Những hiểu biết về nguyên tắc và biện pháp phòng trị bệnh sinh sả nở lợn

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Bệnh Cho Đàn Lợn Nái Sinh Sản Nuôi Tại Trại Lợn Bùi Thanh Tiến, Xã Cao Minh, Thành Phố Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 28 - 32)

ở lợn

* Nguyên tắc phòng bệnh

Để công tác phòng bệnh đạt hiệu quả cao cần thực hiện các biên pháp sau:

- Phòng bệnh khi chưa bị bệnh

+ Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý: nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho đàn lợn đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức đề kháng của chúng với bệnh dịch. Thường xuyên theo dõi đàn lợn, phát hiện sớm lợn có biểu hiện lâm sàng, để hỗ trợ và điều trị kịp thời

+ Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y: thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi, dụng cụ phối giống lợn. Đảm bảo chuồng trại kín, ấm vào mùa Đông và thoáng mát, khô sạch vào mùa Hè.

Tuân thủ tốt các nguyên tắc về phối giống và đỡ đẻ cho lợn nái động tác kỹ thuật chính xác tránh gây xây sát làm viêm nhiễm không đáng có cho lợn nái. Phòng trừ tổng hợp là biện pháp quan trọng nhất gồm: vệ sinh, tiêu độc chuồng trại thường xuyên, định kỳ phun thuốc sát trùng, kiểm soát nồng độ NH3, CO2 trong chuồng nuôi.

+ Phòng bệnh bằng vắc-xin: với 2 loại vắc-xin vô hoạt hoặc vắc-xin nhược độc đối với các bệnh do virut. Phòng bệnh bằng vắc-xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất.

Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [6] vắc-xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chính là mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền như ARN, ADN…) đã được làm giảm độc lực hay vô hoạt bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc- xin thế hệ mới - vắc-xin công nghệ gen). Lúc đó chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch

- Phòng khi có bệnh

Trường hợp bị bệnh này phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mới đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ dịch bệnh, tạo cho con vật sức đề kháng tốt, sinh trưởng, phát triển nhanh.

Kết hợp giữa thuốc kháng sinh và các biện pháp ngoại khoa hỗ trợ sẽ đem lại hiệu quả cao

Phải định kỳ khử trùng, tiêu độc chuồng trại, phân rác, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 20 %, NaOH 10 %, formol 5%, rắc vôi bột, quét vôi tường.

* Biện pháp điều trị

- Nguyên tắc điều trị

+ Phát hiện sớm và kịp thời điều trị: cần tiến hành phân biệt giữa các bệnh sinh sản với nhau để đưa ra biện pháp điều trị chính xác và hiệu quả.

+ Điều trị bệnh phải kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng tốt để hạn chế tới mức thấp nhất tác động của bệnh nguyên, giúp con vật nâng cao sức đề kháng chống lại các yếu tố bất lợi.

+ Ngăn ngừa bệnh kế phát: để giảm tác động xấu của bệnh, ngoài việc nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, cần phải ngăn ngừa bệnh kế phát. Như bệnh viêm tử cung lợn thường kế phát các bệnh viêm vú, nhiễm khuẩn

Streptococcus suis... Do đó, cần phát hiện sớm và điều trị chính xác. Ngoài ra

tiêm phòng định kỳ các bệnh theo lịch tiêm vaccine, tiêm phòng có chất lượng và hiệu quả..

Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012)[6] nguyên tắc để điều trị bệnh là:

+ Toàn diện: phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng và dùng thuốc.

+ Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán chính xác, điều trị đúng bệnh từ đó làm bệnh khỏi nhanh và hạn chế lây lan.

+ Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền.

+ Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa những gia súc có thể chữa lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa.

+ Những bệnh gây nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa thì không nên chữa.

Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012)[6] các biện pháp chữa bệnh truyền nhiễm là:

+ Hộ lý: cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu, phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó. Cho gia súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh.

+ Dùng kháng huyết thanh: chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố).

+ Dùng hóa dược: phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dược dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh. Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loài vi khuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và tính chất quen thuộc được truyền cho những thế hệ sau. Khi cần, có thể phối hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một loại thuốc chưa có tác dụng đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác tác dụng tốt hơn.

+ Dùng kháng sinh: Kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh có thể gây nhiều biến chứng do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn độc tố, làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn

gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của kháng sinh. Vì vậy, khi dùng thuốc cần theo những nguyên tắc sau đây:

- Phải chẩn đoán đúng bệnh để dùng đúng thuốc, dùng sai thuốc sẽ chữa không khỏi bệnh mà làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn.

- Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng.

- Điều trị phải đúng liệu trình.

- Không nên vội vàng thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian để phát huy tác dụng của kháng sinh.

- Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.

- Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể gia súc như nuôi dưỡng tốt dung thêm vitamin, tiêm nước sinh lý…

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Bệnh Cho Đàn Lợn Nái Sinh Sản Nuôi Tại Trại Lợn Bùi Thanh Tiến, Xã Cao Minh, Thành Phố Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 28 - 32)