Công tác giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Duong van thanh (Trang 35 - 37)

1.3.2.1. Công tác giải phóng mặt bằng ở Hà Tĩnh

Năm 2008 tại tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai dự án Khu kinh tế Vũng Áng, để

triển khai dự án này, tỉnh Hà Tĩnh phải di dời hơn 2.200 hộ, 10 nghìn nhân khẩu cùng 36 nhà thờ, hơn 16 nghìn ngôi mộ... tại năm xã ở huyện Kỳ Anh để bàn giao hơn ba nghìn ha đất và mặt nước cho nhà đầu tư. Chưa bao giờ Hà Tĩnh GPMB diện tích lớn và di dời, tái định cư một số lượng dân đông như vậy. Tỉnh Hà Tĩnh còn cam kết sẽ bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư ngay trong năm 2010. Cũng thời gian này, huyện Kỳ Anh phải đối mặt nhiều khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cưđể thực hiện công trình trọng điểm - Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1. Công việc này đã khó lại càng khó hơn vì ngay từđầu chưa nhận được sự đồng thuận của cả cán bộ và người dân. Khi tiến hành những phần việc đầu tiên như: tổ chức gặp gỡ, tuyên truyền hay cắm mốc dự án, khoan thăm dò địa chất đến kiểm đếm tài sản, áp giá đền bù... đều không nhận được sự hợp tác của người dân; thậm chí, một sốđối tượng quá khích còn cản trở, tấn công người thi hành công vụ; phá hỏng máy khoan, nhổ cọc mốc...Tuy nhiên tỉnh Hà tĩnh đã làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng như huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để

tuyên truyền vận động người dân đồng thuận trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái

định cư.

Nguồn: Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng: http://amc.edu.vn/vi/tin- tuc-su-kien/tin-xay-dung-va-do-thi/hoat-dong-dau-tu-xay-dung/3458-kinh-nghiem- giai-phong-mat-bang-o-ha-tinh.html

1.3.2.2. Công tác giải phóng mặt bằng ở Hà Nội

Từ năm 2010 – 2017, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 3.073 dự án phải thực hiện thu hồi đất; đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 1.711 dự án, với tổng diện tích đất hơn 8.462 ha; chi trả hơn 54.829 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho 213.554 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và bố trí tái định cư cho 9.924 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗở . Những kết quảđó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô trong những năm qua. Tuy nhiên, công tác GPMB là công việc rất khó khăn, phức tạp nên còn bộc lộ

một số hạn chế, như: tiến độ GPMB của phần lớn các dự án, kể cả một số dự án trọng điểm còn chậm; việc giải quyết yêu cầu TĐC chưa đồng bộ, bất cập; tình trạng khiếu nại liên quan đến GPMB vẫn diễn biến phức tạp; việc công khai, minh bạch trong thực hiện cơ chế, chính sách còn hạn chế; công tác tuyên truyền, vận

động nhân dân có lúc, có dự án chưa thực hiện sâu rộng; còn chưa đúng về trình tự, thủ tục, tổ chức thực hiện nhiệm vụ GPMB. Trong thời gian tới, Hà Nội cần phải GPMB khoảng 2.700 dự án với diện tích thu hồi đất gần 6.000 ha, liên quan tới trên 80.000 hộ dân, số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 60.000 tỷđồng, cần bố trí tái định cư cho khoảng 19.000 hộ dân. Thành phố đã đặt ra mục tiêu phải hoàn thành công việc, trong đó, việc GPMB xây dựng đường giao thông cần triển khai đồng bộ với việc cải tạo, chỉnh trang tuyến phố. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ổn định cuộc sống cho người bị thu hồi đất, bảo đảm bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; có cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân chủ động di chuyển chỗở, thực hiện tái định cư tự nguyện, được tự lựa chọn hình thức tái định cư bằng việc nhận nhà hoặc nhận tiền, phù hợp với nhu cầu, khả năng của các hộ dân.

Nguồn: Trang Cơ quan nghiên cứu và ngôn luận của Học Viện Hành Chính Quốc Gia https://www.quanlynhanuoc.vn/2019/11/19/tang-cuong-hieu-qua-cong- tac-giai-phong-mat-bang-o-thanh-pho-ha-noi/

Một phần của tài liệu Duong van thanh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)