Hàng ngày, ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn em còn theo dõi tình hình sinh sản của đàn lợn nái ở trại. Khi lợn đẻ, em sẽ ghi chép số liệu lợn con đẻ ra/nái để báo cáo với chủ trại. Từ đó, em tính toán được năng suất sinh sản của đàn lợn nái tại trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Năng suất sinh sản của đàn lợn nái tại trại
Tháng Số nái theo dõi Tổng lợn con đẻ ra (con) TB số con đẻ ra/nái (con) Số lợn con sống sau 24 giờ (con) Số lợn con cai sữa (con) Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 12 10 128 12,80 128 117 91,41 1 16 210 13,12 210 189 90,00 2 20 252 12,60 252 235 93,25 3 26 335 12,88 335 318 94,96 4 18 248 13,77 248 234 94,35 5 15 176 11,73 176 161 91,48 Tổng 105 1349 12,85 1349 1254 92,96
Qua bảng 4.4 cho thấy, trại lợn Bùi Thanh Tiến có số lợn con được 105 nái đẻ ra trong 6 tháng là 1349 con. Số con còn sống đến cai sữa trung bình trong 6 tháng là 1254 con.
Nhìn chung nái đẻ trung bình tương đối đồng đều là 12,85 con/nái, do cách chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Số lợn con bị chết nguyên nhân là do bị lợn mẹ đè, những con yếu còi cọc, mắc bệnh,... Trong quá trình chăm sóc cần chú trọng các vấn đề như chăm sóc cá thể lợn con, cho lợn nái đẻ ăn theo giờ và đánh lợn tỉnh dậy theo giờ để hạn chế lợn mẹ đè chết con. Chú trọng chăm sóc cá thể, thực hiện các quy trình thú y đầy đủ. Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm, độ thông thoáng trong chuồng cho hợp lý, trời lạnh phải đảm bảo 3 yếu tố: khô - thoáng - ấm, trời nắng phải đảm bảo: khô - thoáng - mát. Nếu tuân
theo các điều trên thì tỷ lệ lợn sống đến cai sữa sẽ tăng đáng kể và giúp lợn con nhanh lớn, ít bệnh hơn.
4.3. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn tại trại
4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh, sát trùng
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt và đạt kết quả như sau:
Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng công tác vệ sinh, sát trùng tại trại
TT Công việc Số lượng được giao (lần) Đã thực hiện (lần) Tỷ lệ (%)
1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 160 160 100 2 Phun sát trùng trong chuồng 80 80 100
3 Quét và rắc vôi đường đi 160 160 100
4 Xả vôi + xịt gầm chuồng 110 110 100
Nhìn vào bảng 4.5 cho thấy công việc vệ sinh, sát trùng của trại được thực hiện thường xuyên hàng ngày. Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở em được giao trực tiếp tham gia vệ sinh chuồng trại 160 lần, quét và rắc vôi đường đi 160 lần, phun sát trùng 80 lần, xả vôi, xịt gầm chuồng 110 lần, đã hoàn thành 100% công việc được giao. Qua quá trình làm em đã nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi như thế nào là hợp lý, nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Sử dụng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp và điều quan trọng là khi phun sát trùng phải mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đeo khẩu trang, đội mũ... để đảm bảo đúng quy trình.
4.3.2. Kết quả thực hiện quy trình tiêm phòng cho đàn lợn tại trại
Quy trình tiêm phòng vắc-xin, phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Kết quả phòng bệnh bằng vắc-xin cho trại lợn nái được trình bày ở bảng 4.6:
Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trại lợn
Loại lợn Bệnh được phòng Loại vắc-xin Đường tiêm Tổng số lợn (con) Số lợn được tiêm (con) Tỷ lệ (%) Lợn con
Suyễn 1 Respisure-one Tiêm bắp 1349 1349 100 Circo Circo (MSD) Tiêm bắp 1349 1349 100 Suyễn 2 Respisure-one Tiêm bắp 1349 1349 100 Lợn
nái E.coli Literguard Tiêm bắp 105 105 100
Kết quả bảng 4.6 cho thấy: Trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc-xin phòng bệnh trên đàn lợn nái và lợn con. Các bệnh cần được tiêm phòng của lợn nái và lợn con đều được tiêm phòng 100% và đạt tỷ lệ 100%. Từ đó ta có thể thấy vai trò của việc phòng bệnh là rất quan trọng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tiêm phòng giúp phòng chống dịch xảy ra, nhằm giảm thiệt hại khi có dịch ở các vùng lân cận. Ngoài những kiến thức đã học em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc-xin như: việc sử dụng vắc-xin đủ liều, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắc-xin đều có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kĩ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc-xin. Trước
khi sử dụng vắc-xin cần lắc kỹ lọ, vắc xin đã pha nên sử dụng ngay, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hôm sau. Ngoài ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can thiệp khi vật nuôi bị sốc phản vệ.
4.4. Kết quả chấn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái nuôi tại trại
4.4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn nái
Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại, ngoài công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn. Hàng ngày, em còn quan sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn lợn để kịp thời phát hiện những lợn bị bệnh hoặc có vấn đề để kịp thời xin ý kiến của kỹ thuật trại. Quan đó, chúng em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái tại trại trong thời gian thực tập.
Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn nái nuôi tại trại
STT Tên bệnh Số nái theo dõi (con) Số nái mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) 1 Viêm tử cung 105 6 5,71 2 Viêm vú 3 2,86 3 Hội chứng khó đẻ 5 4,76 4 Sát nhau 3 2,86 Tổng 105 17 16,19
Kết quả bảng 4.7 cho thấy: Đàn lợn nái của trại thường mắc một số bệnh như: Viêm tử cung, viêm vú, khó đẻ và sót nhau.
Trong tổng số 105 con nái theo dõi thì có 17 con mắc bệnh sinh sản chiếm 16,19%. Trong đó bệnh viêm tử cung có 6 con mắc bệnh chiếm 5,71%. Viêm tử cung do quá trình phối giống cho lợn bằng phương pháp thụ tinh
nhân tạo không đúng kỹ thuật làm sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển. Mặt khác, tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung tại trại cao là do trong các trường hợp lợn đẻ khó, công nhân áp dụng biện pháp can thiệp bằng tay không đúng kỹ thuật gây tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung tăng lên.
Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm vú chiếm 2,86%, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, sốt sữa hay sót nhau, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, do nền chuồng bẩn, ngoài ra còn có thể do trong quá trình mài nanh ở lợn con sơ sinh chưa tốt, khi đó lợn con bú sữa gây tôn thương đầu núm vú lợn mẹ.
Lợn mắc hội chứng khó đẻ với tỷ lệ 4,76% trong tổng số 105 nái theo dõi. Do lợn nái ít được vận động, ngôi thai không thuận, thai quá to, sức khỏe lợn mẹ yếu. Tỷ lệ lợn mắc bệnh sót nhau chiếm 2,86% nguyên nhân do các thao tác đỡ đẻ không đúng làm đứt nhau, sót nhau.
Qua đây em thấy rằng trong chăn nuôi cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái vì khi lợn nái nhiễm bệnh thì không những ảnh hưởng trực tiếp đến con nái bị bệnh, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn con.
4.4.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại cơ sở thực tập
Trong quá trình thực tập em đã tham gia chẩn đoán và điều trị một số bệnh sinh sản trên đàn lợn nái nuôi tại trại lợn trại lợn Bùi Thanh Tiến, kết quả được thể hiện qua bảng 4.8.
Kết quả bảng 4.8 cho thấy: * Bệnh viêm tử cung
Điều trị 6 con lợn mắc bệnh thì có 6 con khỏi bệnh sau thời gian điều trị là 3 - 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Do lợn nái sau khi đẻ luôn tiến hành thụt rửa tử cung cho lợn và điều trị kịp thời nên bệnh dễ chữa khỏi. Triệu
chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khỏe mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường, không ra mủ, không có mùi thối, lên giống trở lại.
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại
Tên bệnh Thuốc điều trị và liều lượng Đường tiêm Trung bình thời gian điều trị (ngày) Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung + Oxytocin: 2ml/con + Amoxicylin:1ml/15kg TT + Analgin C: 1ml/10kg TT Tiêm bắp 4 6 6 100 Viêm vú + Amoxi LA: 1ml/10kgTT + Analgin:1ml/10kg TT + Gluco K-C:1ml/10kgTT Tiêm bắp 4 3 3 100
Đẻ khó + Oxytocin: 2ml/con Tiêm
bắp 1 5 5 100 Sát nhau + Oxytocin: 2ml/con
+ Hitamox LA:1ml/10kgTT
Tiêm
bắp 3 3 3 100
* Bệnh viêm vú
Điều trị 3 con lợn mắc bệnh thì có 3 con khỏi bệnh sau thời gian điều trị là 3 - 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khỏe mạnh trở lại, vú không sưng, chảy máu, cho con bú bình thường.
* Hội chứng đẻ khó
Đã xử lý được 5 con nái đẻ khó, kết quả sau khi xử lý cả mẹ và con đều khỏe mạnh, ăn uống bình thường, đạt tỷ lệ an toàn và khỏe mạnh là 100%.
*Bệnh sát nhau
Có 3 con mắc bệnh và sau điều trị là 2 - 3 ngày thì kết quả khỏi bệnh 100%. Qua kết quả trên cho thấy các phác đồ điều trị các bệnh sinh sản của lợn nái trong khóa luận này đều có hiệu lực điều trị tốt, thời gian điều trị không kéo dài, nên có thể khuyến cáo cho người chăn nuôi sử dụng các phác đồ điều trị này để điều trị cho lợn nái khi mắc các bệnh về sinh sản trong quá trình chăn nuôi.
4.5. Kết quả tham gia các công việc khác
Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn, em còn được tham gia một số công việc khác tại trại được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện các công việc khác
Loại lợn
Tên công việc
Số con (con) Số lợn được thực hiện (con) Tỷ lệ thực hiện (%) Tỷ lệ an toàn sau thực hiện (%) Lợn con
Mài nanh, cắt đuôi 1349 1026 76,05 100 Tiêm sắt Intrafer-100 1349 1026 76,05 100 Uống cầu trùng 1349 1026 76,05 100 Thiến lợn đực con 877 525 59,86 100 Lợn nái Đỡ đẻ 105 105 100 100
Qua bảng 4.9 cho thấy em đã thực hiện công việc mài nanh, cắt đuôi được 1026 con. Khi 3 ngày tuổi lợn được tiêm chế phẩm sắt Intrafer-100 phòng bệnh thiếu máu ở lợn, sau đó cho uống Pig-cox phòng bệnh cầu trùng với số lượng là 1026 con. Khi lợn được 5 ngày tuổi thì tiến hành thiến, số lợn con em được thiến là 525 con và đỡ đẻ cho 105 lợn nái. Tất cả đạt tỷ lệ an toàn sau thực hiện là 100%.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
- Đã thực hiện tốt quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho 105 con lợn nái và 1349 lợn con theo mẹ. Kết quả tiêm phòng vắc - xin phòng bệnh cho cả nái và lợn con đạt tỷ lệ là 100%.
- Tỷ lệ mắc các bệnh nái sinh sản là 16,19% và đã được chữa khỏi hoàn toàn đạt tỷ lệ 100%.
- Công tác phòng bệnh được thực hiện nghiêm túc, hạn chế được tình trạng dịch bệnh xảy ra ở mức thấp nhất.
- Thực hiện vệ sinh chuồng trại hàng ngày, quét và rắc vôi đường đi đạt kết quả cao.
- Đã thực hiện thành thạo các kỹ năng khác như: Đỡ đẻ lợn, mài nanh, cắt đuôi, tiêm sắt cho lợn con và thiến lợn đực, được tham gia vào công tác phối giống thụ tinh nhân tạo cho nái động dục.
5.2. Đề nghị
+ Trại cần thực hiện tốt hơn công tác vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi, cần quản lý chặt chẽ hơn người và xe ra vào trại.
+ Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ.
+ Các thao tác đỡ đẻ đúng kỹ thuật, hạn chế can thiệp bằng tay trong xử lý lợn nái đẻ khó. Hoặc nếu có can thiệp bằng tay thì thực hiện đúng quy định sát trùng tiêu độc để giảm tỷ lệ lợn nái bị viêm tử cung sau khi đẻ.
+ Nâng cao hơn nữa tay nghề cho đội ngũ công nhân tại trại nhằm nâng cao chất lượng sản xuất.
+ Nhà trường và khoa tiếp tục cử sinh viên xuống các trang trại thực tâp tốt nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên, để sinh viên nắm bắt được nhiều hơn kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1.Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.
2.Trần Văn Bình (2013), Chẩn đoán và phòng trị bệnh ở lợn nái & lợn con,
Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội.
3.Trần Minh Châu (1996), 100 câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4.Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2001) Phòng và trị lợn nái để sản xuất
lợn thịt siêu sạch để xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình
sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6.Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm
thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
7. Nguyễn Huy Hoàng (1996), Tự điều trị bệnh cho heo, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp. 8.Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng. 9.Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Hữu Quán, Hoàng Văn Hoan, Trần Đức Hạnh,
Nguyễn Duy Đăng, Đỗ Ngọc Thúy (2011), Bệnh sinh sản ở vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.
11. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
12.Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), “Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(5), tr. 720 - 726.
13. Lê Văn Năm (1997), Phòng và trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của việc tăng cường điều kiện về
sinh đến hội chứng MMA và năng suất sinh sản của heo nái”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y số 4.
15. Trần Văn Phùng, Tử Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn nái ngoại nuôi tại một số trang trại vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y số 3.
17. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn,