Xây dựng văn hóa học tập

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân viên kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn chất lượng thương hiệu và truyền thông việt nam (Trang 29 - 30)

Theo quan điểm của Hiệp hội Phát triển Tài năng Mỹ (ATD)“văn hóa học

tập”là văn hóa mà trong đó người lao động liên tục tìm kiếm, chia sẻ và áp dụng

những kiến thức, kỹ năng mới nhằm cải thiện kết quả của cá nhân và hiệu suất làm việc của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của việc học và vận dụng kiến thức được thể hiện rõ ở giá trị mang lại cho doanh nghiệp[15;118].

Văn hóa học tập đem lại cho doanh nghiệp: Thứ nhất, văn hóa học tập được coi là một trong những nền tảng tảng của quá trình đổi mới sáng tạo; Thứ hai, văn hóa học

tập trung giúp “đảo ngược” quá trình “già hóa của doanh nghiệp, giúp tối ưu đóng góp từ đội ngũ nhân viên; Thứ ba, văn hóa học tập là một trong những điều kiện giúp hình thành nên văn hóa số của doanh nghiệp.

Một nhân tố khác là Văn hóa “ đặt khách hàng là trung tâm” không còn là lợi thế, mà đã trở thành một trong những vấn đề sống còn đối với một tổ chức doanh nghiệp. Với sự giúp đỡ của yếu tố công nghệ 4.0 chúng ta liên học “học” từ khách hàng qua dữ liệu thu thập được không chỉ qua những kênh truyền thống (trực tiếp, điện thoài, email) như trước đây mà qua các nền tảng số nơi khách hàng hiện diện cùng với thiết bị kết nối của mình. Với văn hóa này hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp giúp nắm bắt được nhu cầu của khách hàng dễ dàng hơn.

Một ví dụ về văn hóa số trong thời đại Covid – 19 đó là có nhiều mô hình kinh doanh mới mang tính đột phá đã ra đời từ các doanh nghiệp biết tận dụng những nền tảng trực tuyến (online platform) tiêu biểu như thị trường hai phía (two - sided markets) – nơi tồn tại cả người mua và người bán tham gia nền tảng hoặc trung gian để tương tác, trao đổi và giao dịch sản phẩm, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân viên kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn chất lượng thương hiệu và truyền thông việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)