Trên cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý và thực tiễn, tôi đã tổng quan các nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam. Tôi nhận thấy việc nghiên cứu về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tai xã Hóa Thượng là rất cần thiết góp phần hoàn thiện quy trình, cơ chế, chếđộ chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Đồng Hỷ nói riêng cả nước nói chung.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Dự án Khu hành chính mới huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi tại dự án.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong khuôn khổ Dự án Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ tại xã Hóa Thượng.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu số liệu từ năm 2017 đến 2020
2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm: Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Đồng Hỷ, hoàn thiện tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1. Khái quát về xã Hóa Thượng và Dự án Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- Khái quát về xã Hóa Thượng
- Khái quát về Dự án Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ
Nội dung 2. Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- Đánh giá trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ
- Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tại định cư Dự án Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ
Nội dung 3. Đánh giá ảnh hưởng của thu hồi đất thực hiện Dự án Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đến người dân
- Tình hình dân cư trong khu vực Dự án Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ
- Ảnh hưởng của thu hồi đất thực hiện Dự án Khu hành chính mới huyện
- Ảnh hưởng của thu hồi đất thực hiện Dự án Khu hành chính mới huyện
Đồng Hỷđến thu nhập của người có đất bị thu hồi
- Ảnh hưởng của thu hồi đất thực hiện Dự án Khu hành chính mới huyện
Đồng Hỷđến an ninh, trật tự xã hội
- Ảnh hưởng của thu hồi đất thực hiện Dự án Khu hành chính mới huyện
Đồng Hỷđến cơ sở hạ tầng
- Ảnh hưởng của thu hồi đất thực hiện Dự án Khu hành chính mới huyện
Đồng Hỷđến môi trường
- Ảnh hưởng của thu hồi đất thực hiện Dự án Khu hành chính mới huyện
Đồng Hỷđến an ninh, trật tự xã hội đến quan hệ nội bộ gia đình
Nội dung 4. Khó khăn, tồn tại và giải pháp hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồiđất tại Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- Khó khăn, tồn tại trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồiđất tại Dự án Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ
- Giải pháp hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Dự án Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu* Điều tra các số liệu thứ cấp * Điều tra các số liệu thứ cấp
Là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này được thu thập từ các cơ quan điều tra, cụ thể như sau:
- Thu thập số liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Xã Hóa Thượng, nơi thực hiện Dự án Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- Thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ương, địa phương liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thu thập tài liệu, số liệu về thu hồi đất từ cơ sở, các phòng ban của huyện
Đồng Hỷ có liênquan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Thu thập tài liệu, số liệu về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ dân nằm trong khu vực nghiên cứu.
- Thu thập các số liệu từ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Đồng Hỷ, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ, UBND xã Hóa Thượng.
- Thu thập tài liệu từ báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.
* Điều tra các số liệu sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
Phỏng vấn trực tiếp 02 cán bộ của phòng Tài nguyên và Môi trường, 02 viên chức tại Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Đồng Hỷ, 01 công chức địa chính tại xã Hóa Thượng và những người dân có đất bị thu hồi. Thu thập các tài liệu liên quan đến tình hình sử dụng đất của các tổ chức: Tình hình giao đất, cho thuê
đất, chuyển mục đích sử dụng đất của các tổ chức…
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân:
+ Đề tài xây dựng phiếu điều tra, sử dụng các câu hỏi phỏng vấn theo phiếu
điều tra soạn sẵn. Các số liệu được tổng hợp thông qua bộ câu hỏi từ phiếu điều tra
để đánh giá được những phản ứng của người dân về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tiến hành thực hiện dự án.
+ Đề tài sẽ lựa chọn ngẫu nhiên 20% trong tổng số 286 hộ dân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án.
- Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này giúp tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin
được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại mộ cách cụ thể.
2.4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bằng những phương pháp khác nhau, để làm cơ sở so sánh và tìm ra các xu thế trong khi phân tích. Dữ liệu được tổng hợp từ một đơn vị phân tích nhỏ lên một đơn vị phân tích lớn hơn.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu, kết hợp phần thuyết minh.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về xã Hóa Thượng và Dự án Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.Khái quát về xã Hóa Thượng
* Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
+ Xã Hóa Thượng nằm ở phía Tây của huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 10 km về phía Đông Bắc, Xã Hóa Thượng Hóa Thượng có vị trí là cửa ngõ phía Bắc của TPThái Nguyên với các tuyến quốc lộ 1B, tuyến Quốc lộ 17, đường vành đai I, tỉnh lộ 273 chạy qua địa bàn, thuận lợi cho kết nối giao thông với vùng Thủ đô Hà Nội, các tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang.
+ Tổng diện tích tự nhiên là: 1.338,39 ha được giới hạn như sau: Phía Bắc: Giáp xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ;
Phía Nam: Giáp phường Chùa Hang và phường Đồng Bẩm - thành phố
Thái Nguyên;
Phía Đông: Giáp xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ.
Phía Tây: Giáp huyện Phú Lương và xã Cao Ngạn - thành phố TN - Địa hình
+ Địa hình xã Hóa Thượng có đặc điểm của vùng trung du đồi núi, gò cao xen kẽ với cánh đồng nông nghiệp. Hướng địa hình cao dốc phía Đông Bắc, Tây Nam thấp dần xuống phía Nam, Đông Nam.
+ Địa hình núi cao tập trung phía Đông Bắc tiếp giáp với xã Hóa Trung vớidãy núi Kháo cao án ngữ kéo dài theo trục đường Chùa Hang – Hóa Thượng khoảng 3,2 km. Đây là khu vực có cao độ cao nhất 190.
+ Khu phía Bắc giáp Minh Lập khu vực các xóm Văn Hữu, xóm Sông Cầu II,Sông Cầu III, xóm Luông có rải rác các đồi thấp có độ cao trung bình 70 -100, xen kẽ là đồng ruộng, gò thấp, cao độ dao động từ 40.
+ Khu vực phía Nam tương đối bằng phẳng chủ yếu là đồng ruộng và các khudân cư. Cao độ dao động từ 25 - 30. Riêng khu vực xóm Luông tập trung quanh Hồ Nhảnh với cụm đồi thấp với cao trình 50-60. Đặc biệt tại khu vực phía Nam có Núi Voi giáp đất trụ sở Quân khu 1 có cao độ 196.
- Khí hậu
Xã Hóa Thượng có đặc trưng khí hậu của tỉnh Thái Nguyên. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, gió Nam, Đông Nam làm chủđạo, nhiệt độ cao nhất trung bình 380C. Mùa nóng đồng thời cũng là mùa mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, bão thường xuất hiện trong tháng 7, 8.
+ Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông Bắc là chủđạo, nhiệt độ thấp nhất trung bình từ 8 - 100C.
+ Độẩm trung bình năm: 84,5%. Vào tháng 1 và 2 độẩm có thểđạt tới 100%. - Thủy văn
+ Xã Hóa Thượng có Sông Cầu chảy qua khoảng 1,1km (phía Tây Bắc củaxã), suối Linh Nham chảy qua khoảng 3 km (phía Đông Nam của xã) dòng chảy từ Bắc Xuống Nam.
+ Khu vực trên thường xuyên chịu ảnh hưởng của chếđộ thủy văn Sông Cầu chủ
yếu là khu vực phía Tây xóm Việt Cường với diện tích chịu ảnh hưởng không lớn. - Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất: Đất đai trên địa bàn xã Hóa Thượng được chia thành 7 loại chính, bao gồm: Đất phù xa, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất vằng nhạt trên đá cát,
đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, đất dốc tụ, đất đỏ
vàng trên đá phiến thạch sét.
Nhìn chung nguồn tài nguyên đất đai trên địa bàn xã Hóa Thượng khá đa dạng về loại đất, thuận lợi cho việc trồng các loại cây hàng năm và cây lâu năm và cây công nghiệp.
+ Tài nguyên nước: Nguồn tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh của xã hóa Thượng chủ yếu là nguồn nước mặt được cung cấp bởi hệ thống Sông Cầu, Sông Linh Nham và một số ao hồ trên địa bàn xã. Còn
nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày được khai thác từ nguồn nước ngầm tại nhà máy nước sạch xã Hóa Thượng và một số giếng khoan của hộ gia đình cá nhân, còn lại khoáng 2 % là nước giếng khơi.
+ Tài nguyên rừng và thảm thực vật: Hiện tại diện tích đất rừng trên địa bàn xã Hóa Thượng có diện tích 103 ha chiếm 7,6 % tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Diện tích đất rừng của xã Hóa Thượng ngày càng bị thu hẹp, do diện tích
đất rừng bị chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội và đưa xã Hóa Thượng lên đô thị loại 5 vào năm 2022.
+ Tài nguyên khoáng sản: Xã Hóa Thượng có ít nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu là khoáng sản sử dụng vào mục đích xây dựng thông thường như: Cát sỏi tại Sông Cầu và sông Linh Nham, đất san lấp mặt bằng tại dẫy núi cái và đá vôi tại núi voi.
+ Tài nguyên nhân văn: Trên địa bàn xã Hóa Thượng có 8 dân tộc anh em trên
địa bàn, trong đó dân tộc kinh chiếm 70,1 %; Sán Dìu chiếm 21,7%; Hoa chiếm 0,17% và một số dân tộc khác.
* Kinh tế xã Hội
Xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ cuối năm 2016 đã hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, với nỗ lực quyết tâm của Đảng ủy, chính quyền và sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân, xã Hóa Thượng đã đạt 19/19 tiêu chí. Đến nay, 100% đường trục xã, liên xã, liên xóm đã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải; trên 27 km kênh mương được cứng hóa, đạt 73%; 100% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia thường xuyên; xã có 3/4 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt75%; 17/17 xóm có nhà văn hóa và sân thể thao đơn giản đảm bảo sinh hoạt cho 13 cộng đồng của xóm; 97% số
hộ có nhà ở đạt chuẩn; thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu
đồng/người/năm.Nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kiến trúc từng bước hoàn thành các tiêu chuẩn của đô thịđể được công nhận là đô thị loại V theo quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2015 của Ủy ban Thường vụ
Quốc Hội.
Trong những năm qua, xã Hóa Thượng đã đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ đề ra theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp- thủy sản. Tổng giá trị sản xuất tăng từng năm. Năm 2018 đạt 371 tỷđồng; năm 2019 đạt 412 tỷ đồng, năm 2020 đạt 453 tỷđồng, trong đó: Năm 2020 ngành dịch vụ thương mại là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm 47,99%; ngành công nghiệp xây dựng chiếm 34%; ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm 18,01%.
- Tăng trưởng kinh tế đô thị tăng đều qua từng năm: năm 2017 đạt 3,12 % năm 2018 đạt 3,86%, năm 2019 đạt 5,07%, năm 2020 đạt 6,11%;
- Thu nhập bình quân đầu người tăng đều qua từng năm: năm 2017 đạt 31,2 triệu/người/năm, năm 2018 đạt 33,59 triệu/người/năm, năm 2019 đạt 36,43 người/triệu/năm, năm 2020 đạt 39,13 triệu/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước đạt 0,67 lần.
Nguồn: Báo cáo Kinh tế - Xã hội của xã Hóa Thượng năm 2018 và Đồ án quy hoạch chung đô thị mới Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2040.
* Tình hình sử dụng đất của xã Hóa Thượng
Hiên trạng sử dụng đất năm 2020 của xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên được thể hiện cụ thể qua bảng 3.1:
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2020, tổng diện tích tự nhiên toàn xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ tính đến hết 31/12/2020 là 1338,55 ha trong đó:
Đất nông nghiệp: 863,02 ha, chiếm 64,47% diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp: 471,32 ha, chiếm 35,21% diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng: 4,21 ha, chiếm 0,31 % diện tích tự nhiên.
Như vậy, hiện tại quỹđất đai của xã đã được đưa vào sử dụng các mục đích phát triển kinh tế - xã hội khá triệt để chiếm 99,68 %.
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 của xã Hóa Thượng Thứ tự LOẠI ĐẤT Mã Tổng diện tích các loại đất (ha) Cơ cấu % (1) (2) (3) (4) (5) Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 1.338,55 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 863,02 64,47 1,1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 711,62 53,16 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 363,42 27,15 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 267,98 20,02 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 95,43 7,13 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 348,20 26,01 1,2 Đất lâm nghiệp LNP 103,74 7,75 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 101,84 7,61 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1,90 0,14 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1,3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 22,37 1,67 1,4 Đất làm muối LMU 1,5 Đất nông nghiệp khác NKH 25,29 1,89
2 Đất phi nông nghiệp PNN 471,32 35,21 2,1 Đất ở OCT 144,93 10,83 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 144,93 10,83 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 2,2 Đất chuyên dùng CDG 284,17 21,23 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 8,82 0,66 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 157,12 11,74 2.2.3 Đất an ninh CAN 2,04 0,15 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 7,32 0,55 2.2.5 nghiĐất sệp ản xuất, kinh doanh phi nông CSK 7,10 0,53 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 101,77 7,60