Các phát hiện qua nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nộ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu mặt hàng dệt kim sang thị trường Mỹ và Nhật Bản của Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội" pdf (Trang 43 - 46)

động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội

Trong quá trình thực tập tìm hiểu quá trình sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Dệt kim Hà Nội, bằng các cách thu thập thông tin và phân tích dữ liệu thu thập được. Đồng thời các kết quả điều tra, phỏng vấn được đem ra so sánh, từ đó em nhận thấy hoạt động xuất khẩu tại Công ty có những điểm mạnh cần được phát huy và cũng còn khá nhiều hạn chế cần phải có những phương hướng để hoàn thiện.

Năm 2008 tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp về tài chính – giá cả; đầu năm một số mặt hàng thiết yếu và nguyên nhiên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất (sợi, thuốc nhuộm,…), cước phí vận chuyển, lãi suất ngân hàng tăng cao, thêm vào đó tình hình lạm phát kéo dài và điện lưới cung cấp cho sản xuất bị thiếu, bị cắt nhiều ngày trong quý II và III/2008. Thêm nữa, đến giữa năm một số nền kinh tế lớn trên thế giới rơi vào suy thoái khủng hoảng, sức mua trên thị trường giảm theo đã gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt kim sang thị trường Mỹ gặp khá nhiều thách thức, tỷ giá ngoại tệ giữa đồng Việt Nam và USD trong nhiều tháng không có lợi cho xuất khẩu các sản phẩm dệt

kim của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng sản phẩm, chính sách ưu đãi,… của các nước xuất khẩu khác, đặc biệt là Trung Quốc. Còn tại thị trường Nhật Bản và một số thị trường nhỏ khác như Lào, Séc tuy tỷ trọng xuất khẩu không lớn bằng thị trường Mỹ nhưng độ ổn định cao hơn. Khi mà Công ty gặp phải những khó khăn nhất định tại thị trường Mỹ thì đây là những thị trường có nhiều tiềm năng để cho Công ty tiếp tục khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong tương lai.

Tình hình biến động tỷ giá USD/VND biến thiên khó lường càng gây ra cho Công ty những khó khăn nhất định. Song với tinh thần vượt khó, lãnh đạo Công ty đã kịp thời đề ra nhiều giải pháp thích hợp và đã động viên toàn thể CBCNV cùng chia sẻ khó khăn, hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát huy tối đa các nguồn lực để thực hiện hoàn thanh có hiệu quả các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh mà đại hội đồng cổ đông Công ty đã đề ra.

* Những thành công của Công ty trước sự tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu:

Nhìn chung, hầu hết các hợp đồng xuất khẩu của Công ty ký kết với các đối tác trong nước và nước ngoài đều được thực hiện. Các chỉ tiêu tài chính đặt ra đều 7hoàn thành và vượt mức kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, quy mô xuất khẩu lớn hơn.

Công ty có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng nguyên nhiên vật liệu, là bạn hàng của cả trong và ngoài nước. Vì vậy nguồn cung ứng cho hoạt động kinh doanh của Công ty được thực hiện liên tục, tình trạng khan hiếm hầu như không có.

Do tác động của tỷ giá cho nên chi phí kinh doanh của Công ty tăng cao, do đó Công ty đã lấy chất lượng sản phẩm để bù đắp cho chi phí. Bên cạnh việc tìm các nguồn hàng có chất lượng cao, phù hợp với những tiêu chuẩn yêu cầu đó, Công ty đã đầu tư thêm máy móc hiện đại của nước ngoài, xây dựng thêm nhà xưởng để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí cho sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Tăng cường khả năng cạnh tranh về giá, tạo ra các sản phẩm có

Công ty có mạng lưới kinh doanh bao phủ cả nước, các nước Mỹ, Nhật, Lào… và Công ty đang nỗ lực vươn ra thị trường các nước châu Âu.

* Những hạn chế:

Bên cạnh những thành công đã đạt được là những tồn tại mà Công ty cần phải điều chỉnh trong thời gian tới.

Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, thu thập và xử lí thông tin còn kém và thụ động. Do năng lực của đội ngũ nhân viên chuyên thu thập và xử lí thông tin thị trường còn hạn chế. Vì vậy việc nắm bắt nhu cầu thị trường và phòng tránh những rủi ro của Công ty còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó việc phản ứng trước những thay đổi về chính sách tiền tệ của Nhà nước của Công ty vẫn còn khá chậm, chưa đáp ứng được với quy mô của Công ty.

Do trước kia là Công ty nhà nước nên công tác quản lí còn mang tính bao cấp cho nên giảm sự phát huy sáng tạo của các nhân viên.

Công ty chưa có cách xác định quy mô lô hàng sao cho có hiệu quả tránh được sự lãng phí khi thiếu hàng bán hoặc nhập quá nhiều gây ứ đọng vốn.

Việc phối hợp thực hiện kế hoạch sản xuất và giao hàng một số đơn hàng may thiếu chặt chẽ gây ra chậm trễ, làm tăng chi phí gởi hàng qua đường hàng không. Chất lượng sản phẩm một số đơn hàng chưa ổn định, gây tâm lý lo lắng cho khách hàng.

Là một Công ty phải nhập nhiều nguyên nhiên vật liệu, vật tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, do đó Công ty vẫn gặp một số hạn chế trong quá trình thực hiện các hợp đồng nhập khẩu mà nguyên nhân chính là vấn đề tỷ giá. Đối với những hợp đồng đã được ký kết, bất kỳ sự biến động bất thường nào của tỷ giá cũng ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện hợp đồng và chính điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán khi mà tỷ giá biến động khó dự đoán như hiện nay.

Do phần lớn phải nhập nguyên liệu, vật tư cho nên Công ty khá bị động về thời gian đồng thời làm tăng giá bán của sản phẩm. Cho nên, sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của Công ty so với hàng Trung Quốc và các nước xuất khẩu khác bị giảm.

Với những bất cập nêu trên, trong thời gian tới Công ty phải đưa ra được những điều chỉnh hợp lí và có những phương pháp quản lí phù hợp giúp Công ty có thể giảm được chi phí trong hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận, tiền lương của CBCNV.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu mặt hàng dệt kim sang thị trường Mỹ và Nhật Bản của Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội" pdf (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w