Các yếu tố để lựa chọn kênh phân phối

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược MARKETING MIX của NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETIN BANK) (Trang 82 - 87)

IV. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KÊNH PHÂN PHỐI (P-PLACE) CỦA VIETINBANK

2.2.Các yếu tố để lựa chọn kênh phân phối

Một hệ thống cung ứng sản phẩm phù hợp với khách hàng, địa điểm và thời gian cung ứng dịch vụ của ngân hàng là thực sự cần thiết. Trước đây hệ thống cung ứng dịch

76

GV: Th.s Nguyễễn Thị Thùy Linh

vụ của ngân hàng thường dựa chủ yếu vào các chỉ điểm ngân hàng trực tiếp phục vụ khách hàng. Ngày nay, nhờ có sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin mà hệ thống phân phối này có sự thay đổi rõ rệt. Thay vào đó người ta chú ý tới các chi điểm kinh doanh, chỉ dẫn bán hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng tại nhà và tiếp thị qua điện thoại. Xu hướng hiện đại hoá việc cung ứng trên đây đang được các ngân hàng coi trọng, bên cạnh đó là xu hướng tránh mở nhiều chi nhánh và giảm một số lượng lớn các chi nhánh cung ứng toàn bộ các dịch vụ ngân hàng.

Vì dịch vụ ngân hàng là một dạng sản phẩm đặc biệt nên việc lựa chọn kênh phân phối cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố đó chủ yếu như:

Đặc điểm thị trường, môi trường kinh doanh

Ở Việt Nam trong những năm vừa qua thị trường tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng đang có những bước đi chậm lại do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới và một số vấn đề bất cập. Thế nhưng vẫn ngày càng nhiều ngân hàng xuất hiện, mức độ tập trung của thị trường cao, một số ngân hàng lớn chủ yếu là các NHTM chiếm thị phần lớn. Tuy nhiên doanh thu của các ngân hàng vẫn chủ yếu từ hoạt động tín dụng, vốn địi hỏi cao về quản trị rủi ro. Trong khi đó doanh thu từ các hoạt động khác vẫn còn hạn chế. Hiện nay Việt Nam có hơn 100 tổ chức tín dụng, trong đó phần lớn là các Ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ. Đặc điểm thị trường là yếu tố cần thiết trong việc xem xét để lựa chọn việc xác lập kênh phân phối của VietinBank. Dựa vào đặc điểm thị trường VietinBank sẽ có chiến lược phù hợp để tăng cường mở rộng kênh phân phối truyền thống cũng như hiện đại tại thời điểm thích hợp.

Nhu cầu và xu hướng phát triển nhu cầu của khách hàng trên thị trường

Xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu khách hàng ngày càng cao. Khách hàng địi hỏi ngày càng nhiều tính tiện lợi cũng như hiện đại để họ có thể nhanh chóng sử dụng dịch vụ một các tốt nhất. Ngoài ra nhu cầu của khách hàng cũng phân thành nhiều dạng khách nhau và riêng biệt nên hệ thống kênh phân phối của dịch vụ ngân hàng cũng có sự chuyên biệt một cách rõ rệt.

Từ kênh phân phối truyền thống Vietinbank đã ngày càng phát triển kênh phân phối hiện đại bao gồm: Internet banking, mobile banking… hay các chương trình chi hộ

77

GV: Th.s Nguyễễn Thị Thùy Linh

lương cho nhân viên. Với tính năng này, q khách có thể thực hiện giao dịch chi lương cho nhân viên của mình với quy trình đảm bảo bí mật thơng tin cho từng nhân viên.

Tính chất của sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng ảnh hưởng rất nhiều trong việc lựa chọn kênh phân phối. Vì chính đặc điểm của loại sản phẩm dịch vụ mả công ty lựa chọn câu trúc kênh phân phối của mình như thế nào để hướng đến người tiêu dùng. Vì là sản phẩm dịch vụ liên quan đến tài chính nên sẽ có những điểm khác biệt mà các sản phẩm dịch vụ khác khơng có. Kênh phân phối của sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện nay phát triển chủ yếu ở hệ thống máy ATM, máy POS, liên kết với các doanh nghiệp khách qua hệ thống smartlink…

Mức độ cạnh tranh trên thị trường

Ngày càng có nhiều ngân hàng hơn đã làm cho kinh doanh ngân hàng trở nên rất cạnh tranh. Các ngân hàng cạnh tranh với nhau cả về lãi suất tiền gửi lẫn lãi suất cho vay. Hiện tại, thị trường bán lẻ của Việt Nam chứng kiến sự cạnh tranh của gần 100 tổ chức, gồm hơn 40 NHTM và hơn 50 chi nhánh NHTM nước ngoài.

Mặc dù hiện nay ngành ngân hàng bị điều tiết ít hơn trước đây, nhưng sự điều tiết vẫn chưa được dỡ bỏ hoàn toàn và việc cấp giấy phép cho ngân hàng mới vẫn rất thận trọng. Hơn nữa, trong kinh doanh ngân hàng tính kinh tế nhờ quy mơ là rất lớn. Vì hai nguyên nhân này cho nên cạnh tranh trong ngành ngân hàng là khơng hồn hảo và lợi nhuận ở trạng thái cân bằng vẫn là dương. Tuy vậy, một khi chúng ta đã biết được chính xác cơ cấu thị trường, chúng ta sẽ có một ý tưởng đúng đắn về mối quan hệ giữa lãi suất huy động và cho vay. Khi tất cả các điều kiện khác là không thay đổi, việc tiếp tục phi điều tiết sẽ làm giảm hơn nữa chênh lệch lãi suất.

Mức độ cạnh tranh còn thể hiện ở việc các ngân hàng luôn tạo ra những gói sản phẩm khá giống nhau nhưng khác biệt với cách đặt tên hướng tới nhu cầu của khách hàng. Chính sự cạnh tranh này đã ảnh hưởng khơng ít trong việc duy trì và thiết kế kênh phân phối của ngân hàng.

Trình độ kỹ thuật của cơng nghệ ngân hàng

78

GV: Th.s Nguyễễn Thị Thùy Linh

Thời gian qua, sự phát triển của thị trường DVNH hiện đại ở Việt Nam tuy đã có những thay đổi tích cực song vẫn cịn khá manh mún, chưa mang tính đồng bộ và chưa tạo ra những tiện ích thực sự đối với các đối tượng tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Những kết quả đạt được có thể kể đến là:

- Thứ nhất, với sự nỗ lực cố gắng không ngừng của các NHTM, vốn điều lệ của các NHTM đã có sự cải thiện đáng kể. Đến cuối năm 2008, 100% các NHTM cổ phần đã có vốn điều lệ từ 1000 tỷ đồng trở lên. Đây là cơ sở quan trọng cho các NHTM có nguồn tài lực để áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm phát triển các DVNH hiện đại.

- Thứ hai, số lượng dịch vụ được cung cấp ngày càng đa dạng và số lượng các NHTM tham gia cung cấp cũng ngày một tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Dịch vụ thẻ thời gian qua đã đem lại hiệu quả đáng kể cho nền kinh tế xã hội. Ngoài những loại thẻ truyền thống, các NHTM cũng đã đưa ra nhiều loại thẻ tích hợp mới với nhiều tính năng mới làm cho thị trường thẻ thêm phong phú. Mạng lưới ATM và POS ngày càng được đầu tư mở rộng, các dịch vụ gia tăng trên ATM ngày càng được chú trọng nhằm đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích hơn. Số lượng tài khoản cá nhân, doanh số giao dịch thẻ tăng trong thời gian qua cho thấy, việc phát triển dịch vụ thẻ đã làm tăng khối lượng thanh toán qua ngân hàng, người dân đang quen dần với các DVNH nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng.

- Thứ ba, sự hợp tác trong hoạt động kinh doanh giữa các NHTM bước đầu đã hình thành với sự ra đời của các liên minh. Sự liên minh giữa các NHTM trong kinh doanh thẻ đã cho phép thẻ của một NHTM phát hành có thể rút tiền mặt tại các ATM của một số ngân hàng khác, hoặc thẻ của một ngân hàng này có thể thanh tốn tại các POS của một số ngân hàng khác trong cùng một liên minh.

- Thứ tư, cơ sở hạ tầng, CNTT nhìn chung đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, tạo cơ sở quan trọng cho việc cải tiến quy trình nghiệp vụ, phát triển các dịch mới, nâng cao tính tiện ích cũng như chất lượng phục vụ khách hàng. Vốn đầu tư cho CNTT không ngừng tăng lên. Đây là nền tảng quan trọng để các

79

GV: Th.s Nguyễễn Thị Thùy Linh

NHTM nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tốc độ xử lý thơng tin, tăng cường tính bảo mật, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng và tiết kiệm chi phí cho ngân hàng. Đối với VietinBank, với cương vị là một trong những ngân hàng lớn và có vị thế trong thương trường. VietinBank đã khơng ngừng phát triển hệ thống công nghệ cũng như cơ sở hạ tầng trong hệ thống phân phối để phục vụ khách hàng một cách tốt hơn. Điển hình là hệ thống máy ATM cảm ứng, thiết bị phầm mềm ứng dụng trên nền tảng internet chi việc chi trả trực tuyến, trên thiết bị di động bằng các app với dung lượng nhẹ, gọn…

80

GV: Th.s Nguyễễn Thị Thùy Linh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược MARKETING MIX của NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETIN BANK) (Trang 82 - 87)