Phương pháp phỏng vấn

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. (Trang 73 - 75)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

NCS sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin từ nhà quản lý DN về mục tiêu hoạt động và nhu cầu thông tin về HQHĐ của DN; thu thập các thông tin từ Kế toán trưởng, nhân viên kế toán trực tiếp thực hiện công việc đánh giá HQHĐ của DN để nắm được quy trình các công việc mà kế toán thực hiện để đánh giá HQHĐ của DN; phỏng vấn chuyên gia để xin ý kiến về các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất có ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam.

Phương pháp phỏng vấn sâu bao gồm phỏng vấn sâu có cấu trúc, phỏng vấn sâu bán cấu trúc và phỏng vấn sâu không cấu trúc. Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận án, NCS áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc. Theo đó, một bảng câu

hỏi đã được chuẩn bị trước để tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia trong hai nhóm DN lữ hành có quy mô khác nhau (DN quy mô lớn và DNNVV) một cách lặp đi lặp lại. Bảng câu hỏi gồm các câu hỏi linh hoạt, có thể trả lời dưới dạng đáp án có sẵn hoặc tùy thuộc vào tình hình thực tế - NCS có thể đặt thêm các câu hỏi phụ để nhận được đáp án mới do người trả lời đưa ra nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề mà người được phỏng vấn đã trả lời câu trước đó (Phụ lục số 01a, 01b). Trong đó, Phụ lục 01a dành cho các nhà quản lý với 8 câu hỏi cứng, nhằm thu thập các thông tin về mục tiêu hoạt động và nhu cầu thông tin về HQHĐ của DN và xin ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng, thang đo cho từng yếu tố. Phụ lục 01b dành cho các Kế toán trưởng và Kế toán quản trị viên với 11 câu hỏi/nhóm câu hỏi, để có được thông tin về quy trình các công việc mà kế toán thực hiện để đánh giá HQHĐ của DN và xin ý kiến về các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất có ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam.

Xác định đối tượng phỏng vấn: Để thu được những thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu của luận án, NCS đã xác định các đối tượng phỏng vấn sâu là các nhà quản lý các cấp trong DN và các Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, Kế toán quản trị viên của DN lữ hành đã thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN; Vì

(1) Chỉ có các nhà quản lý mới biết mình cần thông tin gì về HQHĐ, thời điểm cần KTQT cung cấp thông tin là khi nào, và họ cũng là những người có cái nhìn tổng quan về HQHĐ của DN sau mỗi thời kỳ nhất định; (2) Chỉ Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, hoặc Kế toán quản trị viên được giao nhiệm vụ thực hiện đánh giá HQHĐ mới là những người trực tiếp hoặc kết hợp với một số trưởng bộ phận/phòng ban chức năng của DN tổ chức đánh giá HQHĐ của DN nên họ sẽ nắm rõ quy trình và cách thức thực hiện công việc này. Những đối tượng được lựa chọn phỏng vấn có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm làm việc, am hiểu các vấn đề về quản lý và kế toán quản trị nên các ý kiến trả lời đảm bảo tính tin cậy. Danh sách những người tham gia phỏng vấn được thể hiện trong Phụ lục 02 – Tuy nhiên, để bảo mật thông tin cho những chuyên gia tham gia phỏng vấn, NCS đã mã hóa tên chuyên gia bằng cách viết tắt theo các chữ cái đầu tiên của mỗi từ.

Hình thức phỏng vấn: NCS tiến hành kết hợp nhiều hình thức phỏng vấn sâu với các chuyên gia khác nhau (gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại) nhằm tạo sự thoải mái nhất cho người được hỏi. Thời gian mỗi cuộc phỏng vấn thường kéo dài từ 30 đến 40 phút. Số lượng các cuộc phỏng vấn được tiến hành với tiêu chí: Thực hiện cho đến khi tìm được điểm bão hòa (tức không phát hiện yếu tố mới) thì mới dừng phỏng vấn (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trong nghiên cứu này, NCS thực hiện đến cuộc phỏng vấn thứ chín thì không tìm thấy điểm mới so với các cuộc phỏng vấn trước. Tuy

nhiên, để đảm bảo tính chắc chắn, NCS đã tiến hành thêm một cuộc phỏng vấn thứ mười, nhưng cũng không phát hiện ra điểm mới, do đó, NCS đã dừng phỏng vấn sau cuộc phỏng vấn này. Kết quả của các cuộc phỏng vấn được bút ký lại và ghi âm (chỉ một số người tham gia phỏng vấn đồng ý ghi âm) để phục vụ cho việc tổng hợp dữ liệu, bảng tổng hợp dữ liệu được thể hiện trong Phụ lục số 03(a), 03(b).

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w