CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị
3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thực hiện sau bước kiểm định độ tin cậy của thang đo nhằm xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng nhóm yếu tố (biến độc lập) và giá trị phân biệt giữa các yếu tố.
Trong luận án này, NCS sử dụng phép xoay Varimax các yếu tố và thu được kết quả như sau (Phụ lục số 17):
- Đối với các biến độc lập:
+ Hệ số KMO = 0.864 nằm trong khoảng [0.5; 1] nên phân tích EFA thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.
+ Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê Sig. = 0.000 < 0.05 cho thấy các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
+ Tổng phương sai trích: Rotation Sums of Squared Loadings (Cumulative %) = 66.46% > 50 %. Điều này chứng tỏ 66,46% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 8 yếu tố.
+ Trị số Eigenvalue = 1.189 > 1 tại nhân tố thứ 8, như vậy 8 yếu tố rút trích được từ EFA có ý ghĩa tóm tắt thông tin các biến quan sát đưa vào tốt nhất.
+ Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải của các nhân tố > 0.5
Bảng kết quả ma trận xoay các nhân tố cho thấy: Hầu hết các biến quan sát đều hội tụ về cùng một nhóm và xác định được có 08 yếu tố ảnh hưởng như mô hình nghiên cứu thực nghiệm đề xuất; Chỉ có biến NT4 “Nhà quản lý cấp cao chấp nhận mức chi phí cao trong việc đầu tư chi phí thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN” hội tụ về nhóm của yếu tố CC “Cam kết của nhà quản lý cấp cao”, nhưng dựa vào tên của các biến quan sát thì yếu tố CC vẫn giữ nguyên tên gọi như ban đầu.
- Đối với biến phụ thuộc:
+ KMO = 0.801 nằm trong khoảng [0.5; 1] nên phân tích nhân tố là phù hợp. + Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig. < 0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
+ Kết quả ma trận xoay cho thấy, có một nhân tố được trích từ các biến quan sát đưa vào phân tích EFA. Phương sai trích được giải thích là 66,72% tại eigenvalue là 2.669 > 1.