Sau khi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là các nhà quản lý tại Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội, em nhận thấy hầu hết các chuyên gia đều có những quan điểm tương đồng nhau, và có những đánh giá ngắn gọn, tổng quát nhất về tình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty như sau:
Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt kim phục vụ thị trường nội địa và quốc tế. Trên thị trường quốc tế, Công ty chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng của mình sang một thị trường rất lớn và đầy tiềm năng đó là thị trường Mỹ và Nhật Bản. Hai thị trường
này chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty, cho nên một sự thay đổi nhỏ hoặc là một nhân tố nào đó tác động sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu của Công ty. Trong các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của Công ty, thì vấn đề tỷ giá được các chuyên gia quan tâm nhất, đặc biệt là sự biến động tỷ giá VND/USD và VND/JPY. Theo như kết quả điều tra phỏng vấn, có thể thấy trong 3 năm gần đây sự biến động thất thường của tỷ giá hối đoái đã ảnh hưởng rất lớn tới giá cả cũng như kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Phần lớn vật tư, nguyên vật liệu dùng trong sản xuất Công ty phải nhập khẩu, cho nên khi mà tỷ giá nội tệ có xu hướng tăng đã khiến cho doanh thu của Công ty giảm. Mặt khác, Công ty còn chịu sức ép về giá cả của các đối thủ cạnh tranh khác, đặc biệt là Trung Quốc khiến cho tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty bị giảm. Sự ảnh hưởng của tỷ giá chiếm khoảng trên 60% trong tổng các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả và kim ngạch xuất khẩu của công ty đó là ước lượng của các chuyên gia. Hiện nay tỷ giá VND/USD đang tăng mạnh cho nên theo các chuyên gia nhận định, trong khoảng 3 năm tới tỷ giá VND/USD có xu hướng ổn định chiếm 40% và khó dự đoán chiếm 60%. Chính vì điều này cho nên Công ty đã sử dụng khá nhiều công cụ để phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tỷ giá. Đó là lập quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá, mua bảo hiểm hoặc là tăng cường công tác dự trữ hàng hóa. Không chỉ vậy, Công ty còn thiết lập một bộ phận chuyên nghiên cứu về vấn đề dự báo tỷ giá, mặc dù đã đạt được nhiều thành công nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều thiếu xót. Do đó, trước sự biến động của tỷ giá và trước sự thay đổi chính sách tiền tệ của nhà nước, mức độ ứng phó của Công ty chỉ đạt ở mức độ khá (chiếm 60%), còn ở mức độ trung bình chiếm 40%.
Sau khi kết thúc công việc điều tra phỏng vấn, đồng thời qua thời gian thực tập tại Công ty được tiếp xúc trực tiếp với các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, với các thông tin đã thu thập được, em xin được đánh giá về thực trạng tình hình sản xuất của Công ty trong 3 năm gần đây.