn hơn và thuận tiện hơn. Trong các lời tựa nhỏ và lời bạt ấy của mình anh có thể bút chiến với địch thủ ở mọi phía.

Vậy, tôi đề nghị anh trở thành một người xuất bản sách. Để làm việc này cần ít tiền hơn là để xuất bản báo, trong khi đó về mặt

_____________________________________________________________________________________________

1* Ph.Ăng-ghen. "Những người cộng sản và Các Hai-nơ-txen"; C.Mác. "Sự phê phán có tính dạy đạo đức và đạo đức có tính phê phán".

1066 Mác gửi vây-đơ-mai-ơ, 31 tháng mười 1851 Mác gửi vây-đơ-mai-ơ, 31 tháng mười 1851 1067

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 27 phần 8 pps (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)