Ảnh hưởng nhân tố môi trường đối với sự tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu mặt hàng dệt kim sang thị trường Mỹ và Nhật Bản của Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội" pdf (Trang 25 - 27)

đến xuất khẩu

Trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu luôn phải chịu những tác động rất to lớn từ các nhân tố môi trường, cụ thể:

* Nhóm nhân tố môi trường vi mô bao gồm toàn bộ các yếu tố nội tại trong doanh nghiệp: Khả năng thanh toán, khả năng dự trữ, khả năng huy động vốn, nguồn nhân lực,…

Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc khá nhiều vào sự biến động của tỷ giá hối đoái. Đối với một đơn hàng đã đặt trước, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị thua lỗ khi tỷ giá nội tệ tăng điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khả năng dự trữ của doanh nghiệp rất quan trọng, nó đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục thông suốt. Đối với một doanh nghiệp xuất khẩu, việc dự trữ đặc biệt quan trọng, bởi một đơn đặt hàng nếu bị lỡ thì ảnh hưởng rất lớn không chỉ tới doanh thu mà tới cả uy tín của doanh nghiệp và rộng hơn là ảnh hưởng tới cả hình ảnh của một quốc gia. Bên cạnh đó,

nguồn nhân lực, khả năng huy động vốn để duy trì và phát triển sản xuất của doanh nghiệp cũng đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp xuất khẩu.

Đối với Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội, mặc dù là một Công ty có uy tín và nhiều năm kinh nghiệm sản xuất kinh doanh các sản phẩm dệt kim, song không vì thế Công ty không mắc phải những khó khăn hay chịu những tác động từ các yếu tố trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn như hiện nay. Cụ thể:

- Thị trường xuất khẩu chịu nhiều sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu khác, đặc biệt Trung Quốc.

- Khả năng thanh toán bằng ngoại tệ của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế. - Do phải nhập khẩu các nguyên liệu, vật tư để sản xuất cho nên trước sự biến động của tỷ giá đã gây nhiều khó khăn cho Công ty. Khi giá nguyên liệu đầu vào cao, chi phí để sản xuất sản phẩm sẽ cao, cho nên khả năng cạnh tranh về giá so với các nước xuất khẩu không phải nhập khẩu hoặc nhập khẩu ít nguyên liệu sản xuất.

- Khả năng dự trữ của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là dự trữ về vốn, nguyên liệu, kho bãi cất trữ hàng hóa,…

* Nhóm nhân tố môi trường vĩ mô đó chính là các chính sách, các mục tiêu chung của quốc gia,… đã ảnh hưởng khá rõ rệt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giả sử khi xảy ra lạm phát, chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, dẫn tới lãi suất trong nước cao hơn lãi suất thế giới, khi đó dòng tiền nước ngoài chảy vào trong nước khiến đồng nội tệ tăng giá, điều này khiến cho xuất khẩu giảm và ngược lại. Một ví dụ khác, vì một lý do nào đó chính phủ chủ động tăng giá đồng nội tệ, điều này khiến cho tỷ giá nội tệ tăng và làm xuất khẩu ròng giảm và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Thêm nữa, khi Việt Nam tham gia vào kinh tế Thế giới, hạn ngạch được nới rộng, các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội vào thị trường Việt Nam, điều này khiến cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, trong đó nổi trội là khó khăn về giá cả và

chất lượng sản phẩm. Điều này trực tiếp ảnh hưởng tới năng lực xuất nhập khẩu, doanh thu của doanh nghiệp…

Từ những luận điểm trên, ta có thể thấy được cả nhân tố vi mô và vĩ mô đều ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu mặt hàng dệt kim sang thị trường Mỹ và Nhật Bản của Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội" pdf (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w