- Hiện nay, ngoài đồng USD còn có nhiều loại ngoại tệ có giá trị thanh toán quốc tế như EUR, GBP, JPY,… Điều này tạo cho doanh nghiệp có thể thực hiện chính sách đa ngoại tệ trong thanh toán quốc tế, từ đó doanh nghiệp có thể chọn những ngoại tệ nào tương đối ít biến động về tỷ giá hoặc có quan hệ mua bán lớn để thực hiện các khoản thanh khoản. Đây là một chiến lược kinh doanh nhằm chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp không nên tập trung vào một đồng ngoại tệ (USD) như hiện nay. Bởi khi doanh nghiệp Việt Nam chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong nước sẽ làm cho tỷ giá ràng buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có sự biến động về giá cả USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD đến VND mà thông thường là những ảnh hưởng bất lợi. Do đó chúng ta nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để thanh toán và dự trữ, bao gồm một số đồng tiền của những nước mà chúng ta có quan hệ thanh toán, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất.
Hiện nay, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch thương mại tăng trong mấy năm gần đây và đang có xu hướng ngày càng mở rộng. Với mức thương mại như vậy, việc đưa đồng EUR vào lưu thông sẽ giảm đi phức tạp và đa dạng chủng loại tiền trong thanh toán quốc tế. Trước xu hướng như vậy, các doanh nghiệp cần phải mở cho mình một tài khoản bằng EUR để thuận tiện hơn trong giao thương với các quốc gia khác. Hơn nữa, dự trữ ngoại tệ bằng EUR có những lợi thế như EUR đang có xu hướng tăng giá so với USD. Giao dịch bằng EUR tại các nước EU, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm hơn chi phí và thời gian giao dịch, dễ dàng so sánh giá với các đối tác.
- Để giảm thiểu những rủi ro về biến động tỷ giá, doanh nghiệp cần phải lựa chọn công cụ những công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá như sử dụng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau,…
Hợp đồng kỳ hạn là họp đồng mà việc giao hàng và thanh toán sẽ là một ngày nào đó được chỉ ra trong tương lai, kể từ khi bản hợp đồng được ký kết. Đặc điểm của loại hợp đồng này là tỷ giá giao dịch được xác định trước và không thay đổi trong thời gian thực hiện hợp đồng. Vì thế số lượng ngoại tệ thu về hay chi ra được tính toán trước và là cố định cho dù tỷ giá trên thị trường có biến động tăng lên hay giả đi so với tỷ giá kỳ hạn. Song những người dùng hợp đồng kỳ hạn thường phải có khải năng dự báo tỷ giá. Tuy nhiên, người xuất khẩu luôn xác định được trước lượng chi phí bỏ ra để sản xuất hàng xuất khẩu, vì vậy trong hợp đồng kỳ hạn, người xuất khẩu không những tránh được rủi ro tỷ giá mà còn biết trước hiệu quả kinh doanh.
Còn hợp đồng giao sau là hợp đồng có sẵn những tiêu chuẩn về số lượng, phẩm cấp hàng, chủng loại mặt hàng, điều kiện vận chuyển và giao nhận hàng, … tất cả đều được sở giao dịch tiêu chuẩn hóa, vấn đề duy nhất phải thỏa thuận là giá cả. Giá cả sau khi được quyết định tại phiên giao dịch, gọi là giá giao sau. Đó là mức giá được tính toán gần giống như giá giao trong tương lai. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của loại hợp đồng này, hai bên mua bán không hề có thêm bất kỳ thỏa thuận nào khác trừ giá cả. Nên hàng hóa mua bán theo loại hợp đồng
thường được qui định giao nhận hàng ở một vài thời điểm nhất định trong năm mà thôi, khi đó giá giao sau sẽ là giá giao kỳ hạn với thời điểm kỳ hạn chính là mốc đã định sẵn ở trên.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng hợp đồng quyền lựa chọn tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro đối với những biến động về đồng tiền của đối thủ cạnh tranh nhằm đảm bảo năng lực canh tranh của doanh nghiệp.