Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Bệnh Cho Đàn Lợn Nái Sinh Sản Nuôi Tại Trại Lợn Bùi Thanh Tiến, Xã Cao Minh, Thành Phố Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32)

lợn nái nuôi con

2.2.5.1. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ

Mục đích chăn nuôi lợn nái đẻ nhằm đảm bảo cho lợn đẻ an toàn, lợn con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt, đủ khả năng tiết sữa nuôi con. Chính vì vậy quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lợn mẹ và lợn con.

*Quy trình nuôi dưỡng

Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004)[15] thức ăn dùng cho lợn nái đẻ phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Không cho lợn nái ăn thức ăn có hệ số choán cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó, hoặc ép thai chết ngạt. Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của lợn nái để có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức

ăn, đẻ trước 2 – 3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe yếu thì không giảm lượng thức ăn mà giảm dung tích của thức ăn bằng cách tăng cường cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Những ngày lợn đẻ phải căn cứ vào thể trạng của lợn nái, sự phát dục của bầu vú mà quyết định chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh (0,5kg) hoặc không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ có thể không cho lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc ăn cháo loãng. Sau khi đẻ 2 - 3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng từ từ đến ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần chế biến tốt, dung tích nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn cho lợn nái.

* Quy trình chăm sóc

Việc chăm sóc lợn nái mẹ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và lợn con.

Theo Nguyễn Thiện và cs (2005)[20] cần phải theo dõi thường xuyên sức khỏe lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện các trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Trước khi lợn đẻ 10 - 15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi cho lợn nái vào đẻ. Trước khi đẻ 1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ, lợn nái được lau rửa sạch sẽ đất hoặc phân bám dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho lợn nái, chúng ta chuyển nhẹ nhàng từ chuồng bầu sang chuồng đẻ để lợn quen dần với chuồng mới.

Trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ, công việc cần thiết và rất quan trọng đó là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con. Theo Nguyễn Quang Linh (2005) [10] ô úm rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn rất yếu chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đông. Ngoài ra, ô úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con. Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái, cần chuẩn bị xong ô úm cho lợn con. Kích thước ô úm: 1,2m x 1,5m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 – 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh.

2.2.5.2. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con * Quy trình nuôi dưỡng

Mục đích của chăn nuôi lợn nái nuôi con là áp dụng các biện pháp khoa học để tăng sản lượng sữa mẹ, đảm bảo cho lợn mẹ có sức khỏe tốt. Lợn con sinh trưởng phát triển nhanh, đạt số con sau cai sữa và khối lượng cai sữa cao. Lợn nái chóng được phối giống trở lại sau khi tách con.

Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn có tác động tốt đến sản lượng sữa và chất lượng sữa. Đó là thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, bột mỳ, loại củ quả đạm động vật, các loại khoáng, vitamin…

Không cho lợn nái nuôi con ăn các loại thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng. Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin, khoáng chất theo đúng quy định như năng lượng trao đổi 3100 Kcal, protein 15%, canxi từ 0,9 - 1,0 %, photpho 0,7 %. Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi

con cũng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trưc tiếp đến sinh trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ, chính vì vậy ta cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ. Theo Trần Thị Thuận và Vũ Đình Tôn (2005) [19] trong quá trình nuôi con, lợn nái được cho ăn như sau:

- Đối với lợn nái ngoại:

+ Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5kg) hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.

+ Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1 - 2 - 3kg tương ứng.

+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày.

+ Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức: Lượng thức ăn/nái/ngày = 2kg + (số con x 0,35kg/con).

+ Số bữa ăn trên ngày : 2 (sáng và chiều).

+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg thức ăn/ngày.

+ Ngoài ra cho lợn nái ăn từ 1 – 2 kg rau xanh/ ngày sau bữa ăn tinh (nếu có rau xanh).

+ Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 – 30%. + Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước.

- Đối với lợn nái nội:

Lợn nái nội có khối lượng cơ thể dưới 100 kg, mức ăn trong 1 ngày đêm được tính như sau:

+Thức ăn tinh = 1,2 kg + (số lợn con theo mẹ x 0,18 kg) +Thức ăn thô xanh: 0,3 đơn vị.

Lợn nái nội có khối lượng 100 kg trở lên, mức ăn cho 1 ngày đêm giai đoạn nuôi con được tính như sau:

+ Thức ăn tinh = 1,4 kg + (số lợn con theo mẹ x 0,18 kg) + Thức ăn thô: 0,4 đơn vị

Định mức ăn cho một lợn nái nội nuôi con/ 1 ngày đêm.

* Kỹ thuật cho ăn

+ Lợn nái nuôi con trong thời gian mới đẻ mỗi bữa cho ăn một ít một, nhưng cho ăn làm nhiều lần, thường một ngày cho ăn 3 - 4 bữa. Khoảng cách giữa các bữa nên chia đều nhau.

+ Cho ăn đúng giờ, đúng tiêu chuẩn quy định. + Cung cấp đủ nước uống cho lợn nái nuôi con.

+ Khi chuyển sang dùng thức ăn cho giai đoạn nuôi con, để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa do thay đổi thức ăn, ta phải thay dần dần.

+ Chú ý theo dõi khả năng ăn và tình trạng sức khỏe của lợn nái để có biện pháp can thiệp kịp thời.

*Quy trình chăm sóc và quản lý

+ Vận động: là điều kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh chóng hồi phục sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa mẹ. Do vậy sau khi lợn đẻ được từ 3 – 7 ngày, trong điều kiện chăn nuôi có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì cho lợn nái vận động, thời gian vận động lúc đầu là 30 phút/ ngày, về sau tăng số giờ vận động lên. Khi thời tiết xấu thì không cho vận động, khi cho vận động chú ý đề phòng cảm lạnh, bẩn vú, những lợn nái có vú quá sệ thì chỉ cho vận động trong sân chơi. Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị nhốt trong các khung đẻ, không được vận động, vì vậy phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt là các khoáng và vitamin.

+ Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ, không có mùi hôi thối, ẩm ướt. Vì vậy hằng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn sạch sẽ. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 - 24ºC, ẩm độ là

70 - 75%. Chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho lợn con.

Diện tích chuồng cho lợn nái nuôi trên nền cứng là: 4 - 5 m chuồng ở/ 1 lợn nái và 15 m sân chơi/1 lợn nái. Còn đối với lợn công nghiệp nuôi trên chuồng sàn thì kích thước 2,4 m x 1,6 m, với mỗi khung cho lợn mẹ trong chuồng có kích thước từ 2,2 - 2,4 m x 0,7 m.

2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo Nguyễn Như Pho (2002) [14], lợn Yorkshire, Landrace trong giai đoạn nuôi con mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 15%, nếu điều trị kịp thời tỷ lệ khỏi đạt 100%, tuy vậy đã ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn nái, phần lớn là do những trường hợp đẻ khó dẫn tới viêm tử cung.

Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [11], lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Viêm tử cung trên nhóm lợn thuần chiếm 25,48%; trên nhóm lợn lai chiếm 50,48%. Viêm tử cung xảy ra cao nhất là lứa 1 và lứa 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao hơn nhiều so với nhóm lợn không bị viêm tử cung.

Theo Trần Tiến Dũng và cs, (2002) [5], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó bộ phận sinh dục ngoài chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái ngoại cũng cao từ 1,82 - 23,33%.

Theo Trần Minh Châu (1996) [3], điều trị bệnh viêm đường sinh dục bằng oxytocin và kháng sinh ampicillin 25 mg/1kgTT/ngày hoặc tetracyclin 30 - 50 mg/kgTT/ngày cho kết quả điều trị tốt.

Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2001) [4], khi lợn mắc bệnh viêm tử cung nên thụt rửa tử cung bằng rivanol 0,1% mỗi ngày một lần, mỗi lần 50 – 100 ml. Sau đó dùng kết hợp các loại thuốc sau:

+ Tiêm bắp, kanamycin liều 10 mg/kgTT/ngày, ngày 2 lần. + Tiêm bắp, gentamycin 4 UI/kgTT/ngày.

+ Kanamycin bôi ngày 1 - 2 lần. Đồng thời kết hợp với thuốc bổ trợ vitamin C, B... cafein cho kết quả tốt.

Lê Văn Năm (1997) [13], thụt rửa tử cung bằng dung dịch nước muối 1 - 2% hay streptocid 1 %, thuốc tím KMnO4 0,05% (các loại thuốc hòa tan trong nước ấm 45 - 50oC) sau khi thụt rửa có thể dùng một số cách sau.

+ Tiêm bắp canxifort liều 10 ml/ngày/2 lần/ngày.

+ Bơm vào tử cung 1 triệu UI penicillin hòa tan với 50ml nước cất, ngày một lần cho kết quả tốt.

Theo Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) [12] cho biết tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái là 76,38%, biến động từ 62,10 – 86,96%. Hầu hết lợn nái phải can thiệp bằng tay khi đẻ đều bị viêm tử cung (96,47%). Trong khi đó lợn không cần sự can thiệp bằng tay khi đẻ có tỷ lệ viêm tử cung là 69,06%. Tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái có thai chết lưu và lợn nái không có thai chết lưu lần lượt là 81,63% và 73,91%. Ở lợn nái lứa đẻ từ 1-6, tỷ lệ viêm tử cung biến động từ 70,07 – 93,33%.

Nguyễn Văn Thanh (2007) [16] cho biết khi khảo sát 1000 lợn nái sau khi sinh thì chứng viêm tử cung tương đối cao chiếm tỷ lệ 42,4%. Trong đó viêm tử cung trên nhóm lợn nái thuần chiếm khoảng 25,48%, trên nhóm lợn nái lai chiếm 50,84% (trong tổng số 1000 lợn nái khảo sát).

Theo Trần Tiến Dũng và cs, (2002) [5], khi gia súc bị bệnh viêm cơ tử cung và viêm tương mạc tử cung thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài mà lưu lại ở trong đó làm bệnh nặng thêm.

Tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin và PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân hay cục bộ.

Theo tác giả Nguyễn Xuân Bình (2000) [1] cho biết:ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).

Theo Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) [18]: Hội chứng đẻ khó là khi đẻ tử cung co bóp yếu trong thời gian mang thai nhất là giai đoạn cuối con vật không được vận động thỏa đáng. Trong thức ăn thiếu các chất khoáng, nhất là Ca và P. Hoặc tử cung bị sa liệt, con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa quá nhiều thai, thai quá to, khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn nở quá mức.

Phạm Sỹ Lăng và cs, (2011) [9]: cho biết: Trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1h đẻ, cắt răng nanh lợn con. Chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh: penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục.

Theo Nguyễn Huy Hoàng (1996) [7], điều trị viêm vú ở lợn nái sinh sản nên kết hợp với các biện pháp:

+ Điều trị toàn thân: Tiêm bắp streptomycin 1 ml/15kgTT/ngày. Dùng liên tục từ 3 - 5 ngày.

+ Trị tại viêm vú: Tiêm vào giữa hai gốc vú 100.000 UI penicillin cho mỗi bên vú bằng kim tiêm nhỏ cho kết quả điều trị nhanh.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Theo Martineau (2011) [24], có nhiều bệnh nguyên học và sinh lý bệnh có thể được đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ do dùng những tên khác nhau: phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa

(MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ.

Theo Shrestha (2012) [25], hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, ỉa chảy... Nguyên nhân: (a) do dinh dưỡng: cho lợn ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, lợn quá béo; thay đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng vitamin E và Ca trong khẩu phần ăn thấp, thiếu xơ và nước uống; (b) do quản lý chăm sóc: lợn ít được vận động, lợn nái không được vệ sinh, vô trùng trước khi đẻ, không được quan tâm khi đẻ, thời gian đẻ kéo dài; (c) do chuồng trại: chật chội, nền chuồng không bằng phẳng, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quá nóng do đặt đèn sưởi không thích hợp; (d) do bản thân lợn nái: đẻ nhiều con, dạ con lớn và nhão. Chẩn đoán lâm sàng: lợn sốt (40 - 410C), bỏ ăn, táo bón, bầu vú sưng cục bộ, nóng, đau.

Theo Kemper và cs, (2013) [21] tại 6 đàn nái hạt nhân ở Đức (2008 - 2010), 99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ

Enterobacteriaceae, Staphylococcaceae, Streptococcaceae

Enterococcaceae. Trong đó, E. coli chiếm nhiều hơn cả và những loài này cũng được tìm thấy trong sữa lợn khỏe, còn Staphylococcus spp, Lactococcus

lactis được tìm thấy trong sữa lợn mắc hội chứng MMA..

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Bệnh Cho Đàn Lợn Nái Sinh Sản Nuôi Tại Trại Lợn Bùi Thanh Tiến, Xã Cao Minh, Thành Phố Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)