Môi trường bên ngoài doanh nghiệp là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc đào tạo nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
Thị trường lao động: Thị trường lao động Việt Nam được biết đến là nguồn
nhân công dồi dào và giá rẻ. Tuy vậy, trình độ cao thì còn khiêm tốn. Sự hạn chế này khiến cho các tổ chức hay doanh nghiệp ít có sự lựa chọn lao động để đáp ứng cho yêu cầu công việc. Song đó cũng là các chính sách thu hút nhân tài của các đối thủ cạnh tranh,... Điều này càng khẳng định doanh nghiệp tự định hướng phương thức đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực của mình. Đối với các lao động mới ra trường kinh
nghiệm làm việc thực tế và khả năng thích nghi công việc chưa cao còn nặng về lý thuyết. Từ đó đặt ra cho các tổ chức, các doanh nghiệp một định hướng phát triển nhân lực cho riêng mình để tạo lợi thế cạnh tranh. Với thị trường lao động càng khan hiếm đòi hỏi doanh nghiệp phải đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp đề ra.
Môi trường pháp luật: Nước ta có luật lao động ban hành áp dụng từ tháng 1/1995 đang tiếp tục sửa đổi và bổ sung. Ngoài ra Việt Nam còn là thành viên của ILO, cam kết thực hiện các điều khoản quy định của ILO. Một số thông lệ tuân thủ như cấm phân biệt đối xử trong tuyển mộ, sát hạch và đào tạo bố trí sắp xếp công việc quy định trong đạo luật lao động. Rõ ràng luật lệ nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nhân sự nói chung cũng như công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực nói riêng.
Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường, nhà quản trị cũng như các
doanh nghiệp không phải chỉ cạnh tranh về thị phần sản phẩm hàng hóa, khách hàng mà còn bỏ quên cạnh tranh về nguồn nhân lực. Để có thể hơn đối thủ cạnh tranh đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trình độ khoa học và công nghệ: Hiện nay khoa học, công nghệ càng phát triển
do đó để theo kịp với thời đại thì doanh nghiệp cần đào tạo cho người lao động của doanh nghiệp mình cập nhật những tiên tiến mới nhất để không bị tụt lại phía sau. Khoa học kỹ thuật có sự thay đổi, một số công việc, kỹ năng không còn cần thiết nữa.. Do vậy, doanh nghiệp phải đào tạo lại lực lượng lao động của mình. Công nghệ chuyển đổi số càng ngày càng phát triển, nếu doanh nghiệp không cho nhân viên của mình được đào tạo khó có thể bắt kịp những công nghệ mới, dẫn đến bị tụt về phía sau, doanh nghiệp mãi đi sau, dần dần trong tương lai không còn phát triển, tồn tại. Do vậy, doanh nghiệp phải đẩy mạnh đào tạo để cập nhật những khoa học, công nghệ mới.
Điều kiện kinh tế - xã hội:Điều kiện kinh tế - xã hội cũng là một trong những nhân tố tác động đến công tác đào tạo nguồn nhân lực của tổ chức. Ví dụ như nền kinh tế - xã hội bất ổn khiến người lao động ngại tham gia vào thị trường lao động dẫn đến nguồn lao động thị khan hiếm, dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng. Trong khi tuyển dụng và đào tạo lại có mối quan hệ chặt chẽ đến nhau, nếu không tuyển được nhân lực chất lượng thì phải mất nhiều kinh phí, thời gian để đào tạo lại. Do đó, nền kinh tế phát triển và tình hình xã hội ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho công tác đào tạo nguồn nhân lực và ngược lại.
Như vậy, ở chương 1, tác giả đã nêu ra những khái niệm cùng với đó là mục đích, vai trò của đào tạo nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp, xã hội, người lao động.
Bên cạnh đó, tác giả đề cập đến 8 bước đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Bước 1, xác định nhu cầu đào tạo; Bước 2, xác định mục tiêu đào tạo; Bước 3, Lựa chọn đối tượng đào tạo; Bước 4, Xây dựng chương trình đào tạo; Bước 5, Lựa chọn giảng viên; Bước 6, Dự trù kinh phí đào tạo; Bước 7, Tổ chức thực hiện đào tạo; Bước 8, Đánh giá hiệu quả đào tạo.
Tác giả đã chỉ ra 6 nhân tố bên trong bao gồm: mục tiêu của doanh nghiệp, chính sách và chiến lược phát triển của doanh nghiệp, bầu không khí văn hóa của doanh nghiệp, nguồn nhân lực của doanh nghiệp, quản điểm của nhà lãnh đạo, văn hóa tổ chức. Có 5 nhân tố bên ngoài bao gồm: thị trường lao động, môi trường pháp luật, đối thủ cạnh tranh, trình độ khoa học và công nghệ, điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, cùng với đó là một số một số đổi mới trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phù hợp bối cảnh chuyển đổi số. Thông qua những cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp để chương 2 đi vào tìm hiểu về thực trạng đào tạo nhân viên kinh doanh tại Công ty Cổ phần tư vấn chất lượng thương hiệu và truyền thông Việt Nam.
Chương 2.
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CHẤT LƯỢNG THƯƠNG HIỆU VÀ TRUYỀN THÔNG
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 – 2021