Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Bệnh Cho Đàn Lợn Nái Sinh Sản Nuôi Tại Trại Lợn Bùi Thanh Tiến, Xã Cao Minh, Thành Phố Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 53 - 55)

Trong thời gian thực tập tại trại lợn Bùi Thanh Tiến, xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc em đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi quá trình sinh sản của 105 lợn nái nuôi tại trại, kết quả được thể hiện ở bảng 4.3:

Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại Tháng Số nái đẻ Đẻ bình

thường

Tỷ lệ (%)

Số con phải can thiệp

Tỷ lệ (%) 12 10 9 90,00 1 10 1 16 15 93,75 1 6,25 2 20 19 95,00 1 5 3 26 24 92,31 2 7,69 4 18 17 94,44 1 5,56 5 15 15 100 0 0 Tổng 105 99 94,29 6 5,71

Kết quả bảng 4.3 cho thấy, trong 105 lợn nái thì có 99 con nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 94,29%, có 6 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 5,71%.

Lợn đẻ khó xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong thời gian thực tập chúng em cùng các kỹ sư trại đã nghiên cứu và tìm ra biện pháp khắc phục. Đẻ khó do lợn nái không được chăm sóc tốt trong suốt quá trình nuôi từ hậu bị đến khi lợn đẻ, như ít vận động, cơ bụng, cơ hoành, cơ liên sườn yếu và xương chậu hẹp, thai quá to cũng làm cho lợn đẻ khó hoặc do nái quá già không có sức để rặn đẻ. Từ đây em nhận thấy để hạn chế lợn đẻ khó, trong quá trình chăm sóc chúng ta nên lưu ý đến chế độ ăn, bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin, cân đối chất đạm, chất xơ, cân bằng các chất khoáng đa lượng vi lượng, acidamin sẽ tăng sức đề kháng cho lợn nái. Cần loại bỏ những lợn dị dạng, lợn nhỏ, xương chậu hẹp và lợn nái quá già cần loại thải. Ngăn chuồng cho lợn nái đẻ riêng biệt, yên tĩnh và giữ vệ sinh. Đỡ đẻ đúng kỹ thuật, không gây ồn ào trong khi lợn đẻ.

Trong quá trình đỡ đẻ, nếu lợn đẻ khó thì ta cần hỗ trợ cho lợn mẹ như: truyền tĩnh mạch dung dịch Glucose 5% và Natri clorid 0,9%, tiêm oxytocin kích thích cơn rặn và tiết sữa, xoa bóp bầu vú kích thích phản xạ rặn. Chú ý công tác chăm sóc: hộ lý khi lợn đẻ khó nếu lợn đẻ quá lâu (30 phút chưa đẻ thêm), có thể lay lay lợn nái và giúp lợn trở mình để ngôi thai được xoay thuận lợi cho quá trình đẻ. Trường hợp phải can thiệp bằng tay (móc lấy thai) cần thực hiện đúng thao tác kỹ thuật tránh gây thương tích cho lợn mẹ và lợn con. Trong lúc nái đẻ cần phải trực liên tục cho đến khi lợn đẻ xong, khi có biểu hiện khó đẻ cần xử lý kịp thời. Kỹ năng học được trong 6 tháng vừa qua là cho nái ăn đúng khẩu phần, biết được quy trình đỡ đẻ và can thiệp đúng lúc.

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Bệnh Cho Đàn Lợn Nái Sinh Sản Nuôi Tại Trại Lợn Bùi Thanh Tiến, Xã Cao Minh, Thành Phố Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 53 - 55)