4.1.1.1. Thành công
Kể từ sau năm 1989, với việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái được điều chỉnh theo sát thị trường thì chính sách tỷ giá hối đoái đã có tác động tích cực đến nhiều hoạt động của nền kinh tế nước ta. Những tác động tích cực đó được thể hiện ở một số mặt sau:
* Chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với cung cầu ngoại tệ trên thị trường với sự can thiệp của nhà nước đã tạo điều hiện cho sản xuất phát triển. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, cán cân thương mại được cải thiện đồng thời tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, tạo công ăn việc làm và giảm tỷ lệ lạm phát.
* Việc ổn định giá trị đồng tiền cùng với những thay đổi hợp lý trong các văn bản pháp quy, điều chỉnh các văn bản liên quan đến ngoại hối và luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã tạo điều kiện thu hút vốn đầu nước ngoài khá nhanh trong thời gian qua. Điều này dẫn đến tạo ra nhiều công ăn việc làm, đổi mới công nghệ, tăng khả năng sản xuất, tạo nguồn thu cho ngân sách.
* Với chính sách tỷ giá phù hợp với quy luật cung cầu thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong cân đối cung – cầu ngoại tệ. Bên cạnh đó nhà nước vẫn kiểm soát được các nguồn thu ngoại tệ chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng. Do đó nhà nước vẫn đảm bảo việc kiểm soát có hiệu quả tỷ giá hối đoái và góp phần tăng nguồn dự trữ ngoại tệ phục vụ cho công việc đổi mới và phát triển kinh tế.
* Với cơ chế điều hành tỷ giá mới mềm dẻo, linh hoạt hơn, ít mang tính áp đặt hơn, dựa vào công cụ kinh tế là chính nhưng không buông lỏng hay thả
nổi tỷ giá một cách tùy tiện, phù hợp với thông lệ quốc tế đã dần dần đưa nền kinh tế, tài chính, tiền tệ nước ta hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Tóm lại: Cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay đã làm cho thị trường ngoại tệ của Việt Nam sôi động lên với doanh số giao dịch cao trên cả thị trường liên ngân hàng (giao dịch giữa các ngân hàng) và thị trường ngoại tệ nói chung (giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng). Lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường đã tăng lên đáng kể, mức cung ngoại tệ dồi dào và đáp ứng được các nhu cầu về ngoại tệ của nền kinh tế. Tỷ giá trên thị trường tự do cũng luôn bám sát tỷ giá của thị trường chính thức. Lòng tin đối với đồng Việt Nam đã được nâng cao. Thị trường ngoại tệ trong nước đã được ổn định và chính mối tương quan giữa cung và cầu ngoại tệ đã thức sự quyết định mức tỷ giá, tạo nên tính ổn định của thị trường. Cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay là một bước tiến tích cực, góp phần quan trong đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời nó là một tất yếu, khách quan trong quá trình đổi mới đất nước.
4.1.1.2. Hạn chế:
Mặc dù chính sách tỷ giá hối đoái đã được đổi mới và đã tác động tích cực đến sự ổn định, phát triển kinh tế nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, đó là:
- Chính sách tỷ giá vẫn còn mang dấu ấn của chính sách đa tỷ giá.
Điều này đã gây xáo trộn không nhỏ đến thị trường ngoại tệ. Chính sách quản lý ngoại hối còn lỏng lẻo do nhà nước chưa kiểm soát, quản lý chặt chẽ và hiệu quả các luồng ngoại tệ vào ra trong nước. Ngân hàng chưa có các biện pháp hữu hiệu để quản lý, thu hút ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Do đó dẫn đến việc sử dụng lãng phí, kém hiệu quả các nguồn vốn ngoại tệ ở một số địa phương. Bên cạnh đó do tỷ giá tương đối ổn định nên thị trường chợ đen về ngoại tệ có xu hướng phát triển trong khi đó những cơ quan được phép kinh doanh ngoại tệ lại không thu hút được ngoại tệ bằng cách mua bán trực tiếp và thường xuyên. Thêm nữa, hiện tượng đầu cơ ngoại tệ tăng nhanh. Do vậy mà cung cầu ngoại tệ chưa được điều tiết một cách thỏa đáng, mặc dù kim ngạch
Hoạt động dự báo tỷ giá hầu như không tồn tại.
Trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, tất cả các thiết chế của nền kinh tế thị trường đều ở giai đoạn phôi thai mới hình thành ở nước ta. Sự thiếu vắng hoạt động dự báo tỷ giá là điều không tránh khỏi. Việc sử dụng các công cụ hành chính để điều hành chính sách tỷ giá ngày càng chứng tỏ không còn phù hợp nữa trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Mặt khác, hệ thống thông tin thống kê các chỉ tiêu cơ bản của nền kinh tế thị trường không kịp thời, lại mang tính bảo mật quá cao, ít được công bố một cách công khai, đã tạo nên tâm lý băn khoăn, thiếu tự tin trên thị trường nói chung và tại thị trường ngoại hối nói riêng. Không tồn tại hoạt động dự báo tỷ giá còn tác động đến cả chính sách quản lý ngoại hối và chính sách tỷ giá. Ngân hàng hầu như chỉ quản lý tỷ giá giữa USD và VNĐ, còn tỷ giá giữa các ngoại tệ khác với VND hầu như thả nổi. Do đó, qua các NHTM nước ta phải sử dụng phương thức mua ngoại tệ không phải là USD rồi chuyển đổi qua USD. Kể cả các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu từ USD cũng chuyển đổi qua các đồng tiền khác như JPY, EUR… để giao dịch tránh sự quản lý của ngân hàng nhà nước về tỷ giá USD/VND. Hoạt động chuyển đổi tiền tệ như thế không những đòi hỏi đến những dự báo về tỷ giá trung và dài hạn mà quan trọng hơn là các dự báo ngắn hạn, thường có hiệu lực trong một vài ngày.
- Thị trường chợ đen vẫn tồn tại ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ.
Vì USD là một ngoại tệ mạnh, chiếm vị trí quan trọng trong chi trả, dự trữ, các giao dịch bất động sản và đặc biệt là hoạt động buôn lậu…Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, làm phương hại đến chủ quyền quốc gia về tiền tệ.