Tình hình biến động của tỷ giá hối đoái trong thời gian gần đây

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu mặt hàng dệt kim sang thị trường Mỹ và Nhật Bản của Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội" pdf (Trang 33 - 36)

* Tỷ giá USD/VND

Trong thời gian gần đây, tỷ giá hối đoái liên tục có những biến động mạnh, điều này được thể hiện qua các điều chỉnh biên độ tỷ giá của nhà nước. Cụ thể:

Ngày 24/12/2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mở rộng biên độ dao động tỷ giá USD/VND của các ngân hàng thương mại so với tỷ giá công bố từ +/- 0,5% lên +/- 0,75%. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc mở rộng biên độ lần này nằm trong chủ trương tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam thích nghi với mức độ mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới.

Với lập luận rằng nhằm kiềm chế lạm phát, ngày 10/3/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới rộng biên độ tỷ giá thêm 0,25%. Biên độ mua, bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại từ +/-0.75% lên +/-1%.

Ngày 26/6/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố nhiều quyết định quan trọng liên quan đến chính sách điều hành thị trường tiền tệ, bao gồm việc cho phép các NHTM nới biên độ tỉ giá USD lên ± 2% và chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ.

Ngày 6/11/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2635/QĐ-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua bán giao ngay giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) trong biên độ ±3% có hiệu lực từ ngày 7/11/2008. Nhằm tạo điều kiện để tỷ giá điều chỉnh linh hoạt hơn, phản ánh sát tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường, bảo đảm tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững. Trước khi NHNN thực hiện tăng biên độ tỷ giá, tối 5/11/2008, tỷ giá bán ra USD tại thị trường tự do đã tăng hơn 17.000đ/USD, khoảng 17.200đ/USD. Tới chiều ngày 6/11/2008, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng được niêm yết là 16.511đ/USD; tại các ngân hàng thương mại là 16.831- 16.841đ/USD; trên thị trường tự do từ 16.570đ/USD đến 16.650đ/USD.

Ngày 24/3/2009 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 622/QĐ-NHNN ngày 23/3/2009 về điều chỉnh biên độ tỷ giá USD/VND lên mức +/-5% thay cho mức +/-3% hiện hành. Biên độ mới có hiệu lực kể từ ngày 24/3/2009. Đây là lần điều chỉnh thứ ba trong gần 1 năm qua, đưa biên độ tỷ giá từ 1% lên đến 5% nhằm giúp cho tỷ giá biến động hai chiều linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh trong năm 2009.

Ngày 23/3, tỷ giá USD tự do được giao dịch phổ biến 17.740đ (mua vào) - 17.760đ (bán ra). Tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố mức: 1 USD = 16.980 VND.

Có thể thấy trong thời gian rất ngắn chỉ hơn 1 năm có tới năm lần điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 0.75% (ngày 24/12/2007) lên 5% (ngày 24/3/2009). Và tỷ giá cũng liên tục tăng và được giao dịch kịch trần trong thời gian qua.

(Nguồn: vneconomy.vn)

* Tỷ giá hối đoái JPY/VND

Về mặt nguyên tắc, không có tỷ giá trực tiếp giữa JPY/VND mà được tính thông qua trung gian bằng đồng USD theo công thức JPY/VND= USD/VND: USD/JPY. Do đó hướng đi của cặp tiền JPY/VND phụ thuộc vào hai yếu tố:

+ Biến động cặp tiền USD/JPY + Biến động cặp tiền USD/VND

Chính vì điều này cho nên việc nghiên cứu biến động tỷ giá JPY/USD sẽ gặp rất nhiều khó khăn, ta có thể xem xét việc quy đổi tỷ giá như sau:

Bảng 3.6: Quy đổi tỷ giá JPY/VND

STT Thay đổi (%) USD/VND

USD/VND Thay đổi (%) USD/JPY USD/JPY JPY/USD 1 0,00 17.478 20 104,4 167,5 2 20 20.984 104,4 20 201 3 12,97 19.755 20 104,4 189,22 4 12,97 19.755 15 100,05 197,45 (nguồn www.kimeng.com.vn )

Trong ví dụ 1, trường hợp JPY giảm giá mạnh nhất với VND, tỷ giá USD/VND không thay đổi và USD/JPY tăng giá 20% khi đó tỷ giá JPY/VND còn 167,5 Trong ví dụ 4, với giả định USD/VND sẽ tăng giá và được giao dịch ở mức 19.755 và với USD/JPY chỉ tăng giá 15% khi đó tỷ giá JPY/VND sẽ là 197,45.

(Nguồn http://finance.yahoo.com)

Tình hình biến động tỷ giá USD/JPY trong giai đoạn 01/2008-4/2009 là tương đối phức tạp. Cụ thể, tháng 1 năm 2008 tỷ giá USD/JPY là 114,12 song đến tháng 2 tỷ giá USD/JPY giảm mạnh xuống 106,16 và lại trở lại mức 114,44 ngay sau tháng 3, điều này có thể lý giải là do tình hình biến động bất thường và khó dự đoán của nền kinh tế thế giới. Trong quý 2 và quý 3, mặc dù Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới, song với các chính sách riêng của mình, Nhật Bản giữ được mức tỷ giá USD/JPY khá ổn định và xoay quanh mức 106,33. Đến quý 4 năm 2008, tỷ giá USD/JPY lại giảm mạnh có thời điểm ở mức 87,56 khiến cho xuất khẩu của Nhật bị sụt giảm mạnh, điều này biểu hiện nền kinh tế Nhật này càng trầm trọng hơn. Để hỗ trợ cho việc xuất khẩu, Bộ tài chính Nhật Bản đã duy trì chính sách đồng JPY suy yếu, chính vì vậy trong 3 tháng đầu năm 2009 tỷ giá USD/JPY ở mức 93,03-101,02.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu mặt hàng dệt kim sang thị trường Mỹ và Nhật Bản của Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội" pdf (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w